Thứ hai, 28/04/2025
   

Chính sách đúng để hóa giải thách thức

Năm 2022 sắp kết thúc với nhiều biến động trên thế giới tiếp diễn khi hầu hết các quốc gia đều thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát và sự mất giá của đồng nội tệ; một số nền kinh tế lớn có dấu hiệu suy thoái. Trong khi đó, tình hình dịch Covid-19, căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh chiến
Chống lại những tác động tiêu cực từ bên ngoài, không cách nào khác là phải tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả - như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với một số bộ, ngành về chính sách kinh tế vĩ mô, tài khóa, tiền tệ diễn ra ngày 6-12 mới đây. Trên thực tế, chỉ đạo này là sự nối tiếp những chỉ đạo xuyên suốt của người đứng đầu Chính phủ trong suốt thời gian qua.
chinh sach dung de hoa giai thach thuc1
 

Theo đó, trong bối cảnh năm 2022 có nhiều biến động, khó khăn hơn nhiều so với các dự báo, Chính phủ và các bộ, ngành đã có phản ứng chính sách về tài khóa, tiền tệ linh hoạt, kịp thời và phù hợp với thực tiễn, làm giảm thiểu tác động bởi những “cú sốc” từ thị trường thế giới, giúp nền kinh tế vững vàng trước “sóng gió”. Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ đúng, trúng, linh hoạt, thận trọng, kịp thời, chủ động trước các biến động của tình hình thế giới. Qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế vừa hồi phục sau đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, tình hình trong nước vẫn tiếp tục đặt ra thách thức mới, nhiều doanh nghiệp đang thiếu hụt đơn hàng, gia tăng nguy cơ người lao động bị mất việc; giá xăng, dầu vẫn trên đà bất ổn; nguồn cung ứng nguyên, nhiên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất có thể đứt gãy; thị trường bất động sản và hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực này tiềm ẩn rủi ro… Do vậy, các cấp, các ngành tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong chuẩn bị giải pháp ứng phó với biến động tình hình thế giới. Mặt khác, cần có biện pháp thực chất trong việc chuyển hóa các chỉ đạo của Trung ương trên văn bản thành các giải pháp thiết thực trong cuộc sống, tạo cơ hội phát triển nhiều nhất, mạnh nhất cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, ngành Ngân hàng cần triệt để thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ: Ngân hàng Nhà nước phải bảo đảm thanh khoản, ổn định hệ thống ngân hàng an toàn; thực hiện tăng hạn mức tín dụng hợp lý, hiệu quả cho các doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật, đúng mục tiêu, tập trung vào 3 đột phá chiến lược và 3 động lực tăng trưởng gồm đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu...

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã tăng hạn mức tín dụng cả năm thêm 1,5-2%, tương đương tăng khoảng 200.000 tỷ đồng so với trước đó nhằm tạo dư địa hỗ trợ các doanh nghiệp, dự án, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế. Cùng với đó, ngày 15-12 vừa qua, tại hội nghị nhằm thống nhất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh (do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức), các ngân hàng đã thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tối đa 9,5%/năm để giảm lãi suất cho vay... Trong tình hình này, ngành Ngân hàng cần kiểm soát chặt để dòng tiền tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, tăng nội lực cho nền kinh tế như: Lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp phục vụ cho xuất khẩu... Cùng với đó, hệ thống ngân hàng cần tiếp tục cắt giảm chi phí để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người vay vốn...

Để thực hiện được những chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, một điều rất cần thiết là các ban, bộ, ngành, cơ quan chức năng cần cầu thị, lắng nghe ý kiến của người dân, doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế về việc phản biện, hiến kế trong quá trình xây dựng, ban hành và thực thi chính sách. Tăng cường dự tính, dự báo về xu hướng, tình hình phát triển trong ngắn hạn, dài hạn của khu vực, thế giới, nhất là nắm chắc diễn biến thị trường tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản... để hệ thống ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp không bị động trước những khó khăn bất ngờ. Thậm chí, nếu giữ được thế chủ động, chúng ta có thể đảo chiều, để trong “nguy” tìm được “cơ”, tạo ra động lực phát triển mới.

Thực tế cho thấy, việc giảm, giãn, gia hạn thuế, phí, lệ phí của Nhà nước dành cho người dân, doanh nghiệp trong thời gian qua đã rất phát huy hiệu quả và chứng minh rằng, những hỗ trợ trúng, đúng của Nhà nước là "đòn bẩy" vô cùng quan trọng. Vì thế, những chính sách tương tự cần được nhìn nhận thấu đáo, soi chiếu vào thực tế để tiếp tục có giải pháp linh hoạt, chủ động, tạo "sức đề kháng" mạnh trước mọi biến động đến cả từ bên trong bên ngoài nền kinh tế. Khi đã ở thế chủ động, chắc chắn, chính sách tiền tệ sẽ hóa giải thành công những thách thức đang đặt ra...

Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/

  • ĐHĐCĐ Vietcombank 2025: Thông qua kế hoạch phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, bầu bổ sung thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát

    ĐHĐCĐ Vietcombank 2025: Thông qua kế hoạch phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, bầu bổ sung thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát

    Ngày 26/4/2025, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - mã: VCB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 (ĐHĐCĐ) tại Trường Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank, khu đô thị Ecopark, Hưng Yên. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung trọng yếu liên quan đến kiện toàn nhân sự lãnh đạo, phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ và định hướng, kế hoạch kinh doanh 2025.

  • HDBank cùng khách hàng chung tay hiến máu vì cộng đồng

    HDBank cùng khách hàng chung tay hiến máu vì cộng đồng

    Sáng 25/04/2024, tại Hội sở Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank), chương trình “Hiến máu tình nguyện đợt 1-2025” đã thu hút 161 cán bộ nhân viên ngân hàng khu vực TP. Hồ Chí Minh và khách hàng tham gia.

  • Nam A Bank nhận 10 triệu USD từ GCPF

    Nam A Bank nhận 10 triệu USD từ GCPF

    Ngày 25/04/2025, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, mã chứng khoán: NAB) nhận khoản giải ngân 10 triệu USD từ Quỹ Hợp tác Khí hậu Toàn cầu (GCPF) - Global Climate Partnership Funds, nâng tổng số dư huy động vốn nước ngoài lên hơn 110 triệu USD.

  • VietinBank hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Lai Châu

    VietinBank hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Lai Châu

    Ngày 24/4/2025, tại xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Bộ Công an và tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ trao tặng kinh phí do Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và các đơn vị đồng hành hỗ trợ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

  • Voice OTT: Thông báo biến động số dư trên Co-opBank Mobile Banking

    Voice OTT: Thông báo biến động số dư trên Co-opBank Mobile Banking

    Từ 26/4/2025, ứng dụng Co-opBank Mobile Banking chính thức tích hợp tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói (Voice OTT), mang đến cho khách hàng trải nghiệm giao dịch hiện đại và tiện lợi hơn bao giờ hết.

  • Agribank đồng hành kiến tạo, vững bước tương lai

    Agribank đồng hành kiến tạo, vững bước tương lai

    Hòa chung không khí tự hào kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2025), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) khẳng định vị thế là trụ cột vững chắc trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao đời sống người dân Việt Nam.

  • Nguyên Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng vào HĐQT Vietcombank

    Nguyên Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng vào HĐQT Vietcombank

    Bà Hoàng Thanh Nhàn, nguyên Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng được bầu vào Hội đồng quản trị (HĐQT) Vietcombank nhiệm kỳ 2023-2028.

  • Tiền gửi vào ngân hàng sụt giảm trong 3 tháng đầu năm 2025

    Tiền gửi vào ngân hàng sụt giảm trong 3 tháng đầu năm 2025

    Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong tháng 1/2025, tổng huy động vốn từ Dân cư và Tổ chức kinh tế của toàn hệ thống ngân hàng đạt 14,62 triệu tỷ đồng, giảm 0,75% so với cuối năm 2024. Tính đến cuối năm 2024, huy động vốn thấp hơn gần 1 triệu tỷ đồng so với tín dụng (15,7 triệu tỷ đồng).

  • KienlongBank thông qua kế hoạch tăng trưởng 24% năm 2025

    KienlongBank thông qua kế hoạch tăng trưởng 24% năm 2025

    Ngày 25/4/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông, thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng 24% trong năm 2025, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển bền vững.

  • Tín dụng xanh: “Chìa khóa” trong chiến lược phát triển tài chính bền vững

    Tín dụng xanh: “Chìa khóa” trong chiến lược phát triển tài chính bền vững

    Nhằm làm rõ vai trò của tín dụng xanh trong quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, ngày 25/4/2025 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp Báo Lao Động tổ chức Hội thảo “Khơi thông dòng vốn tín dụng xanh”. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì Hội thảo.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay