Thứ tư, 18/09/2024
   

Câu lạc bộ Tài chính Tiêu dùng chính thức ra mắt

Ngày 14/7/2022, Câu lạc bộ (CLB) Tài chính Tiêu dùng trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã chính thức ra mắt và tổ chức Hội nghị lần thứ nhất. TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Ngày 14/7/2022, Câu lạc bộ (CLB) Tài chính Tiêu dùng trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã chính thức ra mắt và tổ chức Hội nghị lần thứ nhất. TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hiệp hội Ngân hàng quyết tâm đổi mới, sáng tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2022

> VietCredit mở rộng cho vay tiêu dùng thông qua bưu điện Việt Nam

Danh sách công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động tại Việt Nam

Tham dự Hội nghị còn có ông Nguyễn Mạnh Cường, Chuyên viên cao cấp phụ trách hoạt động công ty tài chính, Vụ Kinh tế tổng hợp (Văn phòng Chính phủ). Về phía Ngân hàng Nhà nước có bà Nguyễn Thị Thảo - Phó vụ trưởng Vụ chính sách an toàn hoạt động ngân hàng, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng; bà Phạm Thị Thanh Tùng – Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; đại diện Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Pháp chế, Vụ Truyền thông; Ban trù bị Câu lạc bộ Tài chính Tiêu dùng cùng lãnh đạo các Công ty tài chính, lãnh đạo các Ban, đơn vị Hiệp hội Ngân hàng, các cơ quan thông tấn báo chí.


Ra mat cau lac bo tai chinh tieu dung

Toàn cảnh Hội nghị CLB Tài chính tiêu dùng. Ảnh: Huy Hoàng

Hội nghị đã công bố Quyết định của Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng về việc thành lập CLB Tài chính tiêu dùng. Theo đó, CLB Tài chính tiêu dùng (gồm 11 công ty tài chính tham gia sáng lập), là đơn vị trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Hội viên; công bố dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động; dự thảo cơ chế tài chính của CLB và tờ trình về phương án nhân sự Ban Chủ nhiệm CLB Tài chính tiêu dùng nhiệm kỳ 2022 – 2025.

Ra mat cau lac bo tai chinh tieu dung 3

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Huy Hoàng

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Ủy viên Hội đồng Hiệp hội, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng đề nghị Ban trù bị cần rà soát một số nội dung dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động cũng như quy chế chế tài chính của CLB để làm rõ vai trò, quyền hạn của CLB. Đối với vấn đề hội phí, Tổng Thư ký lưu ý cần cân nhắc điều chỉnh linh hoạt theo năm nhằm phù hợp với tình hình thực tế chứ không đề ra mức phí cố định. Bên cạnh đó, do CLB không phải là pháp nhân độc lập nên chịu sự quản lý toàn bộ của Hiệp hội, vì vậy khi xây dựng quy chế hoạt động cần làm rõ, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ tài chính của CLB theo đúng quy định của Hiệp hội và pháp luật.

Tại hội nghị, sau khi lắng nghe Ban trù bị công bố dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động; dự thảo cơ chế tài chính của CLB và tờ trình về phương án nhân sự Ban Chủ nhiệm CLB Tài chính tiêu dùng nhiệm kỳ 2022 – 2025, nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi, đóng góp thiết thực cho Ban trù bị.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Cường, Chuyên viên cao cấp phụ trách hoạt động công ty tài chính, Vụ Kinh tế tổng hợp (Văn phòng Chính phủ) cho biết, “tín dụng đen” là một tệ nạn  nhức nhối và Chính phủ đã có rất nhiều chỉ đạo, đấu tranh phòng chống tệ nạn này. Phát triển tài chính tiêu dùng rất phù hợp để cung cấp dịch vụ tài chính chính thức cho người dân, đáp ứng nhu cầu thực tế, đồng thời cũng là một trong các giải pháp đấu tranh, đẩy lùi nạn “tín dụng đen”.

Ra mat cau lac bo tai chinh tieu dung 2

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Chuyên viên cao cấp phụ trách hoạt động công ty tài chính, Vụ Kinh tế tổng hợp (Văn phòng Chính phủ). Ảnh: Huy Hoàng

Cũng tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thảo, Phó vụ trưởng Vụ chính sách an toàn hoạt động ngân hàng, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng đánh giá cao hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng vừa qua rất đa dạng, đi sâu sát, thể hiện vai trò hiệp hội. Việc thành lập các CLB trực thuộc nói chung và CLB Tài chính tiêu dùng nói riêng là một điểm nhấn trong hoạt động. Đây sẽ là cầu nối giữa Hiệp hội và các thành viên CLB với cơ quan nhà nước trong công tác xây dựng chính sách. Bà Thảo cho rằng, qua hội nghị này cũng như thông qua CLB, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước sẽ tiếp thu thông tin để hoàn thiện hệ thông chính sách trong thời gian tới. Và kỳ vọng hoạt động của CLB sẽ sôi nổi, thiết thực hơn nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên cũng như người tiêu dùng.

Ra mat cau lac bo tai chinh tieu dung 6

Bà Nguyễn Thị Thảo, Phó vụ trưởng Vụ chính sách an toàn hoạt động ngân hàng, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng. Ảnh: Huy Hoàng

Sau khi thảo luận, thống nhất cao, hội nghị đã thông qua tờ trình nhân sự và Nghị quyết của CLB với 100% đại biểu tham dự biểu quyết. Theo đó, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ nhiệm kỳ I, giai đoạn 2022-2025 gồm 5 người đại diện 05 tổ chức, trong đó có 1 Chủ nhiệm, 2 Phó Chủ nhiệm và 2 uỷ viên.

Cụ thể như sau: ông Lê Quốc Ninh, Tổng Giám đốc, Công ty tài chính TNHH MB Shinsei (Chủ nhiệm CLB); ông Nguyễn Đình Đức, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Công ty tài chính TNHH HD Saison (Phó Chủ nhiệm); ông Nguyễn Thành Phúc, Phó Tổng Giám Đốc kiêm Giám Đốc Khối Nguồn Vốn, Công ty tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (Phó Chủ nhiệm); bà Trần Thanh Nữ Tường Vy, Phó Tổng Giám đốc, Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (Thành viên) và ông Phạm Ngọc Khang, Giám đốc Tài chính, Công ty tài chính TNHH MTV Home credit Việt Nam (Thành viên).

Ra mat cau lac bo tai chinh tieu dung 4

Ông Lê Quốc Ninh, Tổng Giám đốc, Công ty tài chính TNHH MB Shinsei, tân Chủ nhiệm CLB phát biểu nhận nhiệm vụ. Ảnh: Huy Hoàng

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Lê Quốc Ninh, Tổng Giám đốc, Công ty tài chính TNHH MB Shinsei, Chủ nhiệm CLB cho biết, việc thành lập CLB Tài chính tiêu dùng nhằm tạo mối liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh giữa các công ty tài chính, để hướng đến xây dựng thị trường cho vay tiêu dùng phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp thông lệ quốc tế.

Về phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2022-2025, tân Chủ nhiệm Lê Quốc Ninh cho biết, trong ngắn hạn (đến hết 2022), CLB sẽ tập trung hoàn thiện bộ máy tổ chức (gồm Thường trực CLB có đại diện của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tham gia và một số chuyên gia, cán bộ chuyên trách); Tham gia cùng Hiệp hội Ngân hàng góp ý về dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với Khách hàng; Tổ chức các Hội thảo về thực trạng cho vay tiêu dùng, vướng mắc, bất cập trong triển khai thực hiện Thông tư 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính và kiến nghị, đề xuất; Phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng cùng các cơ quan truyền thông (báo, đài…) để tăng cường truyền thông về tính chính thống, nhân văn của hoạt động cho vay tiêu dùng của Công ty tài chính tiêu dùng tại Việt Nam.

Trong dài hạn, sẽ tạo lập không gian làm việc, sinh hoạt cho CLB, nhằm xây dựng địa chỉ giao lưu, kết nối, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giữa các thành viên CLB với các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và các cơ quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chia sẻ các mô hình kinh doanh, có tính liên kết cao, tạo liên minh để giảm chi phí đầu vào, từ đó giảm lãi suất cho vay nhằm thực hiện đúng định hướng của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay tiêu dùng của Công ty tài chính: phục vụ nhu cầu đời sống, kích thích và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của dân cư đồng thời góp phần mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; hạn chế tình trạng “tín dụng đen”; Phối hợp với các Ban chuyên môn của Hiệp hội Ngân hàng, thực hiện kết nối tới các thành viên Hiệp hội Ngân hàng, nắm bắt nhu cầu và định hướng, chiến lược phát triển của các Ngân hàng thương mại/Công ty Fintech để tìm cơ hội hợp tác phát triển hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng; Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế (nếu có), trước mắt có thể với các Hiệp hội Công ty tài chính tiêu dùng của các nước ASEAN và khu vực; Tạo cơ sở dữ liệu chung hoạt động phòng chống gia lận: nhân sự, đối tác, khách hàng, nguồn gian lận giúp giảm thiểu thiệt hại của các thành viên CLB đồng thời tạo sự minh bạch cho hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng; Tham gia, phối hợp, liên kết với các thành viên CLB, các thành viên Hiệp hội Ngân hàng trong việc nghiên cứu ứng dụng, triển khai các đề tài nghiên cứu, các dự án nghiên cứu phát triển, phát triển thực nghiệm các giải pháp tài chính toàn diện, tài chính vi mô… tại Việt Nam; Tham gia các diễn đàn, các hội thảo do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng tổ chức, nghiên cứu và tập hợp các ý kiến góp ý từ các thành viên CLB, tổng hợp để trình Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam góp phần xây dựng hệ thống pháp luật triển khai các hoạt động tài chính tiêu dùng tại Việt Nam; Phối hợp với các đối tác, các hội viên CLB Tài chính tiêu dùng, các thành viên Hiệp hội Ngân hàng trong việc thử nghiệm triển khai các mô hình kinh doanh mới, có hàm lượng công nghệ cao; Tích cực phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cùng các cơ quan truyền thông (báo, đài…) để tăng cường truyền thông về tính chính thống, nhân văn của hoạt động cho vay tiêu dùng của Công ty tài chính tiêu dùng tại Việt Nam.

Ra mat cau lac bo tai chinh tieu dung 5

Ban Chủ nhiệm CLB Tài chính Tiêu dùng nhiệm kỳ 1 (2022-2025) ra mắt. Ảnh: Huy Hoàng

Tân Chủ nhiệm CLB hứa sẽ nỗ lực, đoàn kết cùng với Ban Chủ nhiệm và các hội viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, đồng thời cho biết sẽ lắng nghe ý kiến đóng góp của đại diện Shinhan Finance Việt Nam trong việc tạo forum chia sẻ dữ liệu về phòng chống gian lận (khách hàng và nhân viên) để các hội viên tham gia, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh, hướng đến xây dựng thị trường cho vay tiêu dùng phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp thông lệ quốc tế.

Kết luận hội nghị, T.S Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam bày tỏ niềm phấn khởi và chúc mừng Ban Chủ nhiệm đã được tín nhiệm bầu ra. CLB thành lập nằm trong mục tiêu phát triển của Hiệp hội Ngân hàng, là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi người dân yếu thế khó khăn tiếp cận vốn, đặc biệt dịch Covid-19 lại càng khó khăn

CLB cần có sự liên kết để cùng bảo vệ quyền lợi cho các hội viên, phản biện chính sách tới cơ quan quản lý nhà nước để các chính sách khi ban hành đi vao cuộc sống, nêu lên khó khăn của chính hội viên để được xã hội hiểu đúng, hiểu đủ, tránh tình trạng những công ty tài chính phi chính thức đang như những “con sâu làm rầu nồi canh”.

Tổng Thư ký cũng đồng tình với gợi ý xây dựng forum chia sẻ trong việc chống gian lận là hết sức quan trọng, cần xây dựng hệ thống, quy ước riêng cho CLB trên cơ sở tuân thủ pháp luận để đảm bảo quyền lợi cho chính hội viên CLB, việc này cần triển khai khẩn trương. Tổng Thư ký lưu ý Ban Chủ nhiệm cần sinh hoạt định kỳ, với nội dung phong phú để nâng cao chất lượng hoạt động (như chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động cho vay, thu hồi nợ…). Ban Chủ nhiệm cần thể hiện sức mạnh tổng hợp, thống nhất cao trên tinh thần chia sẻ, hợp tác. Cần xây dựng các chương trình đào tạo, đào tạo lại các cán bộ, nhân viên để nâng cao kỹ năng, kiến thức, nghiệp vụ; đồng thời chủ động tổ chức các hội thảo, tọa đàm, chia sẻ thông tin trên các phương tiện thông tin để xã hội và dư luận hiểu đúng về hoạt động của các công ty tài chính chính thức, để người dân thấy rõ sự khác biệt của các công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép và các công ty tài chính khác.

Về phía Hiệp hội, Tổng Thư ký cũng yêu cầu một số Ban, đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với Ban Chủ nhiệm CLB, với thường trực CLB để tạo điều kiện, hỗ trợ CLB trong việc tham mưu các vấn đề chính sách cho Hiệp hội. Tổng Thư ký cũng cho biết, Hiệp hội sẽ xem xét tham gia hỗ trợ kết nối, kêu gọi nguồn vốn dài hạn cho các hội viên CLB nhằm tăng khả năng, vị thế trên thị trường cho vay tiêu dùng, chung tay đẩy lùi “tín dụng đen”.

Ban Chủ nhiệm CLB Tài chính tiêu dùng:

Chủ nhiệm: Ông Lê Quốc Ninh, Tổng Giám đốc, Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit)

Phó Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đình Đức, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Công ty tài chính TNHH HD Saison

Phó Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thành Phúc, Phó Tổng Giám Đốc kiêm Giám Đốc Khối Nguồn Vốn, Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC

Thành viên: Bà Trần Thanh Nữ Tường Vy, Phó Tổng Giám đốc, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance)

Thành viên: Ông Phạm Ngọc Khang, Giám đốc Tài chính, Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam

Danh sách các công ty tài chính tham gia CLB Tài chính tiêu dùng

  1. Công ty Tài chính TNHH MTV Cộng đồng (FCCOM)
  2. Công ty Tài chính CP Tín Việt (VietCredit)
  3. Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance)
  4. Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC
  5. Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei
  6. Công ty Tài chính TNHH HD Saison
  7. Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam
  8. Công ty Tài chính TNHH MTV LOTTE Việt Nam (Lotte Finance Vietnam)
  9. Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance)
  10. Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset (Việt Nam)
  11. Công ty Tài chính CP Điện lực (EVN Finance)

 

BBT

Xem thêm: TS Nguyễn Quốc Hùng: Công nghệ số sẽ thúc đẩy thị trường cho vay tiêu dùng 

Danh sách công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động tại Việt Nam

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay