Thứ tư, 22/01/2025
   

Cảnh báo nạn “tín dụng đen” giả mạo các công ty tài chính được cấp phép

Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) vừa cho biết, các công ty tài chính là kênh hỗ trợ vốn quan trọng cho người yếu thế trong xã hội, nhưng thời gian gần đây, nhiều công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép rơi vào tình trạng bị hiểu nhầm là tín dụng đen khi bị các đối

Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) vừa cho biết, các công ty tài chính là kênh hỗ trợ vốn quan trọng cho người yếu thế trong xã hội, nhưng thời gian gần đây, nhiều công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép rơi vào tình trạng bị hiểu nhầm là tín dụng đen khi bị các đối tượng lừa đảo giả mạo.

Danh sách công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động tại Việt Nam

Cảnh giác với đối tượng giả mạo SHB Finance

Cảnh báo website và tổng đài mạo danh Mcredit

FE Credit cảnh báo thủ đoạn mạo danh công ty tài chính chiếm đoạt tài sản

Canh bao nan tin dung den gia mao cac cong ty tai chinh duoc cap phep 1

Tài chính tiêu dùng và nỗi lo bị giả mạo

Ở Việt Nam chỉ có 16 công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, thực tế có tình trạng một số công ty tư vấn tài chính, công ty đầu tư tài chính, các công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ, các công ty fintech cho vay online, các App cho vay (không phải do NHNN cấp phép, không phải là tổ chức tín dụng…) tự đặt tên mập mờ là “công ty tài chính” cũng thực hiện hoạt động cho vay, dễ gây hiểu nhầm với công ty tài chính được cấp phép.

Chính việc bùng nổ của các app cho vay tiêu dùng giả danh các công ty tài chính khiến cho góc nhìn của nhiều người đối với công ty tài chính được cấp phép trở nên méo mó.

Bên cạnh các hoạt động cho vay, nghiệp vụ đòi nợ của các đối tượng này cũng “núp bóng”, lợi dụng thông tin từ các công ty tài chính tiêu dùng chính thức để đưa ra phương thức sai pháp luật.

Không vay cũng bị đòi nợ

Mcredit cho biết, thời gian qua, đã nhận được phản hồi từ nhiều khách hàng có khoản vay, có thẻ tín dụng tại Mcredit về việc bị đối tượng bên ngoài mạo danh nhân viên Mcredit mời chào các dịch vụ rút tiền qua thẻ, rút tiền từ khoản vay, khóa thẻ tín dụng… mục đích là lừa thu phí hoặc chiếm đoạt toàn bộ số tiền của Khách hàng. Tùy từng đối tượng khách hàng, đối tượng lừa đảo sẽ có những kịch bản khác nhau:

Canh bao nan tin dung den gia mao cac cong ty tai chinh duoc cap phep 2

Với Khách hàng có thẻ tín dụng tại Mcredit:

Nhận thấy khách hàng có thẻ tín dụng, thường có mong muốn khóa thẻ, hủy thẻ khi không sử dụng hoặc rút tiền mặt qua thẻ, nâng hạn mức thẻ, hoàn phí thường niên, mở thêm thẻ tín dụng của ngân hàng khác từ thẻ tín dụng Mcredit.

Do đó, đối tượng giả mạo nhân viên Mcredit gọi điện/nhắn tin cho khách hàng qua mạng xã hội, hướng dẫn Khách hàng kích hoạt tính năng chi tiêu internet đồng thời yêu cầu Khách hàng cung cấp hình ảnh 2 mặt thẻ tín dụng hoặc cung cấp số thẻ, ngày hết hạn thẻ, 3 chữ số bảo mật (CVV) mặt sau thẻ và OTP gửi tới số điện thoại của khách hàng. Sau khi nhận được thông tin, đối tượng đã thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến để chiếm đoạt tiền trên thẻ của khách hàng.

Với khách hàng đang có khoản vay tại Mcredit:

Đối tượng giả mạo nhân viên Mcredit tiếp cận các khách hàng muốn tất toán sớm khoản vay để được hưởng lãi suất thấp hơn hoặc được nhận tiền thưởng của Công ty tài chính. Vì vậy đối tượng lừa khách hàng chuyển tiền cho đối tượng để tất toán sớm khoản vay, sau đó đối tượng sẽ chuyển lại cho Khách hàng một số tiền (được coi là tiền thưởng trả nợ sớm) nhưng thực chất đối tượng đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền trả nợ của khách hàng.

Không chỉ lừa các khách hàng của Mcredit, đối tượng còn mạo danh thương hiệu Công ty tài chính Mcredit tiếp cận người dân để chào mời vay vốn thực chất là chiếm đoạt tiền của người dân.

Kịch bản và thủ đoạn đối tượng áp dụng là:

Đối tượng giả mạo là nhân viên tư vấn của Mcredit gọi điện cho khách hàng mời vay vốn. Đối tượng hướng dẫn khách hàng đăng nhập vào các đường link giả hoặc tải APP giả mạo Mcredit. Sau đó hướng dẫn khách hàng nhập thông tin cá nhân của Khách hàng lên link/App giả để làm hồ sơ vay. Ngay lập tức, đối tượng thông báo khách hàng được Mcredit phê duyệt cho vay số tiền vay như Khách hàng mong muốn.

Canh bao nan tin dung den gia mao cac cong ty tai chinh duoc cap phep 3

Tuy nhiên, để nhận được tiền giải ngân từ Mcredit, khách hàng cần chuyển một số tiền (tương ứng 5% giá trị món vay) để kích hoạt gói bảo hiểm, làm căn cứ chứng minh năng lực tài chính của khách hàng với Mcredit hoặc yêu cầu khách hàng chuyển tiền thanh toán phí lên hồ sơ, phí đảm bảo giải ngân, kích hoạt lệnh giải ngân… Đối tượng lừa đảo hứa số tiền này sẽ được Mcredit hoàn trả cùng số tiền giải ngân cho khách hàng. Để tạo lòng tin cho khách hàng đối tượng còn dựng lên các tổng đài điện thoại giả mạo tổng đài của Mcredit để Khách hàng gọi điện xác thực khoản vay.

Nhưng thưc chất không có khoản vay nào được gửi tới Mcredit, đối tượng đang dựng lên các link/App/tổng đài điện thoại giả để lừa đảo Khách hàng nhằm chiếm đoạt các khoản tiền phí của khách hàng.

Canh bao nan tin dung den gia mao cac cong ty tai chinh duoc cap phep 4

Do lợi dụng sự thiếu thông tin, không am hiểu sản phẩm vay tài chính của khách hàng, đối tượng giả mạo nhân viên Mcredit, đã lừa yêu cầu Khách hàng cung cấp hồ sơ cá nhân và hướng dẫn Khách hàng lên APP chính thức của Mcredit để vay vốn. Đối tượng hứa sẽ trả cho khách hàng một khoản phí sau khi hồ sơ được Mcredit phê duyệt thành công. Khi khoản vay được Mcredit phê duyệt, đối tượng yêu cầu khách hàng chuyển toàn bộ tiền vào tài khoản của đối tượng để chiếm đoạt, hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp user, mật khẩu, mã OTP, tài khoản ngân hàng để thực hiện chiếm đoạt toàn bộ số tiền vay của Khách hàng.

Các hành vi giả mạo nhân viên, giả mạo thương hiệu Mcredit đang gây khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bán hàng của Mcredit. Về lâu dài có thể dẫn đến những biến tướng khó lường, tạo kẽ hở cho “tín dụng đen” phát triển. Thậm chí, đối với các trường hợp nghi ngờ gian lận, nhân viên Mcredit cũng không thể liên hệ để xác minh, xử lý khiếu nại cho khách hàng vì khách hàng cho rằng đó là các cuộc gọi lừa đảo.

Chủ động để hạn chế tổn thất

Để ngăn chặn, hạn chế tổn thất cho khách hàng, Mcredit đã và đang triển khai các giải pháp kỹ thuật, truyền thông, cập nhật kịch bản lừa đảo, phối hợp với cơ quan Công an để điều tra, triệt phá các đường dây gian lận, lừa đảo.

Tuy vậy, cách phòng tránh tốt nhất là từ chính bản thân mỗi người bằng cách thực hiện các khuyến nghị sau:

- Không cung cấp cho bất kỳ ai, trong bất kỳ tình huống nào (kể cả với cán bộ MBBank/ Mcredit hay trong các cuộc gọi xử lý tra soát khiếu nại thẻ, hỗ trợ tư vấn khoản vay): các thông tin thẻ (số thẻ, ngày hết hạn thẻ, 3 chữ số bảo mật in tại mặt sau thẻ, mã OTP xác nhận giao dịch), hình ảnh 2 mặt thẻ tín dụng. Các thông tin user/mật khẩu, OTP đăng nhập APP.

- Không gửi hoặc đăng tải hình ảnh giấy tờ tùy thân cho các cá nhân, tổ chức hoặc các ứng dụng không rõ nguồn gốc hoặc kém uy tín trên mạng xã hội.

- Không click vào các đường link lạ, hoặc truy cập vào các đường link lạ bằng hình thức copy.

- Không download các APP không thuộc kho ứng dụng của IOS Store hoặc kho ứng dụng của Android.

- Mcredit không thu bất kỳ khoản phí nào của Khách hàng trong quá trình cấp tín dụng, không yêu cầu khách hàng chuyển khoản để xác minh thu nhập, xác minh năng lực tài chính.

- Cập nhật các sản phẩm, dịch vụ từ các công ty tài chính được cấp phép và xác nhận lại thông tin khi nhận được gợi ý rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng, hướng dẫn vay vốn có trả phí, hướng dẫn hủy thẻ, hoàn tiền qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, hoặc người gọi điện tự xưng là nhân viên của các công ty tài chính.

(Nguồn: Mcredit)

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay