Chủ nhật, 19/01/2025
   

9 tháng đầu năm châu Á bán ra 89 tỷ đô để bảo vệ đồng nội tệ

Theo ước tính của công ty chuyên theo dõi dòng vốn toàn cầu (Exante Data), các quốc gia châu Á mới nổi (trừ Trung Quốc) đã bán ra gần 30 tỷ USD trên thị trường giao ngay trong tháng 9/2022.

Theo ước tính của công ty chuyên theo dõi dòng vốn toàn cầu (Exante Data), các quốc gia châu Á mới nổi (trừ Trung Quốc) đã bán ra gần 30 tỷ USD trên thị trường giao ngay trong tháng 9/2022.

Tổng giá trị USD bán ra tại châu Á trong 9 tháng đầu năm lên tới 89 tỷ USD (bao gồm cả Nhật Bản), đánh dấu giai đoạn sôi động nhất của các giao dịch dự trữ ngoại hối kể từ ít nhất là năm 2008, theo Exante. Công ty này ước tính từ số liệu của các NHTW và các cơ quan chính phủ khác, đồng thời điều chỉnh theo sự thay đổi của tỷ giá hối đoái.

Các Chính phủ châu Á tăng cường bán USD khi chỉ số đồng USD của Bloomberg - vốn theo dõi sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ chủ chốt khác - đang dao động quanh mức cao nhất mọi thời đại. Đồng bạc xanh tăng mạnh vì làn sóng nâng lãi suất quyết liệt nhất của các NHTW kể từ thập niên 80. Đà leo dốc của USD làm giảm bớt giá trị của kho dự trữ các đồng tiền khác trong danh mục của các NHTW.

“Các đồng tiền châu Á đang gặp nhiều áp lực trong bối cảnh lãi suất ngày càng cao”, Alex Etra, Chiến lược gia cấp cao tại Exante, cho hay. “Hiện các chuyên gia cũng không chắc chắn việc lãi suất Mỹ sẽ tăng đến đâu”.

Các động thái can thiệp của NHTW có thể vẫn chưa dừng lại. Đồng Yên Nhật rơi xuống đáy 32 năm trong ngày 13/10 và điều này có thể thôi thúc cơ quan tiền tệ Nhật Bản một lần nữa can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Dĩ nhiên, trong quá khứ, các Chính phủ châu Á thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hối để giảm bớt biến động. Tuy nhiên, lượng USD bán ra đã vượt mức từng chứng kiến trong những ngày đầu của đại dịch COVID-19.

Dự trữ ngoại hối suy giảm có thể một phần xuất phát từ việc tái phân bổ lại tài sản cũng như sự suy giảm giá trị, Etra cho biết. Tuy nhiên, phần lớn hơn đến từ nhu cầu có thêm thanh khoản của các NHTW.

Dự trữ ngoại hối đang giảm trên toàn thế giới. Tổng dự trữ ngoại hối toàn cầu giảm hơn 1,000 tỷ USD so với đầu năm (tương đương 8.9%) và xuống dưới mức 12,000 tỷ USD. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ khi Bloomberg bắt đầu thu thập dữ liệu trong năm 2003.

Theo Bloomberg

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay