Thứ sáu, 10/01/2025
   

Xử phạt hành vi rửa tiền: Quy định cần cụ thể hơn

Đây là phản hồi của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trên cơ sở tổng hợp ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Đây là phản hồi của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trên cơ sở tổng hợp ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Theo đó, liên quan tới hành vi vi phạm phòng, chống rửa tiền, phòng chống tài trợ khủng bố phòng chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, dự thảo đã nâng mức xử phạt lên gấp 3 lần hoặc hơn để đảm bảo tính răn đe. Đây là các mức phạt tiền khá lớn, sẽ tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Vì vậy theo VCCI, các quy định trong dự thảo phải đảm bảo đủ, rõ ràng, cụ thể để đảm bảo thống nhất trong cách hiểu.

Ví dụ: xử phạt đối với các hành vi "không thường xuyên kiểm tra, làm rõ ngay khi có nghi ngờ giao dịch của khách hàng có liên quan đến tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt" tại Khoản 4, Điều 44 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại Khoản 13, Điều 1 của dự thảo; hay "không báo cáo ngay khi thực hiện việc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa toàn bộ tiền, tài sản liên quan đến tài trợ khủng bố và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt" tại Điểm c, Khoản 1, Điều 44a của Nghị định và được bổ sung tại Khoản 14 Điều 1 dự thảo).

Khái niệm "làm rõ ngay", "không báo cáo ngay" là chưa đủ rõ và có thể tạo nhiều cách diễn giải khi áp dụng. Theo quan điểm của VCCI, cơ quan soạn thảo cần rà soát kỹ các quy định tại dự thảo để quy định lại theo hướng định lượng những khái niệm nói trên.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay