Thứ tư, 13/11/2024
   

Vướng mắc trong thực tiễn thực hiện Thông tư 52

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, việc cơ cấu lại nợ để hỗ trợ nền kinh tế và các doanh nghiệp có thể khiến dư nợ chuyển từ ngắn hạn sang trung, dài hạn, tác động đến cơ cấu nguồn vốn cho vay của các TCTD, thêm nữa mặt bằng lãi suất huy động theo chiều hướng giảm, ngân hàng cũng rất khó huy

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, việc cơ cấu lại nợ để hỗ trợ nền kinh tế và các doanh nghiệp có thể khiến dư nợ chuyển từ ngắn hạn sang trung, dài hạn, tác động đến cơ cấu nguồn vốn cho vay của các TCTD, thêm nữa mặt bằng lãi suất huy động theo chiều hướng giảm, ngân hàng cũng rất khó huy động vốn dài hạn để giảm nhanh tỷ lệ…

I. Vướng mắc trong thực tiễn thực hiện Thông tư 52/2018/TT-NHNN: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Thông tư

1. Về phương pháp xếp hạng: Thời gian qua, kết quả đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (như Moody’s, Fitch Ratings, Standard&Poor’s) đối với các NHTM Việt Nam rất sát với thực tế. Vì vậy, đề nghị NHNN xem xét xây dựng quy định xếp hạng các NHTM Việt Nam như đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế theo hướng xem xét chia nhỏ xếp hạng trong các xếp hạng lớn A, B, C, D, E thành các mức nhỏ hơn như A1, A2, B1, B2,… để đảm bảo ghi nhận việc phân loại được chính xác và đầy đủ nhất. Việc chia các mức xếp hạng chỉ gồm A, B, C, D, E như hiện tại đang quá rộng. Dải điểm trong một hạng cũng khá lớn khiến nỗ lực của các ngân hàng trong việc cải thiện điểm số chưa được ghi nhận đúng khi các ngân hàng đạt điểm 4.49 sẽ đạt được xếp hạng tương tự ngân hàng đạt điểm 3.5.

2. Về phân nhóm các NHTM để xếp hạng: Theo quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN, các NHTM được phân thành 02 nhóm để xếp hạng: nhóm NHTM có quy mô tổng tài sản trên 100 nghìn tỷ VND và nhóm NHTM có quy mô tổng tài sản từ 100 nghìn tỷ VND trở xuống. Tuy nhiên, trong hệ thống TCTD hiện nay, quy mô tổng tài sản của các NHTM không đồng đều và có sự chênh lệch rất lớn về cấp độ, các NHTM chênh lệch lớn về quy mô tổng tài sản từ 200-300 nghìn tỷ VND, cách thức hoạt động, quản trị điều hành và hiệu quả kinh doanh rất khác nhau; đặc biệt là đối với các NHTM có quy mô tổng tài sản từ 01 triệu tỷ VND trở lên (là những NHTM có tầm quan trọng lớn, đóng vai trò trụ cột trong hệ thống ngân hàng và nền kinh tế). Do đó, các quy định về tiêu chí, điểm số và trọng số tại Thông tư 52 là chưa phù hợp để đánh giá, xếp hạng đối với các NHTM lớn. Để tăng cường hiệu quả trong đánh giá, xếp hạng TCTD và làm cơ sở để xây dựng bộ tiêu chí/chỉ tiêu đánh giá tương ứng phù hợp, đề nghị Ban soạn thảo xem xét phân nhóm các NHTM theo các cấp độ chi tiết hơn, trong đó các NHTM có quy mô tổng tài sản từ 01 triệu tỷ VND trở lên cần có phương thức đánh giá phù hợp.

3. Về Nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu (Điều 3): Đề nghị Ban soạn thảo loại trừ nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 và các văn bản sửa đổi, bổ sung khỏi nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu

4. Về tiêu chí về Vốn (Điều 7):

Tiêu chí về Vốn được đánh giá chủ yếu dựa trên chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và tỷ lệ an toàn vốn cấp 1; tuy nhiên, quy định về tính điểm, ngưỡng tính điểm và tỷ trọng của các chỉ tiêu này chưa phù hợp, do:

- Mức quy định hiện tại quá cao, các TCTD khó có khả năng đáp ứng. Cụ thể: Để đạt được 5 điểm tối đa thì tỷ lệ CAR phải lớn hơn hoặc bằng 15% và tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 phải lớn hơn hoặc bằng 12%; đây là mức rất khó để có thể đạt được xét trên tỷ lệ CAR bình quân chung của toàn hệ thống (Theo thống kê trên Website của NHNN đến ngày 28/02/2021, tỷ lệ CAR bình quân của nhóm NH áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN là 11,16%, trong đó nhóm NHTM Nhà nước 9,08%, nhóm NHTM cổ phần 10,99%; Tỷ lệ CAR bình quân của nhóm NH áp dụng Thông tư 22/2019/TT-NHNN là 10,86%, trong đó nhóm NHTM Nhà nước 11,1%, nhóm NHTM cổ phần 9,48%).

- Theo quy định của NHNN, các NHTM áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN phải duy trì tỷ lệ CAR tối thiểu 8%, các NHTM áp dụng Thông tư 22/2019/TT-NHNN phải duy trì tỷ lệ CAR tối thiểu 9%. Việc quy định ngưỡng điểm thấp trong khi các NHTM vẫn đảm bảo tuân thủ tỷ lệ CAR theo quy định là chưa phù hợp. 

Do đó, đề nghị Ban soạn thảo xem xét chỉnh sửa quy định về điểm đối với tiêu chí Vốn theo hướng tính điểm tối đa đối với các NHTM tuân thủ tỷ lệ CAR theo quy định của NHNN; xem xét có cơ chế cộng điểm nếu tỷ lệ CAR cao hơn một mức nhất định để khuyến khích các NHTM thực hiện các giải pháp nâng cao mức độ an toàn vốn; đồng thời xem xét đánh giá, xếp hạng mức độ an toàn vốn của các NHTM theo các cấp độ gắn với quy mô tổng tài sản như đã nêu trên.

5. Về tiêu chí về Chất lượng tài sản (Điều 8):       

- Tiêu chí này đánh giá dựa trên chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu và nợ cơ cấu tiềm ẩn chuyển thành nợ xấu. Trong năm 2020, nợ cơ cấu tiềm ẩn chuyển thành nợ xấu của một số TCTD tăng do một số nguyên nhân khách quan (cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN đối với những khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, NHNN; cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với những khách hàng vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ), làm giảm điểm xếp hạng đối với tiêu chí Chất lượng tài sản của TCTD. Do đó, để đảm bảo đánh giá đầy đủ và khách quan hơn, đề nghị Ban soạn thảo xem xét loại trừ một số các yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của NHTM khi tính điểm chỉ tiêu này.

- Điểm a Khoản 2 Điều 8 quy định nhóm chỉ tiêu định tính gồm “tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động cho vay”.  Đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi  quy định tại điểm này thành “tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng” do khái niệm cấp tín dụng rộng hơn và đã bao hàm cả hoạt động cho vay, cụ thể hoạt động cấp tín dụng bao gồm nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật.

6.  Về quản trị điều hành (Điều 9):

- Khoản 1: Đối với chỉ tiêu Tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động: Với những NHTM có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch phủ rộng khắp cả nước, chủ yếu phục vụ khách hàng với món vay nhỏ lẻ, số lượng nhiều nên chi phí hoạt động của ngân hàng đó luôn cao hơn so với các ngân hàng khác. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo xem xét phân loại và tính điểm chỉ tiêu này để phù hợp hơn với tình hình thực tế.

- Đối với chỉ tiêu định tính, đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định về điểm cộng nếu các TCTD tuân thủ trước thời hạn các quy định của pháp luật về tiền tệ, ngân hàng, về tỷ lệ an toàn, các chuẩn mực về tỷ lệ an toàn của quốc tế (như Basel 3, ILAAP…) hoặc chủ động xây dựng/áp dụng các chuẩn mực tiên tiến quốc tế về quản lý khi cơ quan quản lý nhà nước chưa có yêu cầu (áp dụng Basel III, IV, ILAAP-ECB (Internal Liquidity Adequacy Assessment Process – European Central Bank), áp dụng sớm IFRS9…). Ngoài ra, đề nghị Ban soạn thảo bổ sung khái niệm “Tổng thu nhập hoạt động” để tính toán chỉ tiêu định lượng “Tỷ lệ chi phí hoạt động so với Tổng thu nhập hoạt động”.

- Điểm e Khoản 2 Điều 9: Số lượng báo cáo thống kê theo kỳ ngày/tháng/quý/năm phải thực hiện rất lớn nên việc sai sót là không thể không xảy ra, do vậy cần xác định mức nào là mức trọng yếu mới trừ hoặc tách riêng lỗi nào là trọng yếu và trừ bao nhiêu điểm còn các lỗi không xếp vào mức trọng yếu thì cần cho phép một tỷ lệ chậm nộp báo cáo nhất định mới bắt đầu tiến hành trừ điểm. Ngoài ra trong quá trình vận hành các TCTD cũng thường xuyên phát sinh các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của NHNN nên không thể lúc nào cũng có thể đảm bảo được tiến độ báo cáo theo đúng yêu cầu. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo đưa ra tiêu chí cụ thể xác định mức độ vi phạm để trừ điểm đối với việc tuân thủ chế độ thông tin, báo cáo và đồng thời cần có một giới hạn cho phép sai sót đối với việc tuân thủ chế độ báo cáo thống kê.

- Điểm g Khoản 2 Điều 9, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ “quy định pháp luật về tiền tệ, ngân hàng khác”, để bảo đảm việc áp dụng quy định pháp luật của các TCTD được thống nhất, chính xác và đầy đủ, do: (i) Phạm vi theo dõi, báo cáo rất rộng, không cụ thể, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau; (ii) Không có hướng dẫn, phương pháp cụ thể để đánh giá.

7. Về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Điều 10):

Năm 2020, các TCTD đã chủ động giảm thu nhập để chung tay chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp trong cả nước trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Năm 2021, các TCTD tiếp tục cắt giảm thu nhập để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong cả nước theo chủ trương của Chính phủ và NHNN. Việc giảm thu nhập này ảnh hưởng lớn đến thu nhập lãi cận biên (NIM) và lợi nhuận trước thuế của các TCTD, dẫn đến giảm điểm các chỉ tiêu trong nhóm tiêu chỉ Kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó, đề nghị NHNN xem xét cho phép các TCTD ghi nhận lại khoản thu nhập đã giảm để đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, tạo động lực cho các ngân hàng tiếp tục ủng hộ, thực hiện theo các chủ trương chia sẻ, hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ và NHNN.

8. Về tiêu chí Khả năng thanh khoản (Điều 11):

a) Đối với các chỉ tiêu định lượng:

- Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao bình quân so với tổng tài sản bình quân quy định tại Điều 11 Khoản 1 Điểm a: Theo quy định tại TT 22/2019/TT-NHNN, “Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao bình quân so với tổng nợ phải trả” đạt 10% là đảm bảo quy định và đảm bảo mục tiêu về khả thanh khoản của TCTD. Cách tính tại Thông tư 22 mẫu số được quy định là tổng nợ phải trả còn mẫu số quy định tại Thông tư 52 tính trên tổng tài sản có bình quân tại 4 quý gần nhất thường sẽ lớn hơn so với tổng nợ phải trả tại thời điểm. Tuy nhiên, Thông tư 52 đang quy định các Ngưỡng này khá cao khi thực hiện chấm điểm xếp hạng, cụ thể Ngưỡng 1 là 20% và Ngưỡng 2 là 15%. Điều này rất khó để các NHTM đạt được, vì hiện nay các NHTM chỉ đạt xoay quanh mức từ 12 đến dưới 15%, vì vậy, để đạt được mức tỷ lệ theo yêu cầu tại Thông tư 52 tại Ngưỡng 1 và 2 như trên thì các ngân hàng phải dự trữ một lượng lớn thanh khoản cao với khả năng sinh lời thấp, điều nảy sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính của các NHTM. Đề xuất thay thế bằng Tỷ lệ dự trữ thanh khoản theo quy định của NHNN tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN để thống nhất theo bộ chỉ tiêu an toàn thanh khoản theo quy định của NHNN, và xem xét ghi nhận điểm tối đa cho trường hợp các NHTM tuân thủ quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN.

- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn và Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) quy định tại Điều 11, Khoản 1, Điểm b và c: Theo quy định tại Thông tư 52, các NHTM phải kiểm soát Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn tối đa ở mức 25% và LDR tối đa ở mức 70% thì mới đạt điểm tối đa. Tuy nhiên theo quy định tại Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi bổ sung Thông tư 22/2019/TT-NHNN, các NHTM được phép duy trì tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn giảm dần theo lộ trình từ 40% hiện nay xuống 30% từ ngày 01/10/2023; đối với tỷ lệ LDR, các NHTM được phép duy trì tỷ lệ tối đa 85%. Vì vậy, để đảm bảo phù hợp với lộ trình định hướng nêu trên, đề xuất NHNN xem xét điều chỉnh lại ngưỡng tính điểm đối với 2 chỉ tiêu này theo hướng ghi nhận điểm tối đa cho trường hợp các NHTM tuân thủ quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN.   

- Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng có số dư tiền gửi lớn so với tổng tiền gửi tại Điều 11 Khoản 1 Điểm d: Theo đó, biên độ của Ngưỡng 2 và Ngưỡng 3 là 3% chưa phù hợp với biên độ giữa Ngưỡng 1 và Ngưỡng 2 là 5%, đồng thời, qua thực tế hoạt động kinh doanh, nhóm khách hàng này cũng luôn luôn ổn định không có biến động mạnh và ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. Theo đó, đánh giá Ngưỡng 3 ở mức 15% là phù hợp với thực tế hoạt động của các ngân hàng TMCP hiện nay.

Đề nghị NHNN xem xét và điều chỉnh lại các ngưỡng đánh giá liên quan đến khả năng thanh toán và thay đổi cách tính Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao bình quân so với tổng tài sản bình quân theo cách tính quy định tại Thông tư 22.

b) Đối với chỉ tiêu định tính quy định tại Điều 11, Khoản 2, Điểm a: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ bị trừ điểm nếu không tuân thủ các quy định pháp luật về tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi. Tuy nhiên, các tỷ lệ này đã được chấm điểm định lượng tương ứng với các chỉ tiêu Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao bình quân so với tổng tài sản bình quân; Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (Điều 11, Khoản 1), do đó đề xuất NHNN xem xét loại bỏ khỏi phần chấm điểm định tính (bỏ quy định tại Điều 11, Khoản 2, Điểm a).

9. Về mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường (Điều 12):

Điểm b Khoản 1 Về tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với Vốn chủ sở hữu: Tỷ lệ này chưa thực sự phản ánh được mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng do: (i) tỷ lệ được tính trên cơ sở thuyết minh rủi ro lãi suất, không có sự tách biệt giữa rủi ro lãi suất sổ kinh doanh (thuộc rủi ro thị trường) và rủi ro lãi suất sổ ngân hàng, trong khi 2 rủi ro này có tính chất tác động khác nhau; (ii) không xét đến kỳ hạn định giá lại lãi suất.

Đối với rủi ro lãi suất sổ ngân hàng, trạng thái rủi ro lãi suất cần được đánh giá trên cơ sở các chênh lệch tài sản có - tài sản nợ nhạy cảm lãi suất theo từng dải kỳ hạn chi tiết gắn với xu hướng biến động lãi suất của kỳ hạn tương ứng, từ đó đánh giá tác động đến mức thay đổi thu nhập lãi thuần (NII) và thay đổi giá trị kinh tế vốn chủ sở hữu (EVE). Vì vậy, đề xuất NHNN xem xét điều chỉnh chỉ tiêu này để phù hợp với các chỉ tiêu quản lý rủi ro lãi suất sổ ngân hàng quy định tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN, theo hướng sử dụng chỉ tiêu Trạng thái chênh lệch kỳ định lại lãi suất để thay thế (Điều 56, Khoản 1 tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN).

10. Về ngưỡng tính điểm từng chi tiêu định lượng (Điều 14):

- Hiện tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN đang chia ngưỡng tính điểm của từng chỉ tiêu định lượng thành 4 ngưỡng với khoảng cách giữa 2 ngưỡng khá lớn. Quy định như vậy sẽ chưa phản ánh đúng sự khác biệt giữa kết quả của các TCTD với nhau và của cùng TCTD nhưng ở các thời kì khác nhau. Để đảm bảo phản ánh đúng chất lượng hoạt động của các TCTD, đề nghị Ban soạn thảo quy định theo hướng rút ngắn khoảng cách giữa các ngưỡng tính điểm từng chỉ tiêu định lượng. Ví dụ: tăng số ngưỡng lên thành 9 ngưỡng (thay vì 4 ngưỡng như hiện tại) và sử dụng thang điểm10 (thay vì thang điểm 5 như hiện tại).

- Về chỉ tiêu “2.1 Tỷ lệ nợ xấu, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được và nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu so với tổng nợ cộng thêm các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được”: Đề nghị Ban soạn thảo làm rõ định nghĩa “Nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu” bao gồm những cấu phần nào (nợ cơ cấu theo Thông tư 09/2014/TT-NHNN và Quyết định 780/QĐ-NHNN, cơ cấu theo Nghị định 55, cơ cấu nợ Covid theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN, nợ tiềm ẩn theo kết luận thanh tra…); và quy mô “nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu” được hiểu là phần dư nợ được cơ cấu hay toàn bộ dư nợ của khách hàng có nợ được cơ cấu. Ví dụ: Khách hàng A có tổng dư nợ là 10 tỷ, trong đó dư nợ cơ cấu giữ nhóm là 2 tỷ. Vậy quy mô dư nợ được tính vào “nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu” là 2 tỷ hay 10 tỷ?

Trên cơ sở hướng dẫn cụ thể của NHNN về cách xác định quy mô “nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu”, Ban soạn thảo xác định lại các ngưỡng điểm cho chỉ tiêu 2.1 trên cơ sở thống kê thực tế từ các TCTD để đảm bảo phân hạng phù hợp với đặc điểm thị trường.

- Các tỷ lệ như tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động TCTD đã được quy định các ngưỡng tuân thủ tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN và Thông tư 22/2019/TT-NHNN. Các ngưỡng tuân thủ đặt ra tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN và Thông tư 22/2019/TT-NHNN là mức đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng, nhất là tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, ngưỡng điểm của chỉ tiêu này ở thang điểm 4 và 5 (tương ứng tỷ lệ của TCTD quy mô lớn dưới 30% và 25%) là rất khó đạt được trong bối cảnh hiện tại và chưa phù hợp với lộ trình mà NHNN đã đưa ra tại Thông tư 08/2020/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2019/TT-NHNN, theo đó đến 01/10/2023 các TCTD mới phải đưa tỷ lệ về 30%, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, việc cơ cấu lại nợ để hỗ trợ nền kinh tế và các doanh nghiệp có thể khiến dư nợ chuyển từ ngắn hạn sang trung, dài hạn, tác động đến cơ cấu nguồn vốn cho vay của các TCTD, thêm nữa mặt bằng lãi suất huy động theo chiều hướng giảm, ngân hàng cũng rất khó huy động vốn dài hạn để giảm nhanh tỷ lệ.

Do đó, đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh nội dung tại dự thảo như sau:

- Tỷ lệ an toàn vốn: Nếu đạt ngưỡng >=8% thì đạt 4 điểm thay vì 3 điểm như hiện tại

- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: Nếu đạt ngưỡng <=37% thì đạt ngưỡng 4 điểm thay vì 2 điểm như hiện tại

- Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi: Nếu đạt ngưỡng <=85% thì đạt ngưỡng 4 điểm thay vì 3 điểm như hiện tại

- Đối với chỉ tiêu “Tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng của các khách hàng có dư nợ cấp tín dụng lớn so với dư nợ cấp tín dụng đối với tổ chức kinh tế, cá nhân”: Để kiểm soát rủi ro này, nhiều ngân hàng đã chủ động nghiên cứu, áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế tiên tiến; hệ thống kiểm soát nội bộ được tổ chức, vận hành đảm bảo kiểm soát hiệu quả thông qua cơ chế phân cấp, phân quyền và phân định trách nhiệm phù hợp, tránh xung đột lợi ích; đảm bảo đầy đủ các chốt kiểm soát, giám sát hiệu quả theo từng quy trình nghiệp vụ; cơ chế giám sát trước - trong - sau được vận hành xuyên suốt và nhuần nhuyễn. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh ngưỡng chấm điểm đối với chỉ tiêu này phù hợp để phản ánh đúng hơn năng lực quản trị rủi ro tín dụng.

- Ngưỡng tính điểm từng chỉ tiêu định lượng đưa ra khái niệm “Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng thấp” chưa hoàn toàn chính xác mà sẽ tiềm ẩn rủi ro khi các chỉ tiêu này có giá trị quá lớn so với mức quy định của NHNN. Ví dụ:

+ Mục 5.1: Đối với tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao bình quân, các công ty tài chính không có nguồn vốn giá rẻ từ dân cư, nếu duy trì tỷ lệ này trên 15% (để được điểm xếp hạng tín dụng cao) là không hiệu quả và khá lãng phí. Điều này càng thể hiện rõ nét hơn ở giai đoạn hiện nay, khi thị trường khủng hoảng thừa vốn, các TCTD đang duy trì tỷ lệ này tốt nhưng nhiều khả năng là các TCTD đang không thể giải ngân và không thể đầu tư có hiệu quả.

+ Mục 1.1 Tương tự,  đối với tỷ lệ an toàn vốn, nếu mức 9% là ngưỡng an toàn theo quy định của NHNN thì khi duy trì mức trên 20% (để đạt được mức điểm xếp hạng cao nhất) đang tiềm ẩn rủi ro không tạo được đòn bẩy tài chính, giảm khả năng sinh lời trên vốn góp.

- Các ngưỡng tính điểm tỷ lệ nợ xấu (Mục 2.1) đối với công ty tài chính lần lượt là 1%-3%-5%-7% đề xuất  xem xét lại để phù hợp với thực tế. Theo thống kê tỷ lệ nợ xấu của các công ty tài chính có thị phần lớn trên thị trường giao động quanh mức 6-7% (ví dụ FE tỷ lệ này năm 2020 là 6,6%; HD Sài gòn 5,8%; Home Credit 7,8% - dẫn chiếu theo các thông tin được công bố tại vietnamfinance.com), số liệu này mới chỉ thể hiện ở mảng cho vay tiêu dùng, chưa tính đến nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được (nếu có) và nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu như quy định của Thông tư. Đây là một chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao trong cấu phần đánh giá chỉ tiêu định lượng chất lượng tài sản, và  chỉ tiêu chất lượng tài sản lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong  nhóm chỉ số.  Do đó, việc đánh giá chỉ tiêu này có ảnh hưởng đáng kể tới kết quả đánh giá chung.  

11. Về cách tính điểm nhóm chỉ tiêu định tính (Điều 16):         

- Liên quan đến thời điểm áp dụng văn bản xử phạt vi phạm hành chính

Thời điểm xác định là thời điểm Quyết định xử phạt có hiệu lực pháp luật sẽ phù hợp, bởi đây là thời điểm có văn chính thức về vi phạm và mức phạt để làm cơ sở xác định, không căn cứ vào thời điểm phát hiện. Việc áp dụng Nghị định quy định xử phạt hành chính có hiệu lực tại thời điểm 31/12 năm xếp hạng hoặc ngày cuối cùng của quý liền kề trước thời điểm xếp hạng. Việc quy định thời điểm này là không phù hợp, vì có những hành vi nếu chiếu theo quy định về xử phạt tại thời điểm xảy ra thì không thuộc trường hợp vi phạm, nhưng sau đó đã có quy định mới/sửa đổi bổ sung và tính đến 31/12 của năm xếp hạng đang có hiệu lực thì lại thuộc trường hợp vi phạm, nên áp dụng Văn bản pháp luật ban hành sau để xác định, điều chỉnh, xử lý đối với hành vi đã xảy ra trước thời điểm ban hành Văn bản thì không phù hợp nguyên tắc áp dụng pháp luật.

Các văn bản về xử phạt được ban hành luôn có nội dung về điều khoản chuyển tiếp áp dụng có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm. Ví dụ Khoản 1 Điều 58 của Nghị định số  88/2019/NĐ-CP có nội dung: Điều 58. Điều khoản chuyển tiếp: 1. Đối với hành vi vi phạm hành chính về tiền tệ và ngân hàng xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện nhưng còn thời hiệu xử phạt hoặc đang trong quá trình xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.”

- Liên quan đến thẩm quyền xác định vi phạm làm căn cứ

Việc xác định hành vi vi phạm phải được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 88/2019/NĐ-CP, theo đó thẩm quyền xác định hành vi vi phạm đã được quy định cụ thể, chỉ có những cơ quan, cá nhân có đủ thẩm quyền được Nghị định số 88/2019/NĐ-CP thì mới phù hợp. Việc Công ty kiểm toán xác định hoặc do chính TCTD báo cáo là không phù hợp do không phải là chủ thể có đủ thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 88/2019/NĐ-CP để kết luận chính thức về việc có hay không có hành vi vi phạm.

Có thể Công ty kiểm toán hay chính TCTD phát hiện dưới dạng có DẤU HIỆU, còn chính thức thì phải được kiểm tra, đánh giá và kết luận bởi cơ quan có thẩm quyền chính thức theo quy định. Nên sử dụng kết quả, báo cáo của Công ty kiểm toán hay TCTD để xác định là không đúng quy định tại Nghị định số 88/2019/NĐ-CP và ảnh hưởng đến quyền lợi của các TCTD

12. Về quy định cách tính điểm xếp hạng (Điều 19): Trong thời gian vừa qua, có một số ngân hàng TMCP rất tích cực và nỗ lực tham Tái cơ cấu TCTD yếu kém; Quỹ tín dụng Nhân dân yếu kém, theo đó, các ngân hàng này phải dồn rất nhiều tâm huyết, thời gian, công sức và chi phí… trong việc thực hiện triển khai. Theo đó, khi thực hiện triển khai việc tái cơ cấu TCTD yếu kém theo các hình thức tái cơ cấu của Luật các TCTD, TCTD tham gia sử dụng một phần năng lực tài chính của mình để thực hiện một số hỗ trợ cho TCTD yếu kém như: Tăng vốn điều lệ; Cho vay với mức lãi suất ưu đãi; Chi trả một số chi phí nhân sự cấp cao tham gia tái cơ cấu; Bán dư nợ vay tốt; hỗ trợ một phần chi phí phát hành trái phiếu để huy động vốn; Cử nhân sự cấp cao sang tham gia quản trị điều hành; Hỗ trợ xây dựng và chuyển giao hệ thống Công nghệ thông tin, Quản trị rủi ro, Quản lý nhân sự, Chuyển đổi mạng lưới… Với các hỗ trợ trên sẽ ảnh hưởng phần nào đến các tỷ số tài chính và kết quả hoạt động của TCTD tham gia tái cơ cấu khi thực hiện tính toán và chấm điểm theo như quy định tại Thông tư 52.

Đề nghị NHNN xem xét cộng thêm điểm thưởng cho các TCTD này nhằm ghi nhận sự đóng góp của các Ngân hàng trong việc triển khai việc tái cơ cấu, đồng thời, cũng khuyến khích các TCTD mạnh dạn trong việc tham gia tái cơ cấu TCTD yếu kém theo đúng định hướng và chủ trương của Chính phủ và NHNN.

13. Về quy định về xếp hạng (Điều 20):

Đề xuất các hạng A, B nên chia ra như sau:

- TCTD, CNNHNNg xếp hạng A nếu tổng điểm xếp hạng lớn hơn hoặc bằng 4,5 điểm.  Xếp hạng A nên chia nhỏ thêm ra như sau: Hạng A đối với các ngân hàng có điểm từ 4,5 điểm đến dưới 4,7 điểm; A1 đối với các ngân hàng có điểm từ 4,7 điểm đến dưới 4,85 điểm và A2 đối với các ngân hàng có điểm xếp loại từ 4,85 điểm trở lên.

- TCTD, CNNHNNg xếp hạng B nếu tổng điểm xếp hạng lớn hơn hoặc bằng 3,5 điểm. Xếp hạng B nên chia nhỏ thêm ra như sau: Hạng B đối với các ngân hàng có điểm từ 3,5 điểm đến dưới 4,0 điểm; B1 đối với các ngân hàng có điểm từ 4,0 điểm đến dưới 4,25 điểm và B2 đối với các ngân hàng có điểm từ 4,25 điểm đến dưới 4,5 điểm.

14. Về thông báo kết quả xếp hạng (Điều 22): Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định về nội dung thông báo kết quả xếp hạng đối với TCTD bao gồm hạng và tổng điểm xếp hạng, trong khi đó tại dự thảo Thông tư, điểm nhóm chỉ tiêu định tính được tính trên cơ sở xác định các hành vi vi phạm quy định pháp luật được phát hiện trong năm xếp hạng và các vi phạm phát hiện trước năm xếp hạng đã/chưa khắc phục xong tại từng chỉ tiêu. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo xem xét chỉnh sửa, bổ sung thông báo kết quả xếp hạng đối với TCTD theo hướng thông báo đầy đủ nội dung gồm hạng, tổng điểm xếp hạng, điểm chi tiết của từng nhóm chỉ tiêu định lượng và nhóm chỉ tiêu định tính để TCTD có cơ sở rà soát, giải trình và thực hiện khắc phục các vi phạm (nếu có), cải thiện điểm xếp hạng các năm tiếp theo.

15. Về thời hạn và phương thức báo cáo kết quả tự chấm điểm xếp hạng của TCTD: Đề nghị xem xét bổ sung quy định về thời hạn và phương thức báo cáo kết quả tự chấm điểm xếp hạng của TCTD do Thông tư 52/2018/TT-NHNN chỉ quy định về tần suất, thời gian thực hiện, phê duyệt xếp hạng của NHNN (Điều 21). Năm 2019, 2020, các TCTD thực hiện báo cáo kết quả tự chấm điểm xếp hạng chỉ tiêu định lượng gửi NHNN bằng file điện tử theo yêu cầu tại văn bản số 1872/NHNN-TTGSNH ngày 19/3/2020 và văn bản số 402/CNTT5 ngày 31/3/2020; chưa thể hiện đầy đủ và chưa giải trình chi tiết được các nội dung liên quan.

16. Về các nội dung chấm điểm: Tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN hiện hành và dự thảo bổ sung đều đang chấm điểm dưới dạng tĩnh; đơn lẻ từng năm và căn cứ chủ yếu vào số liệu của tổ chức tại một thời điểm 31/12, chưa phân tích tổ chức dưới dạng động ở 1 chu kỳ hoạt động qua các năm hay trong mối tương quan với các đơn vị cùng nhóm. Vì vậy, đề xuất bổ sung chỉ tiêu đánh giá  khi nhìn nhận quá trình vận động của chính tổ chức qua các năm, việc cải thiện các chỉ số (khả năng sinh lời, an toàn vốn, thanh khoản…), cải thiện tỷ trọng (cấu trúc vốn, cấu trúc tài sản sinh lời...) trong xu thế và định hướng phát triển của tổ chức qua các năm. Đồng thời, bổ sung chỉ tiêu  đánh giá tổ chức trong mối tương quan với các tổ chức khác cùng nhóm về sản phẩm đặc thù, thị phần, định hướng, chiến lược kinh doanh... để có bức tranh toàn diện về hoạt động của tổ chức trong môi trường có sự ảnh hưởng và tác động lẫn nhau.

17. Về nội dung thông báo kết quả xếp hạng gửi các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hàng năm:

 Kính đề nghị NHNN công bố phụ lục chấm điểm chi tiết các chỉ tiêu định lượng, định tính theo 6 nhóm tiêu chí đánh giá tại Thông tư 52 trong Thông báo kết quả xếp hạng hàng năm để các TCTD có cơ sở đánh giá lại các mục tiêu cần cải thiện nhằm nâng cao kết quả xếp hạng trong thời gian tới.

II. Góp ý đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2018/TT-NHNN:

1. Về giải thích từ ngữ

- Khoản 1 Điều 1 dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 3 Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định: “Tỷ lệ an toàn vốn là chỉ tiêu được xác định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

- Khoản 5 Điều 1 dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ hai tại Khoản 15 Điều 3 Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định: - Nợ phải trả nhạy cảm lãi suất là Tổng nợ phải trả nội bảng cân đối kế toán nhạy cảm với lãi suất (không bao gồm nợ phải trả không chịu lãi) phản ánh trên Thuyết minh Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

Trong quy định trên có sử dụng thuật ngữ “nợ phải trả không chịu lãi”, ngoài ra tại gạch đầu dòng thứ nhất tại Khoản 15 Điều 3 Thông tư 52/2018/TT-NHNN sử dụng thuật ngữ “tài sản không chịu lãi”, tuy nhiên chưa có định nghĩa cụ thể về các thuật ngữ này (Ví dụ: tiền gửi bằng đồng ngoại tệ của tổ chức (trừ TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đang có lãi suất bằng 0%/năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì có được hiểu là nợ phải trả không chịu lãi hay không? Tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước có lãi suất bằng 0%/năm có phải là tài sản không chịu lãi hay không?). Do đó, đề nghị Ban soạn thảo hướng dẫn rõ để các tổ chức tín dụng (TCTD) có cơ sở áp dụng.

2. Về tài liệu, thông tin, dữ liệu sử dụng để xếp hạng

Khoản 7 Điều 1 dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 5 Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định: “1. Tài liệu, thông tin, dữ liệu sử dụng để xếp hạng: … b) Thông tin, dữ liệu tại báo cáo tài chính được kiểm toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh nước ngoài theo quy định của pháp luật…”.

 Dự thảo chưa có hướng dẫn thông tin, dữ liệu tại báo cáo tài chính có bắt buộc phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập hay chỉ cần được kiểm toán? Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo quy định cụ thể hơn nội dung này để các TCTD có cơ sở thực hiện.

Ngoài ra, đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định: “trừ trường hợp số liệu lấy theo Báo cáo tài chính quý để tính chỉ tiêu bình quân”, do một số chỉ tiêu như Vốn chủ sở hữu bình quân, Tổng tài sản bình quân, tài sản sinh lời bình quân,… được tính bằng bình quân số liệu 4 quý, trong khi Báo cáo tài chính quý không được kiểm toán.

3. Về xếp hạng

Khoản 14 Điều 1 dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 7 Điều 20 Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định: “7. Ngoài quy định nêu tại Khoản 5 Điều 20 Thông tư này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp hạng E nếu chưa được NHNN đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và lâm vào một trong các trường hợp sau đây: b) Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ”.

Đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm nội dung về nguồn lấy số liệu là Báo cáo tài chính được kiểm toán gần nhất như trong Luật các TCTD, theo đó sửa đổi quy định này như sau: “Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.”

4. Về cách tính điểm nhóm chỉ tiêu định tính

Theo quy định của Thông tư 52/2018/TT-NHNN và dự thảo Thông tư, việc tính và trừ điểm dựa trên số lần vi phạm bị xử phạt nhưng không xét trên cùng một mặt bằng về quy mô, mạng lưới, số lượng lao động… giữa các nhóm TCTD, gây nhiều khó khăn cho TCTD. Do vậy, khi tính điểm nhóm chỉ tiêu định tính cần xét đến các yếu tố đặc thù của các TCTD để việc đánh giá mức độ tuân thủ quy định pháp luật phản ánh khách quan và phù hợp thực tế hơn, tạo điều kiện cho các TCTD được ghi nhận toàn diện kết quả hoạt động trong năm xếp hạng. Trên cơ sở đó, đề nghị Ban soạn thảo xem xét chỉnh sửa quy định về cách tính điểm nhóm chỉ tiêu định tính cụ thể như sau:

- Khoản 11 Điều 1 dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 16 Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định: 2. Điểm 5 nếu TCTD, CNNHNNg không có hành vi vi phạm quy định pháp luật về tiền tệ và ngân hàng được phát hiện trong năm xếp hạng và các vi phạm phát hiện trước năm xếp hạng đã khắc phục xong tại từng chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu định tính”.

Quy định trên chưa thể hiện rõ đã khắc phục xong tính tới thời điểm nào, có thể hiểu đã khắc phục xong tính tới thời điểm thực hiện xếp hạng hay 31/12 năm xếp hạng. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi như sau: “Điểm 5 nếu TCTD, CNNHNNg không có hành vi vi phạm quy định pháp luật về tiền tệ và ngân hàng được phát hiện trong năm xếp hạng và các vi phạm phát hiện trước năm xếp hạng đã khắc phục xong tính tới thời điểm 31/12 năm xếp hạng (đối với trường hợp xếp hạng trên cơ sở số liệu tại thời điểm ngày 31/12 năm xếp hạng) hoặc ngày cuối cùng của quý liền kề thời điểm thực hiện xếp hạng (đối với trường hợp xếp hạng đột xuất) tại từng chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu định tính”.

Ngoài ra, đề nghị Ban soạn thảo bổ sung nội dung “Trường hợp có hành vi vi phạm thì không vượt quá 10% số chi nhánh (bao gồm cả Trụ sở chính) trên tổng số chi nhánh của TCTD bị vi phạm theo quy định trong năm xếp hạng” để phù hợp với Tiêu chí 4 về Tình hình chấp hành quy định của pháp luật quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 114/2020/TT-BTC ngày 30/12/2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2018/TT-BTC ngày 31/01/2018 hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại TCTD do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và TCTD do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, đồng thời phản ánh đầy đủ, khách quan mức độ tuân thủ quy định pháp luật của TCTD đã nêu trên.

- Khoản 11 Điều 1 dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung tiết ii Điểm a Khoản 3 Điều 16 Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định vi phạm được sử dụng để tính điểm nhóm chỉ tiêu định tính bao gồm “Vi phạm do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự phát hiện và báo cáo”.

Đề nghị Ban soạn thảo làm rõ cơ chế báo cáo với những vi phạm do TCTD tự phát hiện và khắc phục, bao gồm ngay khi phát hiện hay báo cáo tại thời điểm cung cấp thông tin xếp hạng, hình thức báo cáo theo quy định/hướng dẫn nào, báo cáo tới cơ quan nào tại NHNN…

- Khoản 11 Điều 1 dự thảo Thông tư sửa đổi, tiết i điểm b, Khoản 3 Điều 16 Thông tư 52/2018/TT-NHNN các vi phạm được phát hiện trong năm xếp hạng: “(i) Đối với hành vi vi phạm có quy định mức phạt tiền tại Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, điểm của nhóm chỉ tiêu định tính sẽ được xác định căn cứ vào mức tiền phạt trung bình đối với vi phạm…”.

Nguyên tắc quy định của Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng tại Nghị định số 88/2019/NĐ-CP là xác định hành vi vi phạm và quyết định hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt cụ thể và tương ứng với từng hành vi. Do đó, việc sử dụng tiêu chí mức tiền phạt trung bình để đánh giá là không phù hợp với nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính.

- Khoản 11 Điều 1 dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung tiết ii, điểm b, Khoản 3 Điều 16 Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định “Đối với các hành vi vi phạm khác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ nhận mức điểm 4”.

Đề nghị Ban soạn thảo đưa ra cơ sở xác định “vi phạm khác” (ví dụ như có văn bản kết luận vi phạm của NHNN hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền,…). Trường hợp định kỳ các TCTD nhận được các công văn nhắc nhở chung của Cơ quan Thanh tra, giám sát về tình hình hoạt động và một số vấn đề trong truyền dữ liệu báo cáo định kỳ hoặc việc một TCTD nộp bổ sung thuế TNDN… có tính là “vi phạm khác” hay không?

- Khoản 11 Điều 1 dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung tiết iii, điểm b, Khoản 3 Điều 16 Thông tư 52/2018/TT-NHNN: Đề nghị chỉnh sửa thành “Trường hợp vi phạm nhiều quy định khác nhau (tại cùng một nhóm chỉ tiêu định tính) tương ứng với các mức điểm khác nhau, TCTD, CNNHNNg sẽ nhận mức điểm trung bình trong số các mức điểm tương ứng với các vi phạm”; do việc áp mức điểm thấp nhất sẽ loại bỏ những mức điểm tốt hơn của các chỉ tiêu khác trong cùng nhóm chỉ tiêu mà TCTD đạt được.

- Khoản 11 Điều 1 dự thảo Thông tư sửa đổi, bố sung tiết iv điểm b Khoản 3 Điều 16 Thông tư 52/2018/TT-NHNN: Đề nghị xem xét điều chỉnh mức giới hạn điểm trừ tối đa là 0,45 điểm (mức hiện tại là 0,9 điểm) và xem xét không trừ điểm đối với các vi phạm phát sinh trước thời điểm văn bản pháp luật quy định về vi phạm đó có hiệu lực và do các nguyên nhân khách quan mà TCTD chưa thể khắc phục được vi phạm này; trên cơ sở đó khuyến khích các TCTD tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm tự phát hiện các hành vi vi phạm và có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước.

- Khoản 11 Điều 1 dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung tại gạch đầu dòng thứ nhất tiết iv điểm b Khoản 3 Điều 16 quy định: “Tại cùng một nhóm chỉ tiêu định tính, trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nhiều lần đối với cùng một quy định khác nhau sẽ bị trừ 0.1 điểm đối với mỗi lần vi phạm (áp dụng từ lần vi phạm thứ hai trở lên)”.

Để TCTD có cơ sở xác định và tự chấm điểm, trừ điểm đối với nhóm chỉ tiêu định tính, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ đối với nội dung này do NHNN phát hiện hay do TCTD tự phát hiện.

- Khoản 11 Điều 1 dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung tiết v điểm b Khoản 3 Điều 16 quy định: “Riêng vi phạm do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự phát hiện và báo cáo nhưng đã khắc phục xong trong năm xếp hạng theo đánh giá của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thì không bị tính điểm”.

Theo Công văn số 7237/NHNN-TTGSNH, TCTD thực hiện 03 báo cáo gồm Biểu 1: Báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra; Biểu 2: Báo cáo xử lý vi phạm hành chính; Biểu 3: Báo cáo kết quả thực hiện kiểm toán (bao gồm kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập. Với mục báo cáo từ Kiểm toán nội bộ, Kiểm toán độc lập thì hiện tai sau khi gửi cho Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng các TCTD chưa nhận được cơ chế phản hồi từ Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng. Trên thực tế, các kiến nghị của Kiểm toán nội bộ, Kiểm toán độc lập đã hoàn thành việc thực hiện khắc phục vào thời điểm báo cáo được gửi tới Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng. Vậy, với việc TCTD đã tự phát hiện, báo cáo đồng thời đã khắc phục nhưng chưa nhận được đánh giá của Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng thì có bị tính trừ điểm khi xếp hạng không? Đề nghị Ban soạn thảo làm rõ để các TCTD có căn cứ theo dõi và tự đánh giá các lỗi đã vi phạm, từ đó tăng cường kiểm soát, có kế hoạch hành động kịp thời, điều chỉnh, cải thiện nâng cao điểm định tính tại TCTD trong các quí tiếp theo.

  • Ngân hàng Nhà nước ban hành các quyết định về lãi suất tiền gửi

    Ngân hàng Nhà nước ban hành các quyết định về lãi suất tiền gửi

    Nhằm đảm bảo tính thống nhất về căn cứ pháp lý với các Thông tư quy định về lãi suất tiền gửi, ngày 01/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các Quyết định 2410/QĐ-NHNN và 2411/QĐ-NHNN quy định về lãi suất tiền gửi trong đó chỉnh sửa căn cứ pháp lý ban hành và không thay đổi các mức lãi suất tiền gửi.

  • CEO TPBank giải mã chiến lược bán lẻ ngân hàng kiểu ‘FMCG kết hợp vàng bạc đá quý’

    CEO TPBank giải mã chiến lược bán lẻ ngân hàng kiểu ‘FMCG kết hợp vàng bạc đá quý’

    TPBank có quy mô chi nhánh của một ngân hàng tầm trung nhưng số lượng khách hàng cá nhân tương đương với một nhà băng top đầu. Đó là kết quả của một chiến lược bán lẻ đặc thù, bắt nguồn từ tư duy khác biệt của những lãnh đạo cấp cao tại đây.

  • Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng tiếp Thống đốc Cơ quan dịch vụ giám sát tài chính Hàn Quốc

    Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng tiếp Thống đốc Cơ quan dịch vụ giám sát tài chính Hàn Quốc

    Ngày 11/11, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc NHNN Phạm Quang Dũng đã có buổi tiếp với ông Lee Bokhyun - Thống đốc Cơ quan Dịch vụ giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS).

  • Đoàn NHNN dự Hội nghị thường niên của Ngân hàng thanh toán quốc tế

    Đoàn NHNN dự Hội nghị thường niên của Ngân hàng thanh toán quốc tế

    Từ ngày 10-11/11/2024, Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng dẫn đầu cùng đại diện lãnh đạo Vụ Thanh Toán, Cục Công nghệ thông tin và Vụ Hợp tác Quốc tế đã tham dự Hội nghị thường kỳ của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tại Basel, Thụy Sĩ. Hội nghị này là dịp quan trọng để NHNN tiếp tục củng cố quan hệ với các đối tác quốc tế và tiếp cận các xu hướng kinh tế tài chính toàn cầu.

  • Ngân hàng gia tăng hợp tác cho vay gián tiếp

    Ngân hàng gia tăng hợp tác cho vay gián tiếp

    Trong tháng 10 vừa qua, các ngân hàng OCB và VPBank đã lần lượt ký kết Hợp đồng khung cho vay gián tiếp đối với nguồn vốn vay ủy thác từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quỹ SMEDF thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

  • Cảnh báo lừa đảo thẻ tín dụng và thanh toán online
    13:39

    Cảnh báo lừa đảo thẻ tín dụng và thanh toán online

    Tội phạm công nghệ giả danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo, chào mời nâng hạn mức thẻ tín dụng, hoàn tiền và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân. Họ còn sử dụng các thủ đoạn để lách xác thực sinh trắc học, khiến nhiều người, vì tham lam và sử dụng ứng dụng giả mạo, trở thành nạn nhân. Các bẫy lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua giao dịch ngân hàng ngày càng phổ biến.

  • Cập nhật lãi suất tiền gửi cá nhân 02 tuần qua

    Cập nhật lãi suất tiền gửi cá nhân 02 tuần qua

    Trong 02 tuần qua (từ 28/10 đến 08/11/2024), bảng lãi suất của 36 ngân hàng ghi nhận ít sự điều chỉnh nhất trong vòng gần 02 năm qua, với chỉ 04/36 ngân hàng có điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất; không có ngân hàng giảm lãi suất.

  • Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm cho vay bất động sản

    Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm cho vay bất động sản

    Trong phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội sáng ngày 11/11/2024, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết mục tiêu điều hành của Ngân hàng Nhà nước là làm sao vừa kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng vừa phải đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng.

  • Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn về quản lý thị trường vàng

    Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn về quản lý thị trường vàng

    Là "Tư lệnh" ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng 11/11, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã trả lời đại biểu về nhiều nội dung, trong đó có vấn đề quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ.

  • Ông Trương Thành Nam Phó Tổng Giám đốc OCB xin từ nhiệm

    Ông Trương Thành Nam Phó Tổng Giám đốc OCB xin từ nhiệm

    Ngày 7/11, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã có văn bản số 325601/2024/CV-OCB về việc nhận được đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động của ông Trương Thành Nam - Phó Tổng Giám đốc, theo nguyện vọng cá nhân. Đơn xin từ nhiệm của ông Nam sẽ có hiệu lực khi Hội đồng quản trị có quyết định miễn nhiệm.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay