Thứ ba, 29/10/2024
   

Vướng mắc của các tổ chức tín dụng thực hiện Thông tư 39/2016/TT-NHNN và đề xuất

Tổng hợp những vướng mắc và đề xuất của các tổ chức hội viên Hiệp hội Ngân hàng  trong quá trình thực hiện Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (Thông tư 39) ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) đối với khách

Tổng hợp những vướng mắc và đề xuất của các tổ chức hội viên Hiệp hội Ngân hàng  trong quá trình thực hiện Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (Thông tư 39) ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) đối với khách hàng.

Khoản 3 Điều 2. Khách hàng vay vốn tại TCTD (sau đây gọi là khách hàng) là pháp nhân, cá nhân, bao gồm: a) Pháp nhân được thành lập và hoạt động ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; b) Cá nhân có quốc tịch Việt nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.

Vướng mắc 1:

Hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân (DNTN) khi vay sẽ là chủ doanh nghiệp/người đại diện hộ gia đình đứng tên vay. Tuy nhiên, theo Thông tư số 02/2019/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thì, Hộ gia đình và DNTN đứng tên chủ tài khoản tiền gửi. Do vậy có thể dẫn đến sự khác biệt giữa Tên của Bên đi vay trong hợp đồng tín dụng và Tên tài khoản thanh toán của khách hàng vay tại ngân hàng. Điều này gây khó khăn trong việc thu nợ; gây khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng vì các sản phẩm cơ chế, chính sách giá áp dụng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp khác nhau. Mặt khác, các tài liệu hồ sơ đi kèm khoản vay như hợp đồng thương mại, hóa đơn… đều đứng tên DNTN nên công tác đối chiếu, thẩm định cũng khó khăn.

Đề xuất: Đảm bảo nhất quán giữa 2 thông tư đã nêu, đảm bảo thông tin tài khoản thanh toán và tài khoản vay của DNTN là thống nhất, tạo điều kiện cho các TCTD trong quản lý, kiểm soát và thu hồi nợ.

Vướng mắc 2:

Ngoài việc dựa vào Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu…, để xác định pháp nhân được thành lập ở nước ngoài có hoạt động hợp pháp tại Việt Nam thì chưa có căn cứ pháp luật để xác định các trường hợp pháp nhân nước ngoài. Nếu chỉ có hợp đồng mua bán cung cấp dịch vụ hàng hóa cho các đối tác Việt Nam thì có thuộc đối tượng khách hàng vay vốn hay không?

Đề xuất: Ngân hàng Nhà nước xem xét làm rõ khái niệm “hoạt động hợp pháp tại Việt Nam”

Khoản 8 Điều 2. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày TCTD giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời thời điểm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của TCTD và khách hàng. Trương hợp ngày cuối cùng của thời hạn cho vay là ngày lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần, thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo. Đối với thời hạn cho vay không đủ một ngày thì thực hiện theo quy địnhtại Bộ luật Dân sự về thời điểm bắt đầu thời hạn.

Vướng mắc 1:

Việc chuyển ngày thanh toán do trùng với ngày nghỉ, ngày lễ chỉ áp dụng cho duy nhất ngày đến hạn cuối cùng của thời hạn vay.

Đề xuất: Đề nghị điều chỉnh theo hướng việc chuyển đổi có thể được áp dụng trên cơ sở thỏa thuận cụ thể giữa Bên cho vay và Bên vay (có thể chuyển lên ngày làm việctrước đó hoặc tiếp theo) và có thể áp dụng cho tất cả các ngày đến kỳ hạn.

Vướng mắc 2:

Hiện tại chưa có sự thống nhất trong cách xác định thời hạn cho vay đối với khách hàng giữa Thông tư 39, Thông tư 14 và Bộ luật Dân sự. Giả sử, khách hàng rút vốn vay ngày 01/4/2017, thời hạn cho vay 3 tháng. Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì, thời hạn vay của khách hàng được xác định theo một số cách như sau:

+ Theo thông tư 39 thì thời hạn cho vay từ ngày 02/4/2017 đến ngày 02/7/2017 (thời hạn cho vay được tính từ ngày tiếp theo ngày TCTD giải ngân vốn vay).

+ Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 148): Thời hạn cho vay từ ngày 01/4/2017 đến ngày 01/7/2017 (khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn).

+ Theo thông tư 14/2017/TT-NHNN (Khoản 2 Điều 4): thời hạn tính lãi được xác định theo 1 trong 2 cách: Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày 02/4/2017 (ngày tiếp theo ngày giải ngân khoản cấp tín dụng) đến hết ngày ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng; thời hạn tính lãi được xác định từ ngày 01/4/2017 (ngày giải ngân khoản cáp tín dụng) đến hết ngày liền kề trước ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng.

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn cụ thể về cách xác định thời hạn cho vay (gồm ngày bắt đầu và kết thúc thời hạn trả lãi) do hiện chưa thống nhất về cách hiều này.

Khoản 10 Điều 2. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc TCTD chấp thuaanjkeos dài thêm một khoảng thời giantrar nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận), thời hạn cho vay không thay đổi.

Vướng mắc 1:

Trường hợp thay đổi số tiền trả nợ của từng kỳ trả nợ chưa được nêu trực tiếp trong khái niệm về “điều chỉnh kỳ hạn trả nợ” này

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung để làm rõ cả việc “điều chỉnh số tiền trả nợ”.

Vướng mắc 2:

Theo hợp đồng tín dụng thì khách hàng trả nợ vào ngày 15 hàng tháng theo kỳ lương của khách hàng; nhưng khi khách hàng bị thay đổi kỳ lương về vào ngày 25 hàng tháng thì trường hợp này vẫn sẽ bị coi là cơ cấu nợ.

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét loại trừ trường hợp “thay đổi ngày trả nợ định kỳ trong tháng” thì không bị xác định là cơ cấu nợ vì rủi ro tín dụng không tăng.

Khoản 3 Điều 13. “… trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo dư nợ cho vay thực tế và thời gian thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó”

Vướng mắc:

Phương pháp “tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế” tốt nhưng gây nhiều khó khăn để giải thích cho khách hàng (đặc biệt là khách hàng cá nhân có mức thu nhập thấp hoặc chưa từng vay vốn), đa số khách hàng cá nhân khó hình dung mỗi tháng phải trả bao nhiêu tiền gốc, lãi

Đề xuất: Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng thêm phương pháp tính lãi theo số tiền giải ngân ban đầu và theo thời gian thực tế duy trì khoản vay. Đồng thời, khi áp dụng phương pháp này, không phải ghi rõ nội dung quy chiếu về lãi suất tương đương theo phương thức dư nợ giảm dần.

Khoản 4 Điều 13. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả nợ hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo theo thỏa thuân, thì khách hàng phải trả lại tiền vay như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

b) Trường hơp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do TCTD và khách hàng thỏa thuận, nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên nơ nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Vướng mắc 1:

Áp dụng lãi suất quá hạn đối với khoản vay quá hạn có thể làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và tăng trích lập dự phòng. Lý do: theo quy định tại thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng “Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn” Theo đó, nếu khách hàng đã thanh toán đầy đủ nợ gốc và lãi quá hạn thì khoản vay vẫn được xem là khoản nợ quá hạn, khi đó khoản nợ vẫn phải được phân loại là nợ quá hạn và phải trích lập dự phòng cho khoản nợ đó, cũng như các khoản nợ khác tại cùng TCTD

Đề xuất: TCTD được quyền thỏa thuận với khách hàng về một trong hai biện pháp chế tài áp dụng khi khách hàng chậm thanh toán: Phạt vi phạm hoặc áp dụng lãi quá hạn.

Vướng mắc 2:

Quy định lãi suất chậm trả trên số dư lãi chậm trả không quá 10%/năm là quá thấp, thấp hơn lãi suất cho vay thông thường trong một số khoản vay.

Đề xuất: Kiến nghị thay mức trần lãi suất chậm trả bằng biện pháp áp dụng mức phạt 150% lãi suất trong hạn.

Điều 14. Các TCTD chỉ được thu các loại phí sau: “1/Phí trả nợ trước hạn trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn. 2/Phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. 3/Phí thu xếp cho vay hợp vốn. 4/Phí cam kết rút vốn kể từ thời điểm thỏa thuận cho vay có hiệu lực đến ngày giải ngân vốn vay lần đầu. 5/Các loại phí khác liên quanđến hoạt động cho vay được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật liên quan”.

Vướng mắc 1:

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 42/2011/TT-NHNN thì trong cho vay hợp vốn có thành viên tham gia cấp tín dụng hợp vốn, thành viên đầu mối dàn xếp cấp tín dụng hợp vốn. Phí thu xếp cho vay hợp vốn được hiểu là áp dụng cho thành viên đầu mối dàn xếp cho tất cả thành viên tham gia cho vay hợp vốn?

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi quy định làm rõ đối tượng được thu phí thu xếp cho vay hợp vốn.

Vướng mắc 2:

Trên thực tế, với các dự án đầu tư lớn, thời gian rút vốn của khách hàng rất dài, vì kéo theo suốt thời giai đoạn đầu tư xây dựng dự án và TCTD luôn phải bố trí nguồn vốn lớn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu giải ngân đó của khách hàng. Trong khi đó TCTD chỉ được thu phí đến ngày giải ngân vốn đầu tiên là không hợp lý, ảnh hưởng đến chi phí vốn của TCTD và không phù hợp với thông lệ quóc tế.

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi theo hướng cho phép thu phí cam kết rút vốn trong thời hạn rút vốn đã thỏa thuận.

Vướng mắc 3:

Không có nguồn thu để bù đắp chi phí phục vụ khách hàng đối với các chi phí phát sinh không liên quan đến hoạt động cho vay

Đề xuất: Ngân hàng Nhà nước cần xem xét cho phép các TCTD được quyền thu các loại phí quản lý hành chính liên quan đến khoản vay như phí truy xuất hồ sơ vay/sao kê thanh toán, phí trả cho bên thứ ba trong quá trình phân phối hồ sơ theo yêu cầu của khách hàng, phí quản lý sau cho vay theo yêu cầu của khách hàng.

Khoản 2 Điều 16. Khách hàng cung cấp thông tin cho TCTD và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các tài liệu gửi cho TCTD.

a) Các tài liệu quy định tại Điều 9 Thông tư này;

b) Báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích ghi trong thỏa thuận cho vay;

c) Các tài liệu để chứng minh việc áp dungjbieenj pháp bảo đảm tiền vay.

Vướng mắc:

Có 2 cách hiểu (i) Ngoài các tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, khách hàng phải cung cấp cho TCTD “báo cáo việc khách hàng sử dụng vốn vay như thế nào” dưới dạng văn bản; (ii) Khách hàng báo cáo việc sử dụng vốn vay (không quy định bắt buốc phải báo cáo bằng văn bản) và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Trường hợp khách hàng không báo cáo dưới dạng văn bản thì TCTD có phải thực hiện xác nhận nội dung báo cáo của khách hàng hay không? (ví dụ ghi chép, lập thành biên bản có chữ ký xác nhận của khách hàng)

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn làm rõ nội dung quy định này để TCTD có cơ sở thực hiện cũng như thống nhất thực hiện giữa các TCTD

Khoản 4 Điều 18. TCTD và khách hàng thỏa thuận về thứ thự thu nợ gốc, lãi tiền vay. Đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, TCTD thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau

Vướng mắc:

Việc quy định thứ tự thu nợ đối với các khoản nợ bị quá hạn trả nợ có thể hạn chế nguồn thu lãi vay của TCTD, do TCTD phải thu nợ gốc trước và thu lãi sau cho dù khách hàng chỉ mới quá hạn 1 ngày và khoản vay vẫn được xem là là khoản vay tốt.

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước trao quyền cho TCTD được thỏa thuận với khách hàng về trình tự thu gốc-lãi ngay cả trong trường hợp khoản nợ bị quá hạn. Nếu vì nguyên tắc bảo toàn vốn gốc và bảo vệ quyền lợi khách hàng thì trình tự thu gốc trước, lãi sau chỉ nên áp dụng đối với khoản nợ xấu (Nợ nhóm 3 trở lên)

Khoản 3 Điều 19. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận

Vướng mắc 1:

Nếu khách hàng đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ sau ngày đến hạn vẫn được chấp nhận miễn là trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên, phần dư nợ này sau ngày đến hạn thanh toán đã bị coi là quá hạn.

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét làm rõ thời hạn cơ cấu cho phù hợp với thực tế.

Vướng mắc 2:

Thực tế một số khách hàng sau thời hạn trên được đánh giá có khả năng trả nợ đầy đủ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh.

Đề xuất: TCTD được xem xét, thỏa thuận với khách hàng ngay từ khi ký hợp đồng tín dụng như sau: Kỳ hạn trả nợ hàng tháng, sau thời hạn trên, nếu khách hàng vẫn không trả nợ, TCTD sẽ thực hiện thỏa thuận lại một khoảng thời gian và mức trả nợ mới. Trong trường hợp khách hàng thật sự khó khăn về tài chính ảnh hưởng đến việc trả nợ (ví dụ như mất việc, nguồn thu nhập giảm…) khách hàng có thể gửi yêu cầu tới TCTD để yêu cầu xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Vướng mắc 3:

Thời hạn quy định cho việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ nêu trên gây nhiều hạn chế cho ngân hàng về mặt thời gian xử lý các yêu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ phía khách hàng cá nhân; ngân hàng sẽ không thể hỗ trợ các khách hàng gặp phải những khó khăn tài chính nếu thời hạn vượt quá 10 ngày.

Đề xuất: Thực tế hiện nay, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khách hàng đã bị quá hạn là một trong các giải pháp được sử dụng nhiều trong việc xử lý nợ xấu. Với những khách hàng đang bị quá hạn nhưng có phương án sản xuất mới có hiệu quả, tạo được nguồn trả nợ thì TCTD vẫn xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ để giãn áp lực trả nợ cho khách hàng.

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét bỏ quy định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ chỉ được thực hiện trước hoặc trong ngày đến hạn kỳ hạn, thời hạn trả nợ, đồng thời bổ sung quy định trường hợp thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoản vay đang bị quá hạn, khoản vay sau khi được cơ cấu lại phải phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro không thấp hơn nhóm nợ của khoản vay trước khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho đến khi khách hàng trả được nợ đúng lịch đã cơ cấu lại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ

Vướng mắc 4:

Thực tế Điều này có một số vướng mắc như sau: Trước hoặc trong thời hạn 10 ngày của gày đến kỳ hạn, ngân hàng khó có thể đánh giá khách hàng trả nợ chính xác được hay không được kỳ hạn đó dù chưa đến ngày trả nợ thỏa thuận; trong thời hạn cho phép, nhằm gia tăng trách nhiệm trả nợ của khách hàng, ngân hàng có thể gấy áp lực và chấp nhận quá hạn một khoảng thời gian nhất định để yêu cầu khách hàng thực hiện trả nợ theo kỳ hạn hoặc do điều kiện khách quan khác gây trễ hạn một khoảng thời gian nhất định. Trong một số trường hợp, khi khách hàng quá hạn một thời gian, ngân hàng mới chấp thuận cơ cấu thì vướng vào quy định này.

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét quy định 30 ngày hoặc dài hơn 30 ngày để tiến sát hơn với thông lệ quốc tế.

Điều 20. TCTD chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được TCTD chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn…

Vướng mắc 1:

Việc chuyển nợ quá hạn, áp dụng lãi suất quá hạn… sẽ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, khách hàn đương nhiên biết và buộc phải biết vì đã được TCTD cung cấp cho khách hàng đày đủ các thông tin theo Điều 16. Khách hàng cũng là 1 bên ký hợp đồng tín dụng, nên cũng có nghĩa vụ và quyền lợi theo dõi quá trình vay trả nợ của mình. Do vậy, nếu bắt buộc TCTD phải gửi thông báo cho khách hàng thì phát sinh chi phí và thủ tục hành chính cho các TCTD.

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét không quy định việc thông báo là nghĩa vụ bắt buộc với TCTD.

Vướng mắc 2:

Đối với khoản vay bị chậm trả lãi vay, TCTD không thể chuyển nợ quá hạn. TCTD chỉ được phép chuyển nợ quá hạn khi thực hiện chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo Khoản 1 Điều 21.

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thống nhất về nợ quá hạn (bao gồm cả nợ gốc và lãi suất quá hạn) theo thông tư 39 và Thông tư 02.

Vướng mắc 3:

TCTD chỉ có thể chuyển khoản nợ gốc thành nợ quá hạn mà không có khái niệm chuyển khoản nợ lãi quá hạn. Tuy nhiên, tại Khoản 6.3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, khoản nợ quá hạn được định nghĩa là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nư vây, chưa có sự thống nhất cho định nghĩa nợ lãi quá hạn giữa Thông tư 39 và thông tư 02.

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thống nhất về nợ quá hạn (bao gồm cả nợ gốc và lãi suất quá hạn) theo thông tư 39 và Thông tư 02.

Khoản 1 Điều 21. TCTD có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay

Vướng mắc:

Quy định này gây cách hiểu răng TCTD chỉ được quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong trường hợp jhachs hàng cung cấp thông tin sai sự thật; khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm.

Theo thông lệ quốc tế và cũng được cụ thể hóa trong Điều 10 Thông tư 41/2016/NHNN thì có thể có cam kết cho vay hủy ngang (cam kết ngoại bảng bao gồm cả hạn mức tín dụng chưa sử dụng mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền hủy ngang hoặc tự động hủy ngang khi khách hàng vi phạm điều kiện hủy ngang hoặc suy giảm khả năng thực hiện nghĩa vụ) hoặc cam kết cho vay không hủy ngang (các cam kết ngoại bảng tương đương khoản cho vay, ví dụ: cam kết cho vay không hủy ngang là cam kết không thể hủy bỏ hoặc thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào đối với những cam kết đã thiết lập, trừ trường hợp phải hủy bỏ hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật).

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi theo thông lệ quốc tế và Thông tư số 41/2016/TT-NHNN

Điều 24. Kiểm tra sử dụng tiền vay. 1) Khách hàng có trách nhiệm sử dụng vốn vay và trả nợ theo nội dung thỏa thuận; báo cáo và cung cấp tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay theo yêu cầu của TCTD. 2) TCTD có quyền thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, trả nợ của khách hàng theo quy trình nội bộ quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 22 của Thông tư này.

Vướng mắc 1:

Việc cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi của khách hàng do chính TCTD phát hành hoặc tài khoản tiền gửi của khách hàng tại chính TCTD cho vay nhưng yêu cầu phải đáp ứng đầy đủ các hồ sơ cho vay, điều kiện cho vay, chứng minh múc đích sử dụng vốn vay và việc thực hiện kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay là rất khó thực hiện.

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép đối với các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá, TCTD có thể xem xét giảm bớt hồ sơ, điều kiện cho vay, đối với các khoản vay có thời hạn dưới 3 tháng không nhất thiết phái trực hiện kiểm tra say cho vay, không cần hóa đơn, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn.

Vướng mắc 2:

Một số trường hợp khách hàng mua hang hóa của bên thụ hưởng là hộ kinh doanh tại các địa bàn nông thôn nộp thuế khoán, việc cung cấp hóa đơn chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay là các hóa đơn bán lẻ, bảng kê, hợp đồng mua bán, giấy mua bán viết tay… Những trường hợp này các đoàn kiểm tra, kiểm toán yêu cầu phải bổ sung chứng từ theo đúng quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014.

Đề xuất: Đề nghị Ngân hang Nhà nước hướng dẫn cụ thể hơn về việc chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, nhất là đối với các trường hợp bên cung cấp chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay là các hộ kinh doanh qui mô nhỏ, nộp thuế khoán tại địa bàn nông thôn.

Vướng mắc 3:

Khoản vay có bảo đảm bằng tiền gửi có rủi ro tín dụng thấp, do đó đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép TCTD linh hoạt trong việc thu thập chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn hoặc cho phép TCTD kiểm tra mục đích vay vốn bằng hình hức khác ngoài hình thức thu thập chứng từ cụ thể.

Khoản 1 Điều 26. Khi thực hiện cho vay, TCTD có trách nhiệm: 1)Tuân thủ các quy định về những trường hợp không được cho vay, hạn chế cho vay và giới hạn cho vay tại Điều 126, Điều 127, Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng..

Vướng mắc:

Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng quy định không được cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho các đối tượng hạn chế cấp tín dụng. Tuy nhiên, sau khi Thông tư 19/2018/TT-NHNN xóa bỏ quy định tại Điều 12 Thông tư 36/2014/TT-NHNN thì hiện nay không có quy định nào hướng dẫn thế nào là cấp tín dụng với  điều kiện ưu đãi cho đối tượng nêu trên.

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét bổ sung có hướng dẫn về các điều kiện ưu đãi khi cấp tín dụng (cho vay) đối với các đối tượng quy định tại Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng để thực hiện.

Khoản 4 Điều 27. Cho vay theo hạn mức: TCTD xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trongg hạn mức cho vay, TCTD thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, TCTD xem xét xác định lại hạn mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này.

Vướng mắc:

Quy định tại Khoản 1 Điều 27 “Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, TCTD và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay”. Như vậy, quy định tại Khoản 4 Điều 27 có thể gây sự nhầm lẫn giữa các phương thức cho vay. Thực tế, trên cơ sở thẩm định xem xét cho vay TCTD và khách hàng đã ký hợp đồng cho vay hạn mức với khách hàng phục vụ nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, liên tục của khách hàng. Việc quy định mỗi lần đề nghị giải ngân phải thực hieenjcho vay từng lần sẽ phát sinh thủ tục phiền hà, khó khăn cho khách hàng tiếp cận vốn vay.

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, chỉnh sửa phù hợp với hoạt động thực tế.

Khoản 1 Điều 28. TCTD và khách hàng căn cứ vào chu kỳ hoạt động kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay và thời hạn hoạt động còn lại của TCTD để thỏa thuận về thời hạn cho vay.

Vướng mắc:

Nếu căn cứ nội dung này thì TCTD có được phép thực hiện hay không đối với trường hợp khách hàng vay vốn trung hạn cho nhu cầu vay vốn lưu động (tại mức ổn định trong suốt chu kỳ kinh doanh)

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét làm rõ có hạn chế nào giữa loại cho vay (ngắn, trung, dài hạn) với nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Điều 32. TCTD phải lập hồ sơ vay vốn, trong đó có các hồ sơ sau: Báo cáo tình hình thu nhập của khách hàng trong thời gian vay vốn. Quyết định cho vay có chữ ký của người có thẩm quyền; trường hợp quyết định tập thể, phải có biên bản ghi rõ quyết định được thông qua.

Vướng mắc:

Quy định này được áp dụng chung cho cả hoạt động cho vay phục vụ đời sống của ngân hàng thương mại và cho vay tiêu dùng của công ty tài chính nên dẫn đến tình trạng không phù hợp với đặc thù của hoạt động tín dụng tiêu dùng. (i)Đối với báo cáo tình thình thu nhập của khách hàng trong thời gian vay vốn: Số lượng khách hàng công ty tài chính tiêu dùng phục vụ rất lớn và trải rộng trên khắp cả nước. Các khoản vay hầu hết có gí trị nhỏ lẻ, thời hạn vay ngắn và số tiền gốc và lãi phải trả được chia thành các kỳ hạn tháng liên tiếp trong suốt thời hạn vay. Hàng tháng, trước khi đến hạn thanh toán, công ty tài chính tiêu dùng liên lạc với khách hàng qua điện thoại để thông báo về khoản thanh toán, đồng thời cũng là biện pháp để phát hiện sớm khách hàng có vấn. Trường hợp nhận thấy khách hàng có dấu hiệu rủi ro, công ty tài chính áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để xử lý, tránh trường hợp nợ quá hạn. (ii) Đối với quyết định cho vay có chữ ký của người có thẩm quyền: công ty tài chính tiêu dùng phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện hoạt động thảm định và phê duyệt khoản vay nhằm đảm bảo tính chính xác và hạn chế tối đa chủ quan do sự can thiệp của con người. Các thông tin, dữ liệu khách hàng đều được lưu trữ trên hệ thống; Việc yêu cầu phải lưu trữ quyết định cho vay có chữ ký của người có thẩm quyền không phù hợp với thực tiễn hoạt động cho vay tiêu dùng. Do đó, việc lưu trữ thêm các tài liệu này là không cần thiết và tạo ra gánh nặng chi phí về nhân lực, in ấn, lưu trữ.

Đề xuất: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước bỏ 2 loại tài liệu này.

Các ý kiến khác

1. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn rõ liên quan mục đích vay “phục vụ nhu cầu đời sống” cũng bao gồm cả mục đích vay “tiêu dùng” theo Thông tư 43/2016/TT-NHNN để tạo thuận lợi cho quá trình báo cáo của các công ty tài chính.

2. Khách hàng gửi tiết kiệm khi sắp đến ngày đáo hạn, khách hàng muốn vay lại đề không bị thiệt hại về lãi tiền gửi so với tất toán trước hạn, các trường hợp này ngân hàng rất khó thu thập chứng từ sử dụng vốn, cũng như khách hàng không hợp tác trong việc cung cấp chứng từ vì cho rằng đây là tiền của khách hàng gửi tiết kiệm.

Các khoản vay mục đích thấu chi trên tài khoản với số tiền nhỏ lẻ (bình quân 20 triệu đồng, tối đã 100 triệu đồng/khách hàng) phát sinh khi khách hàng có nhu cầu dùng tiền gấp và thông thường hoàn trả ngay sau đó nên việc thu thập chứng từ sử dụng vốn tốn nhiều thời gian, mất nhiều chi phí để liên hệ đôn đốc khách hàng cung cấp chứng từ.

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có cơ chế riêng đối với cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm và vay thấu chi nhỏ lẻ để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng và khách hàng trong giao dịch vay vốn.

3. Khoản 4 Điều 1 Quyết định số 312/QĐ-NHNN về việc đính chính Thông tư 39 có quy định về việc lưu trữ hồ sơ cho vay phải có báo cáo tài chính nộp cơ quan nhà nước có thẩm quyền và/hoặc báo cáo tài chính đã kiểm toán đối với trường hợp khách hàng phải lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên quy định này gây khó khăn trong thực tế, do thời điểm tổ chức cho vay vốn có thể khác với thời điểm lập báo cáo tài chính, ngoài chứng từ là báo cáo tài chính thì còn nhiều loại chứng từ khác có thể thể hiện được khả năng tài chính của khách hàng vay vốn.

Đề nghị không quy định bắt buộc phải có báo cáo tài chính để khách hàng vay vốn thay thế bằng chứng từ khác.

4. Các doanh nghiệp nhỏ khi vay vốn hiện nay đang gặp khó khăn trong khâu cung cấp báo cáo tài chính, vì theo quy định tại Thông tư 39, khách hàng phải nộp cho TCTD báo cáo tài chính nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hệ thống sổ sách báo cáo của các doanh nghiệp nhỏ hiện nay thương đơn giản, chưa đầy đủ và chuyên nghiệp do quy mô và tính chất hoạt động, vì thế công tác xử lý, xét duyệt hồ sơ vay vay mất khá nhiều thời gian.

Đề nghị: Đối với các doanh nghiệp nhỏ, doanh thu khoảng 20 tỷ/năm thì việc cung cấp hồ sơ báo cáo tài chính nên theo quy định của TCTD nhằm đơn giản quá trình xử lý hồ sơ vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của các đối tượng doanh nghiệp này.

5. Thông tư 39 và công văn 1576 chưa quy định rõ việc xem xét cơ cấu nợ đối với các trường hợp sau: (i) Khoản vay của khách hàng đã có một kỳ/một số kỳ quá hạn nhưng đã trả nợ đầy đủ. Tại thời điểm xem xét cơ cấu nợ, khách hàng không có nợ quá hạn thì TCTD có được thực hiện cơ cấu nợ cho khách hàng hay không? (ii) Trường hợp khách hàng có nhiều khoản vay, trong đó có 1 khoản vay đã từng phát sinh một kỳ/một số kỳ quá hạn thì có được thực hiện cơ cấu nợ đối với (các) khoản vay khác chưa bị quá hạn hay không? (iii) Khoản vay có một kỳ/một số kỳ quá hạn dưới 10 ngày và đã thực hiện trả nợ đầy đủ thì TCTD có được cơ cấu nợ cho khách hàng không?

Đề nghị: Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn cụ thể về việc cơ cấu nợ đối với khách hàng để các TCTD có cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay