Nội dung chương trình đào tạo:
A. Một số tiếp cận cơ bản
I. Khung pháp lý chung về hợp đồng tín dụng
- Nhận diện bản chất pháp lý
- Các yếu tố cơ bản cấu thành hợp đồng tín dụng
- Quy trình xác lập, thực hiện, chuyển giao, chấm dứt hợp đồng tín dụng.
- Thảo luận; nhận diện rủi ro pháp lý liên quan trong thực tế.
II. Khung pháp lý chung về hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Nhận diện bản chất pháp lý
- Cá-c yếu tố cơ bản cấu thành hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Quy trình xác lập, thực hiện, chuyển giao, chấm dứt hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Thảo luận: nhận diện rủi ro pháp lý liên quan trong thực tế.
B. Một số vấn đề pháp lý cụ thể trong xác lập, thực hiện hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay
I. Về chủ thể
1. Hợp đồng tín dụng
- Cơ chế pháp lý xác định bên vay, bên cho vay; thay đổi bên vay, bên cho vay
- Chủ thể có quyền, lợi ích liên quan.
- Xác lập, thay đổi, chấm dứt đại diện
- Thảo luận: nhận diện rủi ro pháp lý liên quan trong thực tế.
2. Hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Cơ chế pháp lý xác định bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm; thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm.
- Chủ thể có quyền, lợi ích liên quan.
- Xác lập, thay đổi, chấm dứt đại diện
- Thảo luận; nhận diện rủi ro pháp lý liên quan trong thực tế.
II. Nhận diện, quy trình xác định tài sản vay, lãi suất trong hợp đồng tín dụng
- Quy định của pháp luật và lựa chọn cơ chế pháp lý trong quy định vào hợp đồng tín dụng.
- Thảo luận: nhận diện rủi ro pháp lý liên quan trong thực tế.
III. Nhận diện, quy trình xác định nghĩa vụ được bảo đảm, tài sản bảo đảm
- Quy định của pháp luật và lựa chọn cơ chế pháp lý trong quy định vào hợp đồng bảo đảm.
- Thảo luận: nhận diện rủi ro pháp lý liên quan trong thực tế.
IV. Cơ chế pháp lý về xác định, thực hiện, chuyển giao quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
1. Xác định, thực hiện, chuyển giao quyền, nghĩa vụ của bên cho vay, bên vay
- Quy định của pháp luật và lựa chọn cơ chế pháp lý trong quy định vào hợp đồng tín dụng.
- Thảo luận: nhận diện rủi ro pháp lý liên quan trong thực tế.
2. Xác định, thực hiện, chuyển giao quyền, nghĩa vụ của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm.
- Quy định của pháp luật và lựa chọn cơ chế pháp lý trong quy định vào hợp đồng bảo đảm.
- Thảo luận: nhận diện rủi ro pháp lý liên quan trong thực tế.
V. Trách nhiệm dân sự và cơ chế giải quyết khi có việc vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng.
- Nhận diện trách nhiệm dân sự trong hợp đồng tín dụng và cơ chế giải quyết khi vi phạm nghĩa vụ của bên vay, bên cho vay theo hợp đồng tín dụng
- Nhận diện trách nhiệm dân sự trong hợp đồng tín dụng và cơ chế giải quyết khi vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm; vi phạm nghĩa vụ của bên bảo đảm, nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm.
- Thảo luận; nhận diện rủi ro pháp lý liên quan trong thực tế.
Hình thức, thời lượng và thời gian đào tạo:
- Hình thức đào tạo: Trực tuyến. Đường Link chương trình sẽ được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam gửi trực tiếp đến các học viên tham dự qua email.
- Thời lượng đào tạo: 01 ngày
- Thời gian tổ chức: Thứ 7, ngày 25/05/2024
Buổi sáng: 8h00 – 12h00; Buổi chiều: 13h30 – 17h00.
Giảng viên: Ông Nguyễn Hồng Hải – Cục trưởng Cục Đăng ký Quốc gia Giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp.
Đối tượng tham dự:
Cán bộ Ngân hàng có kinh nghiệm, đặc biệt là nhân viên tín dụng.
Các cán bộ làm pháp chế ngân hàng.
Các đối tượng khác có nhu cầu.
Học phí và phương thức thanh toán:
- Học phí:
+ Đơn vị thuộc Tổ chức hội viên của Hiệp hội Ngân hàng: 500.000 đồng/học viên.
+ Đơn vị không thuộc Tổ chức hội viên của Hiệp hội Ngân hàng: 1.000.000 đồng/học viên.
- Phương thức thanh toán: Chuyển khoản qua tài khoản của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam số: 1201 00000 26727 tại Ngân hàng BIDV- Chi nhánh Sở giao dịch I;
- Nội dung thanh toán: “Tên đơn vị - thanh toán học phí khóa học "Khung Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm theo quy định của Luật dân sự ngày 25/5/2024”.
Đăng ký tham dự và nhập học:
Trân trọng kính mời các đơn vị có nhu cầu, cử cán bộ và đăng ký danh sách học viên khóa đào tạo theo mẫu phiếu (đính kèm) và gửi theo đường bưu điện, fax hoặc email trước ngày 15/5/2024 về địa chỉ: Trung tâm Đào tạo – Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - Số 193 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024.3821.8682; fax: 024.3974.0427. Chi tiết liên hệ: ông Đỗ Quang Long – 0904.966.998. Email: ttdt.vnba@gmail.com.
Để khóa đào tạo đạt kết quả, kính đề nghị Anh/Chị học viên vui lòng tổng hợp và gửi câu hỏi về BTC theo địa chỉ email: ttdt.vnba@gmail.com. trước ngày 15/5/2024 để giảng viên chuẩn bị và giải đáp trực tiếp tại buổi đào tạo.