Thứ hai, 28/07/2025
   

Vấn đề quyết toán thuế khi có giao dịch liên kết

Quyết toán thuế khi có giao dịch liên kết là việc doanh nghiệp khi có phát sinh với các bên có quan hệ liên kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kê khai cũng như nghĩa vụ lập hồ sơ trong giao dịch liên kết. Đây là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Quyết toán thuế khi có giao dịch liên kết là việc doanh nghiệp khi có phát sinh với các bên có quan hệ liên kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kê khai cũng như nghĩa vụ lập hồ sơ trong giao dịch liên kết. Đây là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp giao dịch liên kết, các doanh nghiệp có quan hệ giao dịch liên kết phải nộp các tờ khai liên quan khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Tuy nhiên, hiện nay một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ có quan hệ giao dịch liên kết theo kiểu gia đình chưa nắm được quy định này.

Do đó, khi quyết toán thuế các doanh nghiệp phát sinh giao dịch liên kết cần lưu ý:

Kê khai giao dịch liên kết

Xác định đúng các nghĩa vụ kê khai của doanh nghiệp khi có giao dịch liên kết. Việc này rất quan trọng vì không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ bạn có thể bị ấn định tỷ suất lợi nhuận. Với Thông tư số 66/2010/TT-BTC thì các doanh nghiệp phải kê khai giao dịch liên kết và nộp cùng với tờ khai quyết toán thuế TNDN năm.

Nhưng theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì sẽ có một số trường hợp được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết, hoặc phải kê khai nhưng được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

Doanh nghiệp cũng cần có tờ khai giao dịch liên kết nếu doanh nghiệp có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132 và nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chi phí lãi vay

Đối với chi phí lãi vay thì đây là chi phí các doanh nghiệp hầu như đều có. Vậy chi phí này khi có giao dịch liên kết thì được tính vào chi phí được trừ như thế nào?

Một quy định khác, đó là các doanh nghiệp có giao dịch liên kết chỉ được tính chi phí lãi vay không vượt quá 30% lợi nhuận thuần, nếu vượt quá thì phải chuyển sang kỳ sau. Những nội dung này hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ có quan hệ liên kết theo kiểu gia đình đang rất thờ ơ.

Vì thế, các doanh nghiệp cần chú ý để khi khai thuế phải nộp tờ khai tính toán tỷ lệ lãi vay, cũng như các biểu mẫu xác định các thông tin về giao dịch liên kết để tránh rủi ro trong quyết toán thuế. Căn cứ theo mục a và b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì:

Tổng chi phí tiền lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;

Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.

Từ quy định trên, ta có công thức tính tổng chi phí lãi vay được trừ như sau:

Tổng chi phí lãi tiền vay được trừ = 30% * (Tổng lợi nhuận thuần + lãi tiền vay - lãi tiền gửi/tiền cho vay + chi phí khấu hao)

Trong đó:

EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) =Tổng lợi nhuận thuần + lãi tiền vay - lãi tiền gửi/tiền cho vay + chi phí khấu hao)

Như vậy: Tổng chi phí lãi tiền vay được trừ = 30% * EBITDA

Chuyển chi phí lãi vay

Với việc chi phí lãi vay nếu vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao thì phần chi phí lãi vay này sẽ cần được theo dõi cho các năm kế tiếp. Đồng nghĩa với đó là việc phải theo dõi và kết chuyển chi phí lãi vay để tính chi phí được trừ nếu đủ điều kiện.

Hồ sơ chuyển giá

Với những doanh nghiệp khác nhau thì các quan hệ liên kết hay các phát sinh liên kết cũng không giống nhau. Đặc biệt, các doanh nghiệp phải lập hồ sơ giao dịch liên kết cần chú ý vấn đề sau:

- Lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết: sử dụng cơ sở dữ liệu so sánh không trung thực, không đúng thực tế để phân tích so sánh, kê khai; không nêu được rõ nguồn gốc số liệu để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận để kê khai giao dịch liên kết; các doanh nghiệp lấy dữ liệu so sánh không tương đồng với doanh nghiệp của doanh nghiệp...

- Không có cơ sở dữ liệu để so sánh;

- Sử dụng sai phương pháp xác định giá giao dịch liên kết khi kê khai, lập hồ sơ;

- Rủi ro khi giải trình với cơ quan thuế: Không đồng nhất giữa kê khai và lập hồ sơ giao dịch liên kết.

  • Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 4 tháng 7

    Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 4 tháng 7

    Triển vọng tăng trưởng tại các nền kinh tế lớn đang yếu đi và ngày càng phân hóa; FED có thể cắt giảm 100 điểm cơ bản từ nay đến cuối 2026; Lãi suất huy động có xu hướng ổn định, lãi suất cho vay giảm rõ rệt; Nhiều ngân hàng ghi nhận tăng trưởng mạnh về tổng tài sản và huy động vốn, phản ánh quy mô hoạt động mở rộng trong quý II/2025; Miễn giảm lãi vay cho khách hàng bị thiệt hại do bão số 3;... Đây là một số thông tin chính trong Bản tin Kinh tế-Tài chính-Tiền tệ tuần 4 tháng 7/2025.

  • ACB có gì trong cuộc đua thị phần thu hút khách hàng FDI

    ACB có gì trong cuộc đua thị phần thu hút khách hàng FDI

    Bất chấp căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Việt Nam vẫn duy trì sức hút với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ các chính sách mở cửa và sự trợ lực lớn từ hệ thống ngân hàng bản địa.

  • Hoạt động nổi bật của hội viên khu vực phía Nam tuần từ 21/7 - 25/7/2025

    Hoạt động nổi bật của hội viên khu vực phía Nam tuần từ 21/7 - 25/7/2025

    Hoạt động nổi bật của hội viên khu vực phía Nam tuần từ 21/7 - 25/7/2025 với các thông tin chính sau: Các ngân hàng đồng loạt công bố Báo cáo tài chính Quý II/2025 với nhiều kết quả tích cực; Các ngân hàng tung nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, mở rộng hợp tác chiến lược và được vinh danh tại nhiều giải thưởng uy tín.

  • Tín dụng tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM và Đồng Nai tăng 6% trong 6 tháng đầu năm 2025

    Tín dụng tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM và Đồng Nai tăng 6% trong 6 tháng đầu năm 2025

    Đến cuối tháng 6/2025, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn khu vực Đông Nam Bộ (TP.HCM và Đồng Nai) đạt khoảng 1,445 triệu tỷ đồng, chiếm 27,1% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn, tăng 6% so với cuối năm 2024 và tăng 13,4% so với cùng kỳ.

  • HDBank lọt Top 5 quản trị chuẩn mực ASEAN 2025

    HDBank lọt Top 5 quản trị chuẩn mực ASEAN 2025

    Ngày 24/7/2025, tại Kuala Lumpur (Malaysia), Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) được vinh danh Top 5 doanh nghiệp niêm yết Việt Nam có chuẩn mực quản trị tốt nhất, trở thành ngân hàng Việt tiêu biểu ghi dấu ấn tại ASEAN Corporate Governance Awards 2025.

  • Agribank hợp tác toàn diện với MobiFone, đẩy mạnh chuyển đổi số

    Agribank hợp tác toàn diện với MobiFone, đẩy mạnh chuyển đổi số

    Ngày 24/7/2025, tại trụ sở Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và MobiFone đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, khẳng định cam kết đồng hành kiến tạo giá trị số, mở rộng tài chính toàn diện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số Việt Nam.

  • SHB hợp tác toàn diện với CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn

    SHB hợp tác toàn diện với CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn

    Ngày 23/7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ giữa hai doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và năng lượng, lọc hóa dầu.

  • UBKT Trung ương làm việc với một số tổ chức đảng ngành Ngân hàng về công tác kiểm tra, giám sát

    UBKT Trung ương làm việc với một số tổ chức đảng ngành Ngân hàng về công tác kiểm tra, giám sát

    Ngày 21/7/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã chủ trì chương trình làm việc với đảng ủy các ngân hàng thương mại nhà nước và tổ chức tài chính lớn để đánh giá, chỉ đạo các mặt công tác trọng tâm. Hội nghị do Đảng ủy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đăng cai tổ chức.

  • Ngân hàng Nhà nước trao tặng tỉnh Quảng Trị 7 tỉ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội

    Ngân hàng Nhà nước trao tặng tỉnh Quảng Trị 7 tỉ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội

    Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 26/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức chương trình trao tặng an sinh xã hội cho tỉnh Quảng Trị.

  • VietinBank tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

    VietinBank tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

    Ngày 24/7/2025, VietinBank tổ chức các Đoàn Công tác đến thăm hỏi, tặng quà các thương binh, bệnh binh (TBBB) và người có công tại các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình và Phú Thọ. Chuyến thăm nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực nhằm phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tri ân những người có công với đất nước nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay