Thứ hai, 25/11/2024
   

Tiếp tục tìm giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh

Chiều 19/5, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức tọa đàm về phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả và bền vững. Theo đó, nhiều chuyên gia đã tham gia góp ý kiến để nâng cao hiệu quả thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhằm hạn chế các mặt rủi ro, nhưng vẫn đảm bảo vai trò trở thành

Chiều 19/5, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức tọa đàm về phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả và bền vững. Theo đó, nhiều chuyên gia đã tham gia góp ý kiến để nâng cao hiệu quả thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhằm hạn chế các mặt rủi ro, nhưng vẫn đảm bảo vai trò trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế.

Một số chuyên gia tham gia tọa đàm cho biết, tiềm năng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, cần có những giải pháp hợp lý kiểm soát rủi ro, kiến tạo để thị trường phát triển lành mạnh.

Theo đánh giá của ban tổ chức, năm 2022, kinh tế Việt Nam đã phục hồi tích cực. Kết thúc quý I/2022, tăng trưởng GDP đã vượt mốc 5% và tăng dần qua các quý cho thấy, nền kinh tế đang trên đà phục hồi cùng những nỗ lực của cả hệ thống chính trị để thúc đẩy phát triển kinh tế đã phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhìn lại, vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của cùng kỳ năm 2019 - thời kỳ bình thường và là năm tăng trưởng cao của nền kinh tế trước đại dịch. Mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% sẽ là thách thức lớn trong bối cảnh tình hình quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Cộng đồng doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trên cả môi trường kinh doanh quốc tế và nội địa, khi giá cả hàng hóa nguyên nhiên liệu đầu vào vẫn tiếp tục tăng cao, cùng với đó, những tác động từ thị trường vốn, tiền tệ với việc tiếp cận tín dụng vẫn còn khó khăn, mặt bằng lãi suất đang có tín hiệu tăng lên, các gói hỗ trợ tài khóa - tiền tệ một phần chưa thể tiếp cận được, nhất là gói hỗ trợ cấp bù lãi suất chưa đi vào triển khai.

Đáng chú ý, với những vụ việc liên quan đến các vi phạm pháp lý trên thị trường vốn, những rủi ro của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở thành điểm nghẽn khi hành lang pháp lý chưa hoàn toàn hoàn thiện và hạ tầng thị trường chưa thực sự đồng bộ.

Theo đó, các chủ trương chính sách rà soát, quản lý thị trường trái phiếu nói riêng, thị trường vốn nói chung theo hướng sát sao minh bạch, hiệu quả để hướng đến triển vọng tương lai là hoàn toàn đúng đắn, song vẫn khó tránh khỏi những tác động ngắn hạn.

Thị trường vốn vay luôn có vai trò chủ đạo, lớn gấp 3 lần thị trường vốn chủ sở hữu; trong đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có vai trò quan trọng là kênh tài trợ vốn vay trung dài hạn cho tổ chức kinh tế, đi song song với thị trường vốn vay ngân hàng. Việc này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống ngân hàng, đồng thời giảm rủi ro cho các doanh nghiệp, không bị quá phụ thuộc vào hệ thống tín dụng ngân hàng.

Trong 5 năm gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 46%/năm. Tính đến cuối năm 2021, thị trường có gần 1,2 triệu tỷ đồng được doanh nghiệp huy động qua thị trường trái phiếu, chiếm khoảng 12% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, vào khoảng 15% GDP sau điều chỉnh. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng như vậy, nhưng quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam chỉ chiếm khoảng 15% GDP, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực như Malaysia (56% GDP), Singapore (38% GDP), Thái Lan (25% GDP).

Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang có dấu hiệu hạ nhiệt vì một số diễn biến phát sinh, giảm cơ hội tiếp cận vốn của doanh nghiệp, qua đó, làm chậm nhịp phục hồi và phát triển và lỡ nhịp chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội 2022-2023 của quốc gia.

Để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định, các chuyên gia tham gia tọa đàm cho rằng, cần có sự nhận diện đúng vai trò của trái phiếu doanh nghiệp, đi cùng là các giải pháp đúng và trúng để đáp ứng các mục tiêu thúc đẩy thị trường vốn hiệu quả và bền vững, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, tăng trưởng của nền kinh tế và hội nhập tài chính toàn cầu.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay