Thứ ba, 04/02/2025
   

"Room” tín dụng cạn dần, nguy cơ tín dụng đen nảy nở

Các ngân hàng đang cạn dần không gian cho vay do hạn mức tăng trưởng tín dụng - “room”tín dụng được cấp cạn dần. Trong khi đó, nhu cầu vốn của doanh nghiệp, người dân vẫn rất lớn và điều này cảnh báo sự bùng phát của tín dụng đen.

Các ngân hàng đang cạn dần không gian cho vay do hạn mức tăng trưởng tín dụng - “room”tín dụng được cấp cạn dần. Trong khi đó, nhu cầu vốn của doanh nghiệp, người dân vẫn rất lớn và điều này cảnh báo sự bùng phát của tín dụng đen.

Vòng vo chuyện về “room”

Năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14%. Đây là chỉ tiêu khá phù hợp, nếu nhìn vào thực tế tăng trưởng của các năm trước, cụ thể tăng trưởng tín dụng thực tế của năm 2021 là 13,53%, tăng trưởng năm 2020 là 12,13%, năm 2019 là 13,5%...

Tuy nhiên, nhu cầu vay của nền kinh tế trong nửa đầu năm 2022 đã có nhiều đổi khác so với các năm trước. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 30/6/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,4 triệu tỷ đồng, tăng 9,35%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo đó tăng trưởng khá nhanh so với mức tăng trưởng 6,47% cùng kỳ năm 2021. Với nhu cầu tín dụng như trên, nhu cầu vay có thể sẽ đạt quy mô và tốc độ nhanh hơn khá nhiều so với năm ngoái, theo đó, “room” nếu không được mở thì tình trạng cung ít cầu nhiều diễn ra là điều tất yếu. Thực tế thời gian qua cũng có khá nhiều ý kiến từ phía các ngân hàng đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép nới “room” để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng.

Thậm chí, dư luận còn có những ý kiến “chỉ trích” về việc Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ “room” - là một công cụ có tính chất hành chính áp đặt, phi thị trường. Về vấn đề này, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước cũng từng giải thích, “room” đúng là một công cụ hành chính, nhưng việc Ngân hàng Nhà nước sử dụng “room” cũng trên tinh thần đúc kết kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới. “Kể cả nhiều nước đã có nền kinh tế thị trường hàng trăm năm cũng vẫn có lúc phải sử dụng các công cụ hành chính để điều hành” - ông Tú nói.

Nhìn lại lịch sử những năm trước đây, có những giai đoạn tín dụng tăng trưởng rất cao, ví dụ cả một giai đoạn từ 2001 - 2007, tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng bình quân trên 30%, năm cao kỷ lục là 51,54% (2006). Hệ quả là, trong giai đoạn tiếp theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã phải thực hiện giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, trong đó có việc phải đưa ra công cụ hành chính là “room” để hạn chế tăng trưởng nhằm kiểm soát các rủi ro từ việc ngân hàng cho vay quá nhiều.

Nguy cơ tín dụng đen

Nói thêm về vấn đề “room” tại thời điểm tháng 6/2022, ông Đào Minh Tú cho biết, việc mở “room” của Ngân hàng Nhà nước vào thời điểm nào là nghiệp vụ điều hành bình thường, nhưng theo ông Tú, việc “room” còn ít cũng là cơ hội để các ngân hàng cơ cấu lại nợ, sử dụng hiệu quả phần hạn mức đang được cấp, hướng vào các khoản vay có chất lượng.

Với bối cảnh hiện tại, việc vẫn phải sử dụng công cụ “room” để kiểm soát tăng trưởng tín dụng là cần thiết, đặc biệt kiểm soát an toàn của hệ thống ngân hàng là yêu cầu khá quan trọng. Bài học về những con số tăng phi mã của nợ xấu sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng cũng vẫn còn chưa dễ quên.

Tuy nhiên, việc siết tín dụng quá chặt so với nhu cầu nền kinh tế khiến cho thực tế thị trường đang dần xuất hiện nhiều ý kiến than phiền của doanh nghiệp và người dân về việc ngày càng khó khăn trong tiếp cận vốn vay ngân hàng. Trong đó, đại diện một số hiệp hội ngành nghề cũng đã lên tiếng về những khó khăn của doanh nghiệp do không vay được vốn phục vụ kinh doanh. Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, trong bối cảnh hiện nay nhiều ngân hàng bị siết “room” tín dụng nên doanh nghiệp xây dựng đang gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay. Theo đó, đại diện Hiệp hội Nhà thầu vừa qua cũng có đề xuất với Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn bổ sung những ưu tiên hợp lý cho tín dụng xây dựng, đặc biệt là các dự án trọng điểm theo quan điểm hỗ trợ cho sản xuất.

Đặc biệt, thực trạng doanh nghiệp và người dân khó tiếp cận vốn ngân hàng cũng đặt ra những lo ngại về tình trạng “tín dụng đen” có thể bùng phát trong thời gian tới. Mới đây, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 người để điều tra về hành vi cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Xác định bước đầu của cơ quan điều tra, 4 bị can cho một nạn nhân vay tổng cộng 550 triệu đồng với lãi suất lên tới

365 - 730%/năm, thu lợi bất chính hơn 130 triệu đồng. Trước đó vào giữa năm 2022, Công an TP. Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) cũng tạm giữ hình sự 7 nghi can để điều tra về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, với lãi suất cho vay lên tới 360%/năm.

Bài học bùng phát nợ xấu sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng

Nhìn lại các con số nợ xấu thời kỳ “đỉnh cao” cho thấy, tốc độ tăng trưởng nợ xấu lên tới mức cao 51% trong giai đoạn 2008 - 2011, gấp hai lần tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của cùng giai đoạn. Nợ xấu gia tăng giá trị lên đến 85.000 tỷ đồng, chiếm 3,3% tổng dư nợ và tiếp tục tăng lên 4,86% tổng dư nợ vào cuối năm 2012. Sau đó, ngành Ngân hàng phải trải qua những giai đoạn “chật vật” tái cơ cấu - đáng chú ý là sự kiện mua lại 3 ngân hàng 0 đồng vào năm 2015 - nợ xấu mới dần giảm xuống về mức 2,46% vào cuối năm 2016.

  • Agribank vững tin cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

    Agribank vững tin cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

    Tiếp nối những thành quả đã đạt được trong năm 2024, toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vững tin bước sang năm 2025, với quyết tâm hoàn thành cao nhất các mục tiêu, kế hoạch được giao, tiếp tục cùng đất nước sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới.

  • ABBank hoàn thành 81% kế hoạch năm 2024

    ABBank hoàn thành 81% kế hoạch năm 2024

    Kết thúc quý 4/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 58% so với năm 2023, đạt 809 tỷ đồng đạt 809 tỷ đồng, tương đương hoàn thành 81% kế hoạch năm. Đồng thời, số lượng giao dịch qua kênh số tại ABBank cũng có sự bứt phá đáng kể nhờ việc đầu tư nguồn lực nhằm tăng tiện ích và trải nghiệm khách hàng.

  • Bac A Bank dành 3.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SMEs vay ưu đãi từ 5%/năm

    Bac A Bank dành 3.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SMEs vay ưu đãi từ 5%/năm

    Từ nay tới 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay ngắn hạn “Tiếp sức vốn vay - Cơ hội trao tay”, có tổng hạn mức 3.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp SMEs) bổ sung vốn lưu động kịp thời, phục vụ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

  • Tăng tốc chuyển đổi số cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

    Tăng tốc chuyển đổi số cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, ngành Ngân hàng đã nhận thức cao và chỉ đạo quyết liệt công tác chuyển đổi số nhằm chuyển đổi hầu hết các hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ tín dụng sang môi trường số, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.

  • Thách thức và triển vọng ngân hàng số Việt Nam: Góc nhìn từ CEO Cake

    Thách thức và triển vọng ngân hàng số Việt Nam: Góc nhìn từ CEO Cake

    “Để phát triển bền vững, các ngân hàng số cần tập trung vào việc xây dựng niềm tin từ khách hàng, tăng cường độ bao phủ dịch vụ, đồng thời tận dụng sự phát triển của công nghệ và trí tuệ nhân tạo để đi sâu vào việc đáp ứng các nhu cầu thực tế và mang lại lợi ích lâu dài cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp”, ông Nguyễn Hữu Quang – Tổng Giám đốc Ngân hàng số Cake by VPBank

  • SHB sẽ ngừng sử dụng số hotline 1800 545422 và 1800 5888856, từ 15/04/2025

    SHB sẽ ngừng sử dụng số hotline 1800 545422 và 1800 5888856, từ 15/04/2025

    Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa cho biết, từ 15/04/2025, sẽ chính thức ngừng sử dụng số hotline 1800 545422 và 1800 5888856.

  • PGBank miễn phí chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng cá nhân

    PGBank miễn phí chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng cá nhân

    Từ 17/01 đến hết ngày 31/03/2025, Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) chính thức miễn phí chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng cá nhân, áp dụng tất cả các ngày trong tuần, đảm bảo tỷ giá tốt nhất, nhằm tối ưu lợi ích tài chính cho khách hàng.

  • VPBank dành 25 tỷ đồng tặng quà cho khách hàng dịp Tết 2025

    VPBank dành 25 tỷ đồng tặng quà cho khách hàng dịp Tết 2025

    Từ 15/1 đến 31/3/2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức triển khai chương trình “Phiên Tết Thịnh Vượng- Lộc xuân như ý”, với hàng triệu quà tặng ưu đãi có tổng trị giá lên tới 25 tỷ đồng dành cho khách hàng dịp Tết 2025.

  • KienlongBank dành 5.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay lãi suất từ 5,8%

    KienlongBank dành 5.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay lãi suất từ 5,8%

    Từ 03/02 đến hết ngày 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) sẽ chính thức triển khai gói tín dụng “Vay vốn liền tay - Nhận ngay ưu đãi”, có quy mô 5.000 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp với lãi suất vay chỉ từ 5,8%/năm.

  • Vietinbank thông báo lịch giải ngân online dịp Tết Nguyên đán

    Vietinbank thông báo lịch giải ngân online dịp Tết Nguyên đán

    VietinBank thông báo về thời gian hoạt động của tính năng giải ngân online dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ trên ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay