Thứ hai, 28/04/2025
   

Nhắc nợ - “gọi tên khách hàng còn nhiều hơn gọi tên chồng”

Quan hệ khách hàng là một vị trí thường gặp trong các Ngân hàng với công việc chính liên quan đến cho vay và quản lý khách hàng. Nhắc nợ là một nhiệm vụ thường xuyên của nhân viên quan hệ khách hàng tại Ngân hàng. Đằng sau công việc này là những câu chuyện bi hài đầy màu sắc.

Quan hệ khách hàng là một vị trí thường gặp trong các Ngân hàng với công việc chính liên quan đến cho vay và quản lý khách hàng. Nhắc nợ là một nhiệm vụ thường xuyên của nhân viên quan hệ khách hàng tại Ngân hàng. Đằng sau công việc này là những câu chuyện bi hài đầy màu sắc.

Vị trí này thường được các nhà băng đăng tuyển khá gắt gao, yêu cầu ứng viên tốt nghiệp khá giỏi chuyên ngành tài chính - ngân hàng tại các trường kinh tế, có kinh nghiệm làm việc, ngoại hình khá, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ tốt. Lĩnh vực tài chính cũng luôn đòi hỏi nhân sự tăng cường trau dồi kiến thức chuyên môn. Bởi vậy không ít nhân viên ngân hàng sẽ tiếp tục học lên các chương trình đào tạo sau đại học, lấy bằng thạc sĩ về tài chính hoặc luật.

Ngoài yêu cầu về nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nhân viên quan hệ khách hàng còn phải liên tục tìm kiếm khách hàng mới để thực hiện chỉ tiêu to hơn sau mỗi năm, nhân viên quan hệ khách hàng phải thực hiện rất nhiều đầu việc như thu thập hồ sơ, thẩm định, lập tờ trình cấp tín dụng, hỗ trợ khách hàng ký hợp đồng, giải ngân, kiểm tra sau cho vay... Một công việc chiếm không ít thời gian và chẳng lấy gì làm vui vẻ nhưng không thể không nhắc đến đó là việc "nhắc nợ".

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nếu khoản vay quá hạn trên 10 ngày sẽ bị chuyển nhóm nợ, ảnh hưởng đến lịch sử uy tín thanh toán của khách hàng, chưa kể khách hàng sẽ bị phạt chậm nộp, chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn,...

Về phía nhân viên quan hệ khách hàng và đơn vị cho vay sẽ bị tỷ lệ nợ quá hạn cao, ảnh hưởng đến xếp loại thành tích thi đua và lương thưởng cuối năm.

Vì vậy, công tác "nhắc nợ" khách hàng được các Ngân hàng đặc biệt coi trọng. Thông thường hệ thống quản lý nợ của Ngân hàng sẽ có tin nhắn sms thông báo số gốc, lãi phải nộp trước ngày đến hạn cho khách hàng.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà khách hàng đến ngày cuối cùng vẫn chưa thanh toán, lúc này nhân viên quản lý khoản vay sẽ phải trực tiếp liên hệ khách hàng để "nhắc nợ". Không quá lời khi nói rằng, nếu chưa biết "đòi nợ" bạn sẽ không thể trở thành nhân viên tín dụng chân chính.

Mới đây, chủ đề "nhắc nợ" này lại được các anh chị em trong nghề chia sẻ đồng cảm trên diễn đàn.

Nhac no goi ten khach hang 2

Nhắn tin nhắc nợ nhiều, nữ cán bộ tín dụng bị khách hàng block thẳng tay

Sau chia sẻ của nữ nhân viên tín dụng, rất nhiều banker đã "nhìn thấy hình ảnh của mình ở đây".

Có banker đăng lên lịch sử hàng chục cuộc nói chuyện độc thoại với duy nhất một chủ đề "Chị ơi chuyển khoản giúp em".

Nhac no goi ten khach hang 3

Mặc dù "độc thoại" suốt thời gian dài nhưng ít nhất banker này không bị khách hàng block

Nhac no goi ten khach hang 4

Cán bộ tín dụng này có một phong cách "đòi nợ" rất nhẹ nhàng, lễ phép và… kiên trì

Có người thở than: "Sếp suốt ngày thấy cắm mặt vào điện thoại cứ nghĩ tôi không không làm việc, đâu có biết được tôi đang … độc thoại với khách hàng."

Có người lại hài hước: "Gọi tên khách hàng còn nhiều hơn gọi tên chồng em nữa."

Nhiều khách hàng mặc dù im lặng nhưng luôn thanh toán đúng hạn, nhưng cũng có nhiều khách hàng sẽ để "thót tim" đến phút cuối cùng. Nhiều khách hàng nhận được tin nhắn sẽ chuyển luôn số tiền theo thông báo, nhưng cũng có những khách hàng sẽ hỏi bảy bảy bốn mươi chín câu liên quan đến cách tính lãi, lãi suất,..

Một số banker tỏ ra đây chỉ là "chuyện thường ngày ở huyện" thậm chí còn phải bỏ tiền túi ra nộp phần thiếu cho khách hàng nếu chẳng may bị thiếu vài nghìn hoặc vài chục nghìn.

"Tháng nào cũng độc thoại tấu hài vậy đó, chưa kể màn nộp tiền mấy chục thì vô số kể."

"Không cần khách rep chỉ cần khách nộp tiền là may lắm rồi" - Một banker làm ở Ngân hàng Bưu điện Liên Việt PostBank khẳng định.

"Nhắc nợ" cũng cần nghệ thuật

Việc "nhắc nợ" thực chất là trao đổi thông tin giữa nhân viên Ngân hàng và khách hàng, vì vậy cần có cách truyền tải thông tin dễ chịu, hợp lý và chính xác để khách hàng không bị phản cảm, khó chịu.

Ngoài ra, có một số nguyên tắc bất di bất dịch trong nghề như thời điểm không nên "nhắc nợ": ngày mùng 1 (đặc biệt kiêng kỵ với người làm ăn), đầu giờ sáng,..

Muốn để việc "nhắc nợ" đạt được hiệu quả cao cũng cần nhân viên quản lý hiểu khách hàng. Chẳng hạn, khoản vay đứng tên hai vợ chồng, trong hai người, ai chịu trách nhiệm nộp gốc, lãi thì liên hệ với người ấy. Có trường hợp nhân viên mới nhận bàn giao lại khoản vay, vừa cất giọng oanh vàng thỏ thẻ: "Em chào anh, em ở Ngân hàng X, gọi cho anh để nhắc anh khoản vay ngày Y đến hạn...". Ngờ đâu chưa nói hết câu đã nghe đối phương bên kia khó chịu gắt gỏng: "Nói bao nhiêu lần rồi, gọi cho vợ anh. Vợ anh cầm tiền, cứ gọi sang đây làm gì?"

Một yếu tố nữa là nắm được dòng tiền của khách hàng về ngày bao nhiêu để bố trí lịch trả nợ và nhắc nợ cho phù hợp. Ví dụ: Ngày trả nợ là ngày 15 hàng tháng, lương của khách hàng trả ngày 20 hàng tháng, thì việc thu nợ chỉ hợp lý từ ngày 20 trở đi, chưa kể có rủi ro công ty chậm lương.

Đặc biệt với các khoản vay theo hạn mức tín dụng, nếu không đánh giá hợp lý dòng tiền của khách hàng và có kế hoạch hợp lý cho khách hàng trả nợ từng phần/toàn bộ khế ước nhận nợ rất có thể đẩy khách hàng vào thế khó.

Về phía khách hàng, khi nhận được tin nhắn nhắc nợ nên thu xếp tài chính để thanh toán sớm, tránh bị phạt khi quá hạn, đặc biệt với khoản quá hạn thẻ tín dụng, mức phạt rất cao. So với việc chỉ có thông báo nhắc nợ qua sms thì những cuộc gọi hoặc tin nhắn của nhân viên quản lý khách hàng thể hiện sự chăm sóc và quan tâm tới lợi ích của khách hàng hơn rất nhiều.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

  • ĐHĐCĐ Vietcombank 2025: Thông qua kế hoạch phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, bầu bổ sung thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát

    ĐHĐCĐ Vietcombank 2025: Thông qua kế hoạch phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, bầu bổ sung thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát

    Ngày 26/4/2025, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - mã: VCB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 (ĐHĐCĐ) tại Trường Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank, khu đô thị Ecopark, Hưng Yên. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung trọng yếu liên quan đến kiện toàn nhân sự lãnh đạo, phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ và định hướng, kế hoạch kinh doanh 2025.

  • HDBank cùng khách hàng chung tay hiến máu vì cộng đồng

    HDBank cùng khách hàng chung tay hiến máu vì cộng đồng

    Sáng 25/04/2024, tại Hội sở Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank), chương trình “Hiến máu tình nguyện đợt 1-2025” đã thu hút 161 cán bộ nhân viên ngân hàng khu vực TP. Hồ Chí Minh và khách hàng tham gia.

  • Nam A Bank nhận 10 triệu USD từ GCPF

    Nam A Bank nhận 10 triệu USD từ GCPF

    Ngày 25/04/2025, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, mã chứng khoán: NAB) nhận khoản giải ngân 10 triệu USD từ Quỹ Hợp tác Khí hậu Toàn cầu (GCPF) - Global Climate Partnership Funds, nâng tổng số dư huy động vốn nước ngoài lên hơn 110 triệu USD.

  • VietinBank hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Lai Châu

    VietinBank hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Lai Châu

    Ngày 24/4/2025, tại xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Bộ Công an và tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ trao tặng kinh phí do Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và các đơn vị đồng hành hỗ trợ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

  • Voice OTT: Thông báo biến động số dư trên Co-opBank Mobile Banking

    Voice OTT: Thông báo biến động số dư trên Co-opBank Mobile Banking

    Từ 26/4/2025, ứng dụng Co-opBank Mobile Banking chính thức tích hợp tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói (Voice OTT), mang đến cho khách hàng trải nghiệm giao dịch hiện đại và tiện lợi hơn bao giờ hết.

  • Agribank đồng hành kiến tạo, vững bước tương lai

    Agribank đồng hành kiến tạo, vững bước tương lai

    Hòa chung không khí tự hào kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2025), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) khẳng định vị thế là trụ cột vững chắc trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao đời sống người dân Việt Nam.

  • Nguyên Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng vào HĐQT Vietcombank

    Nguyên Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng vào HĐQT Vietcombank

    Bà Hoàng Thanh Nhàn, nguyên Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng được bầu vào Hội đồng quản trị (HĐQT) Vietcombank nhiệm kỳ 2023-2028.

  • Tiền gửi vào ngân hàng sụt giảm trong 3 tháng đầu năm 2025

    Tiền gửi vào ngân hàng sụt giảm trong 3 tháng đầu năm 2025

    Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong tháng 1/2025, tổng huy động vốn từ Dân cư và Tổ chức kinh tế của toàn hệ thống ngân hàng đạt 14,62 triệu tỷ đồng, giảm 0,75% so với cuối năm 2024. Tính đến cuối năm 2024, huy động vốn thấp hơn gần 1 triệu tỷ đồng so với tín dụng (15,7 triệu tỷ đồng).

  • KienlongBank thông qua kế hoạch tăng trưởng 24% năm 2025

    KienlongBank thông qua kế hoạch tăng trưởng 24% năm 2025

    Ngày 25/4/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông, thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng 24% trong năm 2025, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển bền vững.

  • Tín dụng xanh: “Chìa khóa” trong chiến lược phát triển tài chính bền vững

    Tín dụng xanh: “Chìa khóa” trong chiến lược phát triển tài chính bền vững

    Nhằm làm rõ vai trò của tín dụng xanh trong quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, ngày 25/4/2025 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp Báo Lao Động tổ chức Hội thảo “Khơi thông dòng vốn tín dụng xanh”. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì Hội thảo.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay