Thứ tư, 26/06/2024
   

Mcredit cảnh báo các thủ đoạn gian lận tài chính, chiếm đoạt tài sản

Công ty tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) vừa cho biết, lợi dụng uy tín thương hiệu và nhu cầu cần vay vốn tiêu dùng tăng cao của người dân, một số đối tượng xấu đã có hành vi giả mạo Công ty nhằm chiếm đoạt tài sản khách hàng với nhiều hình thức, thủ đoạn hết sức tinh vi.

Công ty tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) vừa cho biết, lợi dụng uy tín thương hiệu và nhu cầu cần vay vốn tiêu dùng tăng cao của người dân, một số đối tượng xấu đã có hành vi giả mạo Công ty nhằm chiếm đoạt tài sản khách hàng với nhiều hình thức, thủ đoạn hết sức tinh vi.

mcredit canh bao cac thu doan gian lan tai chinh chiem doat tai san

Vì vậy, Mcredit khuyến cáo khách hàng nên đề cao cảnh giác trước các thủ đoạn gian lận tài chính và thực hiện phòng tránh để tự bảo vệ mình. Cụ thể, những tình huống lừa đảo phổ biến như:

Tình huống 1: Lừa đảo cho vay qua App giả, Website giả mạo.

Đối tượng lừa đảo tạo ra các Website, App, Hotline giả mạo Mcredit để tiếp cận các khách hàng đang có nhu cầu vay tiêu dùng. Các kênh thông tin này được làm giả cực kỳ tinh vi từ logo, giao diện đến tên miền, khiến cho khách hàng dễ dàng bị nhầm lẫn.

Khi tiếp cận được khách hàng có nhu cầu, đối tượng lừa đảo hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin, hình ảnh cá nhân và số tài khoản ngân hàng để xác nhận khoản vay. Thậm chí đối tượng lừa đảo còn giả mạo hợp đồng Mcredit để gửi cho khách hàng với số tài khoản (STK) giao dịch là của cá nhân.

Để nhận được tiền, khách hàng phải cung cấp số tài khoản ngân hàng, nhưng đối tượng cố tình chỉnh sửa làm sai số tài khoản do khách hàng cung cấp và số hiển thị trên App, Web giả. Sau đó bọn chúng yêu cầu khách hàng phải chuyển trước một số tiền nhất định để xác thực thông tin, điều chỉnh số tài khoản.

Ngay sau khi khách hàng chuyển khoản, đối tượng lừa đảo lập tức chiếm đoạt số tiền và biến mất.

Chính vì vậy, khách hàng không truy cập Link website hoặc Link tải app lạ, nghi có dấu hiệu mạo danh Mcredit. Đồng thời, không cung cấp hình ảnh, thông tin cá nhân như số CMND/số định danh, ảnh chân dung cho đối tượng khả nghi, không phải nhân viên Mcredit. Đặc biệt, không chuyển tiền cho bất cứ cá nhân nào nhân danh Mcredit. Bởi Mcredit không thu bất kỳ phí dịch vụ khi khách hàng làm hồ sơ vay vốn cũng không thực hiện bất cứ giao dịch nào vào STK cá nhân.

Khách hàng lưu ý các kênh thông tin liên hệ chính thức của Mcredit như: Website là mcredit.com.vn hoặc ứng dụng tài chính thông minh tại đây hoặc Hotline là 1900 63 67 69 hoặc Fanpage/Zalo. Khách hàng hãy luôn cảnh giác và cần xác thực nhân viên tư vấn là người của tổ chức cho vay trước khi thực hiện giao dịch. Đồng thời, liên hệ tới hotline là 1900 63 67 69 khi có nghi ngờ về trường hợp mạo danh nhân viên Mcredit mời gọi vay vốn, yêu cầu thu hồi nợ, yêu cầu chuyển tiền vào ssos tài khoản cá nhân. Thông báo ngay đến Mcredit qua các kênh thông tin trên khi có nghi ngờ về Website và App mạo danh Mcredit.

Tình huống 2: Mạo danh nhân viên Mcredit cung cấp sản phẩm vay vốn

Đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên gọi điện tư vấn khách hàng thực hiện vay vốn, hoặc các chương trình liên quan khác như hoàn tiền, trả thưởng, hoàn phí,.. Đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin đăng nhập App Mcredit, mã bảo mật OTP để được hỗ trợ.

Nếu cung cấp các thông tin trên, đối tượng lừa đảo sẽ lợi dụng để thực hiện các giao dịch trên App Mcredit nhằm chiếm đoạt của khách hàng.

Vì vậy, khách hàng không được cung cấp thông tin đăng nhập App Mcredit, mã bảo mật OTP cho bất kỳ ai để tránh bị ăn cắp thông tin, lợi dụng lừa đảo. Bởi Mcredit không yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin này trong bất kỳ giao dịch nào.

Khách hàng cần luôn cảnh giác và cần xác thực nhân viên tư vấn là người của tổ chức cho vay trước khi thực hiện giao dịch. Nếu khách hàng có nghi vấn về đối tượng mạo danh nhân viên Mcredit, hãy liên hệ tới hotline: 1900 63 67 69 để được hỗ trợ.

Tình huống 3: Mạo danh nhân viên Mcredit mời rút tiền từ thẻ tín dụng, khóa thẻ tín dụng

Đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên tư vấn gọi điện mời khách hàng rút tiền mặt qua thẻ tín dụng hoặc hỗ trợ khóa thẻ để không bị phí thường niên. Sau đó, đối tượng lừa đảo yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin thẻ, mã CVV, ngày hết hạn, mã OTP để được hỗ trợ các dịch vụ trên.

Nếu cung cấp các thông tin trên, đối tượng lừa đảo sẽ lợi dụng để thực hiện các giao dịch chi tiêu online nhằm chiếm đoạt hạn mức trên thẻ của khách hàng.

Do vậy, khách hàng không giao dịch và luôn từ chối các lời mời rút tiền từ thẻ tín dụng qua cuộc gọi tư vấn. Mcredit không cung cấp bất kỳ dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng qua cuộc gọi tư vấn. Đồng thời, không cung cấp thông tin thẻ, mã số bảo mật CVV, ngày hết hạn thẻ, mã OTP, mật khẩu ứng dụng, thông tin khoản vay,... cho bất kỳ ai để tránh bị ăn cắp thông tin, lợi dụng lừa đảo. Do Mcredit không yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin này trong bất kỳ giao dịch nào.

Khách hàng hãy liên hệ Mcredit qua Hotline 1900 63 67 69 khi có các yêu cầu liên quan đến dịch vụ thẻ. Luôn bảo mật các thông tin thẻ, quản lý thẻ trong tầm quan sát khi giao dịch thẻ trực tiếp tại POS. Ngoài ra, khách hàng nên sử dụng tính năng nhiều lớp xác thực bảo mật, tạm khóa thẻ, khóa chức năng chi tiêu online khi chưa có nhu cầu sử dụng. Đặc biệt, thực hiện khoá thẻ ngay khi có nghi vấn. Khách hàng có thể thao tác khoá thẻ ngay trên App Mcredit hoặc gọi Hotline 1900 63 67 69 để được hỗ trợ.

Tình huống 4: Mạo danh nhân viên Mcredit lừa đảo nâng hạn mức vay vốn

Lợi dụng chương trình nâng hạn mức với các khách hàng có lịch sử trả nợ tốt của các công ty tài chính, các đối tượng lừa đảo đã liên hệ, mạo danh là nhân viên Mcredit và thông báo với khách hàng về việc khách hàng được nâng hạn mức vay vốn.

Đối tượng lừa đảo sau đó yêu cầu khách hàng gửi giấy tờ tùy thân để tạo hồ sơ nâng hạn mức. Nếu khách hàng chưa có nhu cầu nâng hạn mức ngay, đối tượng lừa đảo sẽ mời chào khách hàng chuyển khoản số tiền chênh lệch hạn mức vào STK của chúng với lý do “để giữ hộ, khi nào khách cần sẽ chuyển lại ngay, và không bị mất lãi trên số tiền này”.

Khi khách hàng chuyển tiền cho đối tượng, đối tượng sẽ lập tức chiếm đoạt số tiền này và biến mất.

Vì vậy, khách hàng không cung cấp hình ảnh, thông tin cá nhân như số CMND/số định danh, ảnh chân dung cho đối tượng khả nghi, không phải nhân viên Mcredit. Không chuyển tiền cho bất cứ cá nhân nào nhân danh Mcredit. Mcredit không thu bất kỳ phí dịch vụ khi khách hàng làm hồ sơ vay vốn cũng không thực hiện bất cứ giao dịch nào vào STK cá nhân.

Khách hàng luôn cảnh giác và cần xác thực nhân viên tư vấn là người của tổ chức cho vay trước khi thực hiện giao dịch. Đồng thời, liên hệ tới hotline là 1900 63 67 69 khi có nghi ngờ về trường hợp mạo danh nhân viên Mcredit mời gọi vay vốn, yêu cầu thu hồi nợ, yêu cầu chuyển tiền vào số tài khoản cá nhân.

Tình huống 5: Mạo danh nhân viên Mcredit chiếm đoạt tiền giải ngân

Đối tượng lừa đảo tiếp cận khách hàng thông qua các quảng cáo trên mạng xã hội. Đồng thời, đối tượng mạo danh nhân viên Mcredit gặp gỡ trực tiếp khách hàng và hướng dẫn khách hàng tạo hồ sơ vay qua App (App chính thống: Viettel money/Mcredit - tài chính thông minh). Trong quá trình này, đối tượng lừa đảo sẽ giúp khách hàng thao tác trên App bao gồm việc truy cập App, đăng nhập tài khoản, cung cấp hồ sơ, thực hiện giải ngân.

Sau khi giải ngân thành công, ngay lúc này, lợi dụng khách hàng không nắm rõ các thao tác công nghệ, kẻ lừa đảo sẽ sử dụng ứng dụng ngân hàng từ máy điện thoại của khách và thao tác chuyển tiền từ tài khoản được giải ngân đến tài khoản của đối tượng để chiếm đoạt khoản vay.

Vì vậy, khách hàng không giao điện thoại cho bất kỳ đối tượng nào khác sử dụng trong quá trình đăng ký vay. Trong trường hợp nhờ nhân viên hỗ trợ thao tác trên điện thoại của mình, đặc biệt theo dõi và chú ý quan sát các thao tác của nhân viên.

Tình huống 6: Lừa đảo bằng thủ đoạn nhận trợ cấp, xin việc làm

Đối tượng lừa đảo mạo danh tổ chức từ thiện, môi giới việc làm để tạo lòng tin nhằm hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin, giấy tờ tùy thân. Sau đó chúng sẽ lợi dụng giấy tờ của khách hàng để đăng ký vay vốn trên các app tài chính mà khách hàng không hề hay biết.

Một số trường hợp bị hại được hướng dẫn đến các cửa hàng điện máy, xe máy để ký giấy tờ vay vốn với khoản vay lớn nhưng không nhận được khoản tiền hay sản phẩm. Trong trường hợp này, chúng vừa lợi dụng thông tin của khách để lên khoản vay trả góp, vừa chiếm đoạt luôn sản phẩm trả góp đứng tên khách hàng.

Khách hàng không nên tham gia, nghe theo lời hướng dẫn, dụ dỗ, xúi giục của các đối tượng lạ với mục đích nhận trợ cấp, xin việc làm. Khi cần khách hàng nên xác thực trực tiếp với chính quyền địa phương để kiểm tra tính chân thực của tổ chức từ thiện, hỗ trợ người dân.

Tình huống 7: Giả nhà mạng lừa đảo nâng cấp SIM

Đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên nhà mạng viễn thông hỗ trợ nâng cấp SIM từ 4G lên 5G và hướng dẫn khách hàng gửi tin nhắn theo hướng dẫn của đối tượng, yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP.

Sau khi có được mã OTP kẻ gian chiếm quyền sử dụng SIM của khách hàng, chiếm quyền quản lý email, chiếm quyền truy cập tài khoản vay, thay đổi mật khẩu đăng nhập App Mcredit/ App MBBank để chiếm đoạt tài sản, thẻ tín dụng, hoặc khởi tạo khoản giải ngân, khoản vay theo các thông tin của khách hàng.

Khách hàng không nên thực hiện giao dịch nâng cấp SIM khi được hướng dẫn qua điện thoại mà nên xác thực trực tiếp với đơn vị viễn thông trước khi thực hiện dịch vụ được giới thiệu. Đồng thời, nên tăng cường bảo mật SIM như cài mật khẩu cho SIM theo hướng dẫn của nhà mạng và sử dụng các ứng dụng xác thực bảo mật thay vì thông qua tin nhắn SMS.

(Nguồn: Mcredit)

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay