Thứ tư, 06/11/2024
   

Kỷ nguyên không tiếp xúc và kỳ vọng mới về trải nghiệm khách hàng

Bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào đã chia sẻ về kỳ vọng mới trong quy trình thanh toán của người tiêu dùng.

Bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào đã chia sẻ về kỳ vọng mới trong quy trình thanh toán của người tiêu dùng.

Khi người tiêu dùng mong đợi sự liền mạch trong các hoạt động hàng ngày, số hoá quy trình thanh toán với nhiều tuỳ chọn khác nhau trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.

Dưới đây là những chia sẻ của bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào về kỳ vọng mới trong quy trình thanh toán của người tiêu dùng.

Đại dịch COVID-19 tạo ra những thay đổi lớn về cách thức tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Với cả hai bên, ưu tiên kỹ thuật số đã trở thành một chuẩn mực và nhu cầu thiết yếu. Khi đại dịch dần qua đi, các doanh nghiệp cũng đang dần thay đổi để thích ứng với trạng thái “bình thường mới.”

Lối sống ưu tiên kỹ thuật số

Kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát, các doanh nghiệp và khách hàng buộc phải tăng cường áp dụng và triển khai các giải pháp công nghệ như thương mại điện tử, ví điện tử, mã QR để tiếp tục cuộc sống thường ngày và hạn chế sự gián đoạn ở mức tối thiểu.

Công nghệ đóng một vai trò thiết yếu trong việc duy trì nhiều khía cạnh cuộc sống ngay cả trong giai đoạn phong tỏa hoặc hạn chế đi lại. Nhiều cửa hàng và doanh nghiệp đã chuyển sang hình thức hoạt động trực tuyến.

Các ngân hàng ứng dụng hoạt động kinh doanh và dịch vụ từ xa. Trong khi đó, người tiêu dùng ưu tiên mua sắm trực tuyến, sử dụng ứng dụng di động, thẻ không tiếp xúc, xác minh và thanh toán bằng sinh trắc học...

Mặc dù COVID-19 đang dần qua đi, tuy nhiên việc áp dụng công nghệ số sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì kết nối trên toàn cầu và thúc đẩy nhu cầu về các giải pháp tiêu dùng không chạm và liền mạch.

Kỳ vọng về trải nghiệm không tiếp xúc ngày càng tăng

Đại dịch đã thay đổi đáng kể cách thức mua sắm, thanh toán và kỳ vọng của người tiêu dùng. Ngày càng nhiều người tiêu dùng khu vực châu Á Thái Bình Dương hướng tới các giao dịch số, với 94% sẽ cân nhắc sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán mới nổi như mã QR, ví kỹ thuật số hoặc di động, gói trả góp, tiền mã hóa, sinh trắc học và các phương thức khác vào năm 2022.

Người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm hơn đến tính an toàn, bảo mật trong giao dịch và quyền riêng tư dữ liệu, với 79% cho biết sẽ sẵn sàng thử các công nghệ thanh toán mới nếu họ cho rằng chúng an toàn.

Nghiên cứu toàn cầu của Mastercard cho thấy kỳ vọng về trải nghiệm phong phú và hấp dẫn dù là trực tiếp hay trực tuyến của người tiêu dùng đang ngày một gia tăng.

Sau hơn hai năm sống trong tình trạng bất ổn và giãn cách xã hội, mong muốn được tiếp cận và kết nối bị dồn nén đã thúc đẩy mọi người tìm kiếm những trải nghiệm mà họ chưa từng thử trước đây, đặc biệt là những khoảnh khắc thăng hoa đầy cảm hứng mang lại tác động mang tính chuyển đổi suốt đời.

Doanh nghiệp và những thách thức mới trong thế giới không tiếp xúc

Trước sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi người tiêu dùng, các doanh nghiệp hiện đang phải chịu áp lực lớn khi cố gắng thích ứng và đáp ứng với sự chuyển đổi đó.

Khi người tiêu dùng mong đợi sự liền mạch trong các hoạt động hàng ngày, số hoá quy trình thanh toán với nhiều tuỳ chọn khác nhau trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng doanh thu. Càng đưa ra được nhiều lựa chọn thanh toán số, người bán càng ghi được điểm tương tác với khách hàng, điều này không chỉ giúp thúc đẩy năng suất hoạt động mà còn gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Tại Mastercard, chúng tôi tin rằng khi thế giới càng trở nên kết nối hơn, việc kết nối với những gì quan trọng nhất càng trở nên dễ dàng hơn. Chúng tôi cam kết tạo ra “một thế giới không tiền mặt”, mà trong đó không ai bị bỏ lại phía sau. Tầm nhìn này tiếp tục thúc đẩy chúng tôi tiến về phía trước trong nỗ lực giải quyết các thách thức về thanh toán.

Mastercard đang phối hợp với các đối tác ngân hàng để cho phép người tiêu dùng quét mã QR và thanh toán bằng thẻ Mastercard một cách thuận tiện.

Trong khi đó, người bán có thể được hưởng lợi từ việc cung cấp thanh toán không tiếp xúc “chạm và giao dịch” bằng thẻ hoặc thiết bị di động thông qua giải pháp Soft POS của chúng tôi.

Điều này giúp người bán mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán của họ, tạo sự linh hoạt trong việc chấp nhận thanh toán trong và ngoài cửa hàng, cũng như mang lại trải nghiệm người tiêu dùng tốt hơn.

Hỗ trợ các DNNVV sẽ tiếp tục là ưu tiên của Mastercard trong những năm tới. Thông qua các mối quan hệ đối tác rộng rãi trên toàn thế giới, chúng tôi đang nỗ lực mạnh mẽ để tạo ra một môi trường trao quyền cho các doanh nghiệp nhỏ phát triển và tăng khả năng tiếp cận của họ với nền kinh tế kỹ thuật số, bao gồm các chương trình đào tạo chuyển đổi số, kết nối và tương tác với người tiêu dùng, điều chỉnh chiến lược, gia tăng trải nghiệm khách hàng và doanh thu cho doanh nghiệp.

Trong khi các giải pháp công nghệ của Mastercard cho phép thanh toán nhanh chóng, đơn giản, dễ tiếp cận và bảo mật, chúng tôi tiếp tục phát huy kiến thức chuyên môn toàn cầu trong việc thấu hiểu người tiêu dùng, để giúp mở ra những cơ hội mới cho phép người tiêu dùng có thể kết nối với những điểm đam mê của họ, và tận hưởng những trải nghiệm vô giá.

Những thay đổi hành vi này chỉ mới bắt đầu và chúng ta có thể hy vọng vào triển vọng tích cực của nền kinh tế số ở châu Á, cũng như quá trình chuyển đổi toàn diện hơn sang thanh toán số.

Để các doanh nghiệp phát triển mạnh trong bối cảnh hậu đại dịch, chiến lược lấy trải nghiệm làm trung tâm, ưu tiên kỹ thuật số, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong thời gian thực, ưu tiên quyền riêng tư, rõ ràng và bình đẳng sẽ là ranh giới tiếp theo trong việc cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn cho người tiêu dùng ngày nay.

Theo Vietnam+

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay