Thứ hai, 25/11/2024
   

Khơi thông các nguồn lực cho phục hồi và phát triển ngành Hàng không Việt Nam

Sáng 24/5, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Giao thông vận tải phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế: “Phục hồi và phát triển ngành hàng không Việt Nam trong bối cảnh mới”.

Sáng 24/5, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Giao thông vận tải phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế: “Phục hồi và phát triển ngành hàng không Việt Nam trong bối cảnh mới”.

Hội thảo nhằmlàm rõ bối cảnh mới cùng với xu thế phát triển của hàng không thế giới, trên cơ sở nhận diện thuận lợi, khó khăn cùng với những thời cơ, thách thức đối với ngành hàng không Việt Nam để từ đó đưa những đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách và khơi thông các nguồn lực cho phục hồi và phát triển trong thời gian tới

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn nhấn mạnh, việc khôi phục và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không là rất cần thiết và cần có sự đồng hành của các ban, ngành, nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp của ngành hàng không trong bối cảnh mới cùng với xu thế phát triển của ngành hàng không thế giới.

Chỉ tính riêng năm 2019, trong 116 triệu lượt khách hàng không ở Việt Nam, có tới 42 triệu khách quốc tế, một kỷ lục. Ước tính có khoảng một nửa trong số này đến Việt Nam để đầu tư, tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn, kinh doanh. Sản lượng vận tải hàng hóa qua hàng không năm 2019 đạt 1,5 triệu tấn, thấp so với loại hình vận tải khác nhưng lại là loại hình vận tải giá trị cao, chiếm tới 25% giá trị hàng hóa xuất khẩu. Với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2019 đạt trên 15%/năm, thị trường hàng không Việt Nam được đánh giá là thị trường phát triển nhanh thứ 5 thế giới và nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động của ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề trong các năm 2020 và 2021, do thị trường quốc tế đóng cửa, các hãng hàng không trong nước gần như phải dừng hoàn toàn các hoạt động khai thác quốc tế (vốn chiếm trung bình khoảng 60% năng lực khai thác), trong khi đó, thị trường nội địa cũng bị suy giảm nghiêm trọng.

Nói về triển vọng phát triển của hàng không Việt Nam, Giáo sư Nawal Taneja cho rằng trong tương lai, Việt Nam có thể xem xét, tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở hạ tầng để gia tăng năng suất và thứ bậc trong chuỗi cung ứng giá trị của Việt Nam; phát triển hãng hàng không quốc gia, hướng tới mở rộng mạng đường bay, tần suất bay, thúc đẩy giao thương với các đối tác chiến lược...

Lạc quan về triển vọng phát triển ngành hàng không trong năm 2022, Giáo sư Trần Thọ Đạt (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) nhấn mạnh để phục hồi và phát triển ngành hàng không trong bối cảnh mới, Ngân hàng Nhà nước cần đẩy nhanh gói hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp. Trên quan điểm công bằng và hiệu quả, hàng không, du lịch và một số ngành dịch vụ liên quan cần được coi là những ngành ưu tiên hàng đầu vay với mức lãi suất ưu đãi, thời hạn ít nhất trong 23 năm để vực dậy hai ngành vốn bị ảnh hưởng nặng nhất. Đồng thời, cũng cần cân nhắc việc xem xét giảm một số chi phí để hạn chế phần nào tác động của việc tăng giá xăng dầu, nhiên liệu bay thông qua việc điều chỉnh giảm mức thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu hàng không; tháo gỡ một số ràng buộc về chính sách giá như điều chỉnh giá trần vé máy bay; cho phép hãng hàng không được phụ thu nhiên liệu cho các chặng bay nội địa; hỗ trợ giá dịch vụ hàng không... Về phía các hãng hàng không cần chủ động có các giải pháp khắc phục và thích ứng linh hoạt.

Tiến sĩ Bùi Doãn Nề (Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam) đề nghị Nhà nước tiếp tục đầu tư xây dựng, mở rộng, đồng bộ hóa hệ thống cơ sở hạ tầng hàng không và hệ thống cơ sở hạ tầng có liên quan tới hoạt động của ngành hàng không.

Mặt khác, Nhà nước cần có chính sách tăng cường thu hút đầu tư tư nhân và các hình thức công tư hỗn hợp để đa dạng hóa hệ thống cơ sở hạ tầng và đẩy nhanh tốc độ nâng cấp, mở rộng hệ thống này theo yêu cầu của thị trường cũng như đổi mới và hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống. Tiếp tục chuẩn bị và sớm triển khai đàm phán với những quốc gia là thị trường có tiềm năng lớn cho ngành hàng không mà hiện Việt Nam chưa khai thác được nhiều để các hãng hàng không Việt Nam có điều kiện thuận lợi trong thâm nhập và khai thác. Trước mắt, Nhà nước cần tiếp tục đàm phán để mở rộng phạm vi thừa nhận "hộ chiếu vaccine" của Việt Nam, thỏa thuận các quy trình, thủ tục với hành khách bay đi và đến Việt Nam, ...

Tại hội thảo, nhiều đại biểu kiến nghị tiếp tục đầu tư xây dựng, mở rộng, đồng bộ hóa hệ thống cơ sở hạ tầng của ngành hàng không và hệ thống cơ sở hạ tầng có liên quan tới hoạt động của ngành hàng không Việt Nam; tiếp tục chuẩn bị và sớm triển khai đàm phán với những quốc gia là thị trường có tiềm năng lớn cho ngành hàng không mà hiện Việt Nam chưa khai thác được nhiều để các hãng hàng không Việt Nam có điều kiện thuận lợi trong thâm nhập và khai thác thị trường này; tăng cường việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý nhà nước về hàng không; xây dựng và điều phối thực hiện chiến lược đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực cho ngành hàng không...

Theo TTXVN

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay