Chủ nhật, 22/12/2024
   

Hội thảo “Cam kết chính sách về Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG)

Ngày 18/11/2022, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Nhóm sáng kiến công bằng tài chính VIệt Nam (FFV) tổ chức Hội thảo “Cam kết chính sách về Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG)”, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các Ngân hàng thực hiện các mục tiêu phát triển bảo vệ và nâng cao khả năng

Ngày 18/11/2022, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Nhóm sáng kiến công bằng tài chính VIệt Nam (FFV) tổ chức Hội thảo “Cam kết chính sách về Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG)”, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các Ngân hàng thực hiện các mục tiêu phát triển bảo vệ và nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn quốc tế phục vụ chiến lược tăng trưởng xanh.

Mời góp ý xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng

Hoi thao Cam ket chinh sach ve Moi truong Xa hoi Quan tri 1

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chia sẻ tham luận.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc Trung tâm đào tạo (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam), đã trình bày bản tham luận: “Thực trạng triển khai chính sách tín dụng xanh, ngân hàng xanh thời gian qua và những giải pháp phát triển tín dụng xanh thời gian tới”. Trong đó, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành: (i) Có hướng dẫn về Danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam làm cơ sở cho các TCTD căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh; (ii) Xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ các ngành xanh (thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, đến quy hoạch, chiến lược phát triển…) của từng ngành/lĩnh vực một cách đồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh; (iii) Phát triển thị trường trái phiếu xanh, tạo kênh huy động vốn cho các chủ đầu tư có thêm nguồn lực triển khai các dự án xanh.

Đồng thời đề nghị NHNN: (i) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tín dụng xanh, quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD; triển khai thực hiện các nội dung về tín dụng xanh tại Luật Bảo vệ môi trường (2020). (ii) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ các TCTD được tiếp cận các nguồn vốn dài hạn, ưu đãi để có điều kiện cung cấp các khoản tín dụng với thời hạn dài và lãi suất ưu đãi cho các ngành/lĩnh vực xanh; (iii) nghiên cứu chính sách lãi suất phù hợp khi thực hiện cấp tín dụng xanh theo hướng không chỉ ưu tiên hỗ trợ về lãi suấtmà còn cần có những hướng dẫn đánh giá cụ thể về rủi ro môi trường - xã hội cho một số ngành chưa có hướng dẫn trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng thương mại nói riêng.

Ngoài ra, ông Sơn cũng đề nghị các TCTD: (i) Bổ sung, hoàn thiện các quy trình, quy chế nội bộ liên quan đến công tác tín dụng xanh, ngân hàng xanh trên cơ sở các văn bản, chính sách, chỉ đạo điều hành của NHNN; (ii) Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng xanh. Đây là một cơ sở quan trọng cho việc nâng cao tính cạnh tranh giữa các TCTD trong lĩnh vực tín dụng xanh; (iii) Tăng cường đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng về công tác thẩm định, đánh giá và quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng, đặc biệt đối với 15 ngành kinh tế có rủi ro cao nhất đối với môi trường và xã hội mà NHNN đã ban hành trong Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường - xã hội.Bao gồm nhiều chính sách của Chính phủ về tăng trưởng xanh: các quyết định, nghị quyết, chỉ thị, sổ tay hướng dẫn và kế hoạch hành động… Nhìn nhận lại kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế và các đề xuất, kiến nghị trong thời gian tới.

Hoi thao Cam ket chinh sach ve Moi truong Xa hoi Quan tri

TS Đào Trọng Tứ trình bày góc nhìn từ ảnh hưởng tác động kinh tế - xã hội và môi trường của thủy điện

Theo ThS. Nguyễn Thị Phương Lâm - TS Đào Trọng Tứ, với góc nhìn từ ảnh hưởng tác động kinh tế - xã hội và môi trường của thủy điện, đã nhận định công trình thủy điện đều không có nhiệm vụ cắt lũ hạ du. Vì vậy vào mùa mưa, khi có lũ về, công trình phải vận hành xả lũ sẽ gây ra lũ chồng lũ dẫn tới tình trạng ngập ở hạ du càng trầm trọng thêm. Ngoài ra, do nhu cầu tích nước của thủy điện cho nên có thể làm ngập hoặc mất đi những thắng cảnh du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Đặc biệt là các thủy điện vừa và nhỏ, hầu như hoặc rất ít khi phải di dân, chỉ đền bù (lấy đất, vườn, cây lâu năm hoặc hoa mầu). Việc đền bù đều theo quy định của nhà nước, tồn tại thực trạng đền bù chậm hoặc chưa thỏa đáng do cách tính của từng địa phương. Trong khi đó, người dân thường mất đất sản xuất – là loại đất tốt, sản xuất thuận lợi, gần nguồn nước, di chuyển thuận lợi. Sau khi nhận đền bù việc giao đất cho người dân chưa đầy đủ về số lượng gây thiếu đất sản xuất (như kế hoạch). Ngoài ra, đất được đền bù thường ở xa hơn, do chưa khai phá gây khó khăn hơn cho sản xuất của người dân; Đặc biệt, nảy sinh mâu thuẫn giữa người dân sở tại với người dân được đền bù đất tại xã đó (ví dụ như Đăk Nông). Nhiều nơi chủ đầu tư còn tự ý bồi thường bằng tiền để người dân phải tự tìm đất mới, phát quang và sản xuất dẫn đến tình trạng chặt, phá rừng…

Hoi thao Cam ket chinh sach ve Moi truong Xa hoi Quan tri 2

Bà Bùi Thu Loan chia sẻ tham vấn trong hội thảo

Bà Bùi Thu Loan thuộc nhóm sáng kiến công bằng tài chính Việt Nam chia sẻ tham vấn “Hướng tới tài chính bền vững - Cam kết ESG của Ngân hàng thương mại Việt Nam”. Tại sao ESG? Phương pháp đánh giá Hướng dẫn Tài chính Công bằng quốc tế (Fair Finance Guide International FFGI) do Profundo cùng FFI phát triển nhằm phân tích và đánh giá chính sách được áp dụng tại nhiều quốc gia châu Á và Châu Âu. Cam kết ESG 2020 - 2022 có 12 chủ đề đánh giá tại Việt Nam: bao gồm 9 chủ đề cốt lõi và 3 chủ đề bổ sung (Ngành điện, tài chính toàn diện, bảo vệ khách hàng).

Đại diện các ngân hàng TMCP đã thảo luận cùng các chuyên gia FFA về phương pháp đánh giá, chia sẻ thêm thông tin để làm rõ hơn và hoàn thiện báo cáo. Đồng thời giúp các ngân hàng bổ sung, hoàn thiện các quy trình, quy chế nội bộ liên quan đến công tác tín dụng xanh, ngân hàng xanh trên cơ sở các văn bản, chính sách, chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước.

Đức - Tuấn

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay