Thứ hai, 13/01/2025
   

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN lần thứ 52 tại Kuala Lumpur, Malaysia

Hội nghị Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN lần thứ 52 với chủ đề “Phát triển bền vững: Hành động ngay hôm nay vì ngày mai” vừa được tổ chức thành công trong 2 ngày 4-5/12/2024 tại Khách sạn Le Meridien Kuala Lumpur, thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.
asean-5-.jpg
Trưởng các đoàn đại biểu Hiệp hội Ngân hàng các quốc gia ASEAN chụp ảnh lưu niệm cùng Chủ tịch và Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng ASEAN và khách mời

Hội nghị do Hiệp hội Ngân hàng Malaysia (ABM) đăng cai tổ chức và có sự tham dự đông đảo của hơn 200 cán bộ ngân hàng cấp cao đến từ 10 quốc gia ASEAN. Đoàn đại biểu Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tham dự Hội nghị do Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng dẫn đầu gồm 17 thành viên đến từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) và Cơ quan Thường trực Hiệp hội.

asean-1-.jpg
Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng (thứ 8 từ trái sang) và Phó Chủ tịch Trần Văn Tần (thứ 7 từ phải sang) cùng đoàn đại biểu Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN lần thứ 52 tại KUALA LUMPUR, Malaysia

Ngày 4/12, trước cuộc họp Hội đồng, 3 Uỷ ban thường trực - Hợp tác Tài chính, Đầu tư, Thương mại và Công nghệ (COFITT); Quan hệ liên khu vực ASEAN (IRR) và Đào tạo Ngân hàng đã nhóm họp theo các chủ đề được 10 Hiệp hội Ngân hàng các quốc gia thành viên thống nhất lựa chọn và đưa ra trực tiếp tại cuộc họp.

Tại cuộc họp Hội đồng ngày 5/12, các thành viên đã nghe báo cáo và thông qua đề xuất của 3 Uỷ ban thường trực, cụ thể:

Đối với Ủy ban Hợp tác Tài chính, Đầu tư, Thương mại và Công nghệ (COFITT)

Nhằm gia tăng niềm tin và sự tin cậy lớn hơn trong các giao dịch thanh toán giữa khách hàng và người bán, Ủy ban đã thảo luận về tiến bộ đạt được trong sáng kiến nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong giải quyết tranh chấp thanh toán xuyên biên giới trong ASEAN. Sau khi xem xét các quy trình giải quyết tranh chấp hiện có, giai đoạn tiếp theo của dự án sẽ xây dựng các khuyến nghị thực hành tốt nhất, hài hoà nhất trong việc giải quyết các khoản thanh toán QR xuyên biên giới để trình lên các cơ quan quản lý ở mỗi quốc gia.

Ủy ban cũng đồng ý về việc cần có nỗ lực tập thể trên toàn khu vực trong cuộc chiến đấu với các hình thức gian lận trên mạng do các tập đoàn tội phạm khai thác nền tảng kỹ thuật số, bao gồm cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử, xuyên biên giới. Một lực lượng đặc nhiệm sẽ được thành lập để tìm hiểu và thúc đẩy sự hợp tác trong các nỗ lực chống lừa đảo, với trọng tâm ban đầu là:

Chia sẻ kiến thức về các cách thực hành hiện tại để phát hiện, giữ lại và thu hồi số tiền bị lừa đảo nhằm đưa ra khuyến nghị cho ngân hàng;

Thúc đẩy sự đồng thuận về chính sách của ASEAN rằng cách tiếp cận hệ sinh thái là cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng trước nạn lừa đảo và duy trì niềm tin vào các dịch vụ thanh toán số. Trong khi các ngân hàng phải làm tròn trách nhiệm của mình trong việc chống gian lận, tất cả các bên khác thu lợi từ hoạt động kinh tế số, từ các công ty viễn thông đến truyền thông xã hội, các công ty sở hữu hệ điều hành thiết bị di động và khách hàng, cũng có nghĩa vụ tương ứng là bảo vệ hệ sinh thái kỹ thuật số trước hành vi lạm dụng của tội phạm.

Ủy ban COFITT cũng đã cập nhật về một số sáng kiến đang thực hiện, bao gồm: (i) Dự án Nexus, một sáng kiến nhằm tăng tốc kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng cách liên kết các hệ thống thanh toán theo thời gian thực của các quốc gia thông qua mạng lưới đa phương; (ii) Chuẩn bị phát hành tài liệu hướng dẫn triển khai Khung Dữ liệu liên thông ASEAN (IDF) do COFITT phát triển và hoàn thành vào năm 2023; (iii) Sáng kiến kết nối thương mại kỹ thuật số khu vực nhằm tìm cách số hóa các hoạt động và quy trình từ đầu đến cuối liên quan đến các giao dịch thương mại xuyên biên giới.

asean-8-.jpg
Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Malaysia tặng Kỷ niệm chương cho Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam

Đối với Ủy ban Quan hệ liên khu vực ASEAN (IRR)

Với tư cách Chủ nhiệm Uỷ ban IRR, Hiệp hội Ngân hàng Malaysia (ABM) đã tổ chức thành công chuyến tham quan học tập trực tuyến năm 2024, bao gồm các phiên họp quan trọng với Liên minh Tài chính Glasgow vì phát thải ròng bằng 0 (GFANZ) và Ban Thư ký ASEAN.

Ngày 8/8/2024, tại cuộc thảo luận nhóm, GFANZ đã nêu bật hành trình của ngành tài chính hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0, chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về chiến lược và thách thức trong việc chống biến đổi khí hậu.

Ngày 25/9/2024, ông Hazremi Hamid, Cán bộ cấp cao của Ban Thư ký ASEAN, đã trình bày Hướng dẫn của ASEAN về quản trị và đạo đức về trí tuệ nhân tạo (AI), nhấn mạnh AI có trách nhiệm là động lực cho sự tiến bộ.

Về hoạt động trong năm 2025 sắp tới, Ủy ban IRR đã đồng thuận tái tổ chức tham quan học tập thực tế (thay vì hình thức trực tuyến) để tăng cường kết nối và hợp tác giữa các thành viên Hiệp hội Ngân hàng các quốc gia ASEAN. Các điểm đến được đề xuất bao gồm Singapore, Trung Quốc, châu Âu, Mỹ, với các chủ đề chính tập trung vào AI, công nghệ kỹ thuật số, phát triển bền vững, an ninh lương thực và năng lượng — những lĩnh vực có tầm quan trọng ngày càng tăng đối với ngành ngân hàng toàn cầu.

Trong cuộc thảo luận của Uỷ ban, phát triển bền vững là trọng tâm chính, trong đó toàn bộ 10 Hiệp hội Ngân hàng các quốc gia thành viên đã cập nhật các sáng kiến ngân hàng bền vững của quốc gia mình. Hiệp hội Ngân hàng Malaysia vẫn duy trì cam kết thúc đẩy hợp tác và nâng cao vai trò của khu vực ngân hàng thông qua các chương trình có tác động mạnh mẽ như các chương trình tham quan học tập.

asean-2-.jpg
Đoàn đại biểu Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng ASEAN Paul Gwee (hàng đầu, thứ hai từ trái sang) tại Học viện châu Á dành cho các nhà ngân hàng (AICB)

Đối với Ủy ban Đào tạo Ngân hàng

Ủy ban tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác khu vực trong lĩnh vực đào tạo ngân hàng, với nội dung thảo luận chính về liên kết chứng chỉ, phát triển kỹ năng và tăng cường thông tin giữa các Hiệp hội ngân hàng quốc gia. Trong phần trình bày Báo cáo của Ủy ban trước Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN, Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN khẳng định ủng hộ việc công nhận chéo chứng nhận về một số nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng. Hội đồng cũng chỉ đạo Ủy ban đưa các kỹ năng ngân hàng mềm để có cách tiếp cận toàn diện vào sáng kiến phát triển kỹ năng nguồn nhân lực ngân hàng.

Một kết quả quan trọng đạt được tại cuộc họp của Ủy ban là việc thông qua đề xuất của Hiệp hội Ngân hàng Philippines (BAP) nhằm thiết lập các thỏa thuận song phương nhằm công nhận chứng chỉ nghiệp vụ nguồn vốn giữa các nước thành viên ASEAN. Ủy ban đã đưa ra các bước hành động để triển khai sáng kiến này, bao gồm hợp tác thông qua Tiểu ban phụ trách chứng nhận nguồn vốn của BAP và sự tham gia trực tiếp giữa các Hiệp hội ngân hàng quốc gia. Những nỗ lực này nhằm giải quyết nhu cầu đáng kể về chứng chỉ hành nghề, đặc biệt là ở Việt Nam và Campuchia, tăng cường khả năng di chuyển lao động có chuyên môn và chuyên môn cao trong toàn khu vực.

Việc áp dụng Khung kỹ năng các dịch vụ tài chính (SFFS) của Singapore là một nội dung thảo luận quan trọng khác. Khung này do Viện Tài chính Ngân hàng Singapore trình bày, cung cấp hướng dẫn toàn diện về phát triển kỹ năng và hoạch định lao động. Các Hiệp hội ngân hàng quốc gia được khuyến khích bản địa hóa khuôn khổ này bằng cách điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thị trường và môi trường pháp lý, tận dụng các nguồn lực kỹ thuật số và hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo. Để đảm bảo khả năng cạnh tranh lâu dài, các thành viên được khuyến khích kết hợp các kỹ năng mới xuất hiện, chẳng hạn như tích hợp AI, vào chiến lược nguồn lực lao động của mình.

Để tăng cường hợp tác, Ủy ban Đào tạo Ngân hàng đã thông qua việc thành lập một kênh liên lạc mở thông qua WhatsApp để chia sẻ kiến thức liên tục về các xu hướng, chương trình và sáng kiến. Ngoài ra, Uỷ ban cũng có kế hoạch tổ chức chuyến tham quan học tập tại trụ sở Viện Tài chính Ngân hàng Singapore trong năm 2025 để hiểu sâu hơn về khuôn khổ SFFS và các ứng dụng của nó. Với những bước đi cụ thể này, Ủy ban đã tái khẳng định cam kết xây dựng lực lượng lao động ngân hàng có kỹ năng và khả năng thích ứng cao hơn trên toàn ASEAN.

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN đã thống nhất việc tổ chức Hội nghị Hội đồng Hiệp hội lần thứ 53 và Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 24 vào quý IV/2025 tại Myanmar và do Hiệp hội Ngân hàng Myanmar đăng cai tổ chức.

Một số hình ảnh hoạt động của đoàn Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại Hội nghị Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN lần thứ 52 tại Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia

asean-3-.jpg
Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng tặng quà lưu niệm cho Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Malaysia, ông Dato’ Khairussaleh Ramli
Trao đổi, gặp gỡ với đoàn đại biểu Hiệp hội Ngân hàng Myanmar
Trao đổi, gặp gỡ với đoàn đại biểu Hiệp hội Ngân hàng Myanmar
Trao đổi với đại diện của Moody's
Trao đổi với đại diện của Moody's
Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Trần Văn Tần chụp ảnh cùng các thành viên trong đoàn
Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Trần Văn Tần chụp ảnh cùng các thành viên trong đoàn
  • HDBank sẽ phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2025

    HDBank sẽ phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2025

    Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) vừa công bố kế hoạch phát hành tổng cộng 10.000 tỷ đồng trái phiếu, được chia thành 2 đợt, với mỗi đợt phát hành 5.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời gia tăng cơ hội đầu tư an toàn, sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng.

  • Hoạt động nổi bật của hội viên phía Nam tuần 2 tháng 1

    Hoạt động nổi bật của hội viên phía Nam tuần 2 tháng 1

    Hoạt động nổi bật của các tổ chức hội viên khu vực phía Nam tuần qua (từ ngày 6/01/2025 đến 10/01/2025) với các thông tin chính: Nhiều ngân hàng vẫn duy trì tăng trưởng ổn định, khẳng định vị thế dẫn đầu về chất lượng tài sản; Ra mắt các sản phẩm phiên bản giới hạn dành tặng cho khách hàng; Khai chương các chi nhánh mới...

  • Kiều hối về TP.HCM đạt khoảng 9,6 tỷ USD trong năm 2024

    Kiều hối về TP.HCM đạt khoảng 9,6 tỷ USD trong năm 2024

    Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM chia sẻ năm 2024, kiều hối về TP.HCM đạt khoảng 9,6 tỷ USD, tăng thêm khoảng 140 triệu USD so với năm trước.

  • BVBank triển khai QR tại Lào – Gia tăng tiện ích thanh toán không tiền mặt đến khách hàng

    BVBank triển khai QR tại Lào – Gia tăng tiện ích thanh toán không tiền mặt đến khách hàng

    Ngân hàng Bản Việt (BVBank) hợp tác Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) triển khai tiện ích thanh toán bằng mã QR tại Lào hoàn toàn miễn phí. Đây là một tính năng vô cùng thuận tiện dành cho người dùng đi du lịch hoặc công tác tại Lào khi có thêm hình thức thanh toán mới không dùng tiền mặt bên cạnh thanh toán bằng thẻ tín dụng thông thường.

  • NCB Đồng Nai chuyển địa điểm giao dịch mới từ 13/01/2025

    NCB Đồng Nai chuyển địa điểm giao dịch mới từ 13/01/2025

    Từ 13/01/2025, Ngân hàng TMCP Quốc Dân - Chi nhánh Đồng Nai (NCB Đồng Nai) chính thức chuyển đến địa điểm mới tại một phần tầng 1, tòa nhà Tin Nghia Plazz 224 khu phố 1, Hà Huy Giáp, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

  • SeABank chuyển nhượng 100% vốn góp tại PTF cho AEON Financial

    SeABank chuyển nhượng 100% vốn góp tại PTF cho AEON Financial

    Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa cho biết, đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) cho AEON Financial Service Co., Ltd. (AEON Financial) theo Quyết định số 2871/QĐ-NHNN ngày 30/12/2024.

  • ACB tái bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát làm Tổng Giám đốc

    ACB tái bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát làm Tổng Giám đốc

    Ngày 09/01/2024, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã công bố Nghị quyết số 123/TCQĐ-HĐQT.25 về việc bổ nhiệm lại ông Từ Tiến Phát làm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 3 năm (2025 - 2028), có hiệu lực từ ngày 14/1/2024.

  • Agribank dành hơn 210.000 tỷ đồng ưu đãi tiếp sức doanh nghiệp

    Agribank dành hơn 210.000 tỷ đồng ưu đãi tiếp sức doanh nghiệp

    Từ 1/1/2025 đến hết ngày 31/12/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chính thức dành hơn 210.000 tỷ đồng triển khai 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng doanh nghiệp cùng nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

  • Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025

    Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025

    Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” và hướng tới các hoạt động ý nghĩa “Tết vì người nghèo” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, phát huy vai trò, trách nhiệm của “Ngân hàng vì cộng đồng”, Agribank đã dành hơn 100 tỷ đồng triển khai chương trình an sinh xã hội “Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025”.

  • Vietcombank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025

    Vietcombank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025

    Ngày 8/1/2025, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã có văn bản số 172/VCB-CLTKHĐQT công bố Nghị quyết số 31/NQ-VCB-HĐQT của Hội đồng quản trị về việc phê duyệt công tác chuẩn bị tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay