Thứ tư, 18/12/2024
   

Hệ sinh thái số đem lại lợi ích cho tất cả các bên

Chính phủ, ngân hàng và các tổ chức có vai trò trong việc đảm bảo điều này diễn ra. Điều này cũng có nghĩa là cần đảm bảo có nguồn nhân tài thích hợp, có năng lực công nghệ cần thiết để quản lý bảo mật và xây dựng lòng tin; đồng thời đảm bảo không ngừng nâng cao nhận thức cho khách hàng và người

Chính phủ, ngân hàng và các tổ chức có vai trò trong việc đảm bảo điều này diễn ra. Điều này cũng có nghĩa là cần đảm bảo có nguồn nhân tài thích hợp, có năng lực công nghệ cần thiết để quản lý bảo mật và xây dựng lòng tin; đồng thời đảm bảo không ngừng nâng cao nhận thức cho khách hàng và người dân
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc Trung tâm phát triển Ngân hàng số BIDV

Đồng hành với Chương trình chuyển đổi số Quốc gia

Thời gian qua Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã có những quyết sách phát triển mạnh mẽ về chuyển đổi số. Nhìn từ góc độ ngành Ngân hàng, không khó để thấy Việt Nam là điểm sáng về chuyển đổi số. Ở Mỹ hay Châu Âu thì hệ thống tài chính của họ đã đủ trưởng thành rồi và đã có một mức độ nào đó khiến họ ngại thay đổi. Trong khi các nước mới nổi như Việt Nam hay các nước khu vực Đông Á lại đang phát triển nhanh chóng, chuyển đổi số mạnh mẽ và quyết liệt.

Đặc biệt, sau khi đại dịch xảy ra, các giao dịch trên không gian số tăng trưởng rất mạnh mẽ. Nếu tính toàn lĩnh vực ngân hàng thì riêng giao dịch trong năm 2022, qua thống kê chuyển mạch quốc gia, chúng tôi đã ghi nhận là số lượng giao dịch tài chính bằng ba năm trước đó cộng lại. Còn trong phạm vi của ngân hàng số BIDV, đã ghi nhận số lượng tăng trưởng mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như đối với các khách hàng bán lẻ, khách hàng cá nhân thì lượng giao dịch qua các kênh số tăng trưởng trong năm 2022 gấp đôi so với năm trước và bằng 5 năm trước cộng lại. BIDV không chỉ phát triển các sản phẩm, dịch vụ số mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công tác chuyển đổi số, chẳng hạn như kết nối API, quản lý dòng tiền trên không gian mạng, đăng ký khoản vay online… Hiện nay với sự hỗ trợ của công nghệ, chỉ thông qua một chiếc điện thoại hay trên website của ngân hàng, khách hàng có thể đăng ký khoản vay rất nhanh. Nếu khách hàng đủ điều kiện thì chưa đến ba phút, ngân hàng có thể giải ngân khoản vay.

Để có được những thành tựu như ngày nay, từ năm 2017, Ban lãnh đạo BIDV đã xây dựng chiến lược phát triển của BIDV đến 2025 – 2030, trong đó có ba trụ cột chính là con người, khách hàng và công nghệ. Chúng tôi đã chọn phương án có phần vất vả, tức là không chọn tìm những điểm chi tiết nào đó để chuyển đổi số mà quyết định chuyển đổi số toàn diện, từ phục vụ cho khách hàng cho đến việc xây dựng hệ sinh thái số. Đặc biệt là nhân lực số và văn hóa số, đây là hai yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của BIDV trong chuyển đổi số. BIDV hoàn toàn đồng hành với Chương trình chuyển đổi số Quốc gia của Chính phủ, đó là hướng tới khách hàng, người dân, doanh nghiệp...

 nh chu.p Man hinh 2022 10 04 l638005577224044783

Chúng ta đã có đà chuyển đổi số rất tốt; đặc biệt trong ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Nhưng chuyển đổi số là một quá trình chứ không phải là một dự án có điểm đầu và điểm kết thúc. Bởi, chuyển đổi số không chỉ giảm chi phí, thúc đẩy tăng trưởng mà còn mở ra cho chúng ta các cơ hội kinh doanh khác. Đó mới là giá trị cốt lõi mà chuyển đổi số hướng đến.

Ông Sylvester Kinuthia, Giám đốc Khối Ngân hàng Giao dịch, Standard Chartered Việt Nam

Mang lại một hệ sinh thái lớn hơn mà ở đó tất cả các bên cùng có lợi

Các dữ liệu cho thấy, Việt Nam là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN và dự kiến sẽ trở thành nền kinh tế số lớn thứ hai trong khu vực vào năm 2025. Việt Nam có lượng người tiêu dùng số lớn với tỷ lệ sử dụng internet và di động cao, nguồn lao động chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ… tất cả đều đóng vai trò là chất xúc tác cho quá trình chuyển đổi số này.

Với định hướng tiên phong từ Chính phủ trong lộ trình quan trọng này, Việt Nam đang có một triển vọng đầy hứa hẹn. Nhiều sáng kiến trong chương trình chuyển đổi số quốc gia là yếu tố hỗ trợ chính, góp phần kiến tạo và nắm bắt các cơ hội phát triển và giải quyết các thách thức phía trước. Việc rà soát và sửa đổi một số luật và quy định như luật thương mại điện tử, nghị định về việc định danh và xác thực điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân... đang tạo điều kiện cho các sáng kiến công nghệ mới nhằm phát triển sản phẩm và dịch vụ ngân hàng số, đồng thời đảm bảo an ninh, an toàn cho các hoạt động ngân hàng.

Các ngân hàng đóng vai trò thiết yếu trong chuyển đổi số, bắt đầu bằng việc ưu tiên và thúc đẩy chuyển đổi số nội bộ (quá trình này đã và đang được tiến hành) và sự chuyển đổi này bao gồm việc đầu tư vào công nghệ và con người. Tiếp đến, ngân hàng cần hỗ trợ các khách hàng trong hành trình chuyển đổi số cũng như hợp tác với các tổ chức tài chính khác, các nhà cung cấp dịch vụ, công ty fintech, để xây dựng và cung cấp các giải pháp mang lại giá trị và phục vụ người dân và DN, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng toàn cầu có kinh nghiệm và chuyên môn từ các thị trường phát triển khác, cũng nên chia sẻ các phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhất và định hướng tư duy lãnh đạo về các chủ đề chính nhằm hỗ trợ thúc đẩy hơn nữa quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

Chuyển đổi số đã tăng tốc trong vài năm qua trong mọi lĩnh vực và trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Các DN nắm bắt chuyển đổi số có thể sẽ thích ứng tốt hơn và tồn tại trong một thế giới đang thay đổi với tốc độ rất nhanh. Việc phát triển một hệ sinh thái quan hệ đối tác thành công khi cộng tác với những đối tác khác trong chuỗi giá trị, bằng việc tận dụng cổng thông tin cho các nhà phát triển, cũng như việc hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý và thông qua việc truyền đạt kiến thức cho khách hàng là rất quan trọng.

Lợi ích cho tất cả các bên tham gia trong hệ sinh thái số là rất rõ ràng. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là làm sao để thúc đẩy hoặc khuyến khích một “chương trình” có thể thay đổi toàn diện nhằm giải quyết các vấn đề về văn hóa, hệ thống, năng lực áp dụng trong các ngành và xã hội. Điều đó cần sự đầu tư, lên kế hoạch, phối hợp ra quyết định và tăng cường hợp tác.

Chính phủ, ngân hàng và các tổ chức có vai trò trong việc đảm bảo điều này diễn ra. Điều này cũng có nghĩa là cần đảm bảo có nguồn nhân tài thích hợp, có năng lực công nghệ cần thiết để quản lý bảo mật và xây dựng lòng tin; đồng thời đảm bảo không ngừng nâng cao nhận thức cho khách hàng và người dân nói chung về việc sử dụng các công nghệ mới, quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu…

Các thế hệ hiện tại và tương lai đang và sẽ tiếp tục là những người sớm tiếp cận thế giới số, do đó, quá trình chuyển đổi số cần phải tăng tốc. Xét cho cùng, đó là một sự chuyển đổi sâu sắc mang đến những cơ hội quan trọng cho mọi người và các tổ chức trong mọi lĩnh vực; cho phép mọi người tham gia vào một hệ sinh thái lớn hơn mà ở đó tất cả các bên cùng có lợi.

Ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng giám đốc Techcombank

Tiện ích khác biệt và vượt trội

Chúng tôi hiểu kỳ vọng của khách hàng về những sản phẩm tiện ích khác biệt và vượt trội. Vì vậy, chúng tôi đã, đang và tiếp tục đẩy mạnh số hóa, và dữ liệu xuất sắc để am hiểu khách hàng hơn. Techcombank mới đây đã công bố hợp tác cùng Adobe, công ty hàng đầu thế giới về cung cấp nền tảng công nghệ xuyên suốt hành trình trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng, trên tất cả các nền tảng trực tiếp và trực tuyến. Đến nay, khoảng hơn 90% các giao dịch của khách hàng Techcombank được thực hiện qua kênh số. Số lượng khách hàng mới đến với kênh số của Techcombank năm 2022 tăng trưởng tới 40% so với năm 2021, với tỷ lệ gắn bó với ứng dụng đạt đến 88%. Cùng với đó, số lượng thẻ tín dụng mở mới trong năm qua tăng 47,7% và các giao dịch thanh toán qua thẻ tăng 40,6%. Nhờ vậy, giá trị và giao dịch qua thẻ của Techcombank chiếm thị phần cao nhất trên thị trường thẻ Việt Nam. Năm 2022, chỉ riêng chương trình tri ân khách hàng Tết Quý Mão trên nền tảng ngân hàng số Techcombank Mobile, với tương tác trực tuyến có tên gọi “Mèo Đại cát”, đã nhận được sự tham gia của hơn 2,1 triệu khách hàng, với số lần đăng nhập hàng ngày tăng lên hơn 20%.

Chuyển đổi số mạnh mẽ cũng là yếu tố tác động tích cực đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Techcombank luôn chuẩn bị nền tảng vốn, áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro chặt chẽ. Hiện tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel của Techcombank lên tới 15,2%, cao gần gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu của Basel II (8%), và cũng là mức tỷ lệ an toàn vốn ở nhóm đầu ngành Ngân hàng Việt Nam. Techcombank hiện là ngân hàng đứng đầu toàn Ngành về tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), ở mức 3,2%. Về chất lượng tài sản, Techcombank nằm trong nhóm tốt nhất Ngành với tỷ lệ nợ xấu nợ nội bảng chỉ là 0,9%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh (đạt 125,0%).

Chúng tôi cho rằng, nền kinh tế và các doanh nghiệp sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức, đặc biệt trong nửa đầu năm 2023. Vì vậy, ưu tiên của Techcombank là tiếp tục đồng hành và hỗ trợ khách hàng, duy trì các thế mạnh nổi trội như chất lượng tài sản, vị thế thanh khoản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đồng thời tiếp tục đa dạng hóa cơ sở khách hàng, phát triển các nguồn thu nhập mới để duy trì đà tăng trưởng cho dài hạn.

Ông Vũ Thành Trung, Thành viên Ban điều hành MB

“Phủ xanh” VietQR trong thanh toán

Những năm gần đây, MB đầu tư lớn cho chuyển đổi số, từ nền tảng công nghệ hiện đại đến đầu tư về mặt con người. Nhờ đó, MB đã nhanh chóng bứt tốc và gặt hái nhiều thành công trong hành trình chuyển đổi số.

Đến hiện nay, lũy kế MB có trên 20 triệu khách hàng, trong đó chỉ riêng trong năm 2022 ngân hàng thu hút thành công 7 triệu khách hàng mới. Số lượng giao dịch trên kênh số tăng nhanh với 1,8 tỷ giao dịch, gấp 2 lần năm 2021. Tỷ trọng giao dịch thực hiện qua kênh số đạt trên 95%. App MBBank đứng số 1 trong các App tài chính về lượt tải.

Năm 2022, MB “thắng lớn” tại giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam Digital Awards 2022) khi có ba sản phẩm số được xướng tên là Wealth Management - nền tảng đầu tư tài chính trên App MBBank (dành cho khách hàng cá nhân); BIZ MBBank (giải pháp ngân hàng số dành cho doanh nghiệp) và App Thiện nguyện thuộc hạng mục sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số vì cộng đồng.

Trong năm 2023, MB định hướng tập trung nguồn lực để trở thành doanh nghiệp số dẫn đầu, cung cấp các giải pháp toàn diện cho khách hàng. Trong đó, MB nhắm đến một số mục tiêu cụ thể, như: phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ trên App MBBank để phục vụ nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi, bao gồm các loại thẻ Hi Collection, Mini App Marketplace; thanh toán tiện ích trên Wealth Management; tăng trải nghiệm hệ sinh thái ngân hàng trên các nền tảng thứ ba, bao gồm đưa các dịch vụ ngân hàng lên các nền tảng của đối tác để khách hàng có thể sử dụng dịch vụ của ngân hàng ngay trên các nền tảng đối tác mà không cần phải ở trong hệ sinh thái hay app của MB.

Ngoài ra, MB sẽ tiếp tục thúc đẩy thanh toán không tiền mặt với các sản phẩm VietQR như, chia sẻ biến động số dư VietQR miễn phí trên App MBBank - giúp chủ cửa hàng kinh doanh quản lý doanh thu thuận tiện hơn, tránh sai sót, rủi ro trong giao dịch. MB tiến tới “phủ xanh” VietQR nhằm mang đến trải nghiệm giao dịch thuận tiện, tối ưu nhất cho khách hàng.

Ông Trần Thái Bình, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số Sacombank

Hoàn thiện nền tảng tự động hóa kinh doanh

Từ nhiều năm qua, Sacombank đã định hình chiến lược chuyển đổi số toàn diện bằng việc kiến tạo nền tảng về kỹ thuật và đặt nền móng cho tư duy số hóa, tự động hoàn toàn hoạt động kinh doanh.

Những năm gần đây, hoạt động chuyển đổi số của Sacombank được thể hiện bằng tần suất sản phẩm và giải pháp mới xuất hiện dày đặc hơn. Chúng tôi đã ra mắt Sacombank Pay, thêm tính năng eKYC; triển khai thành công giải pháp LOS để tự động hoá quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng. Nhờ giải pháp này mà việc giao - nhận hồ sơ bớt rủi ro hơn chứng từ giấy, đồng thời rút ngắn thời gian chờ phê duyệt hồ sơ cho khách hàng.

Cuối năm 2022, Sacombank thành lập Trung tâm Chuyển đổi số để thực thi các chương trình chuyển đổi nhận thức, tư duy và công nghệ. Theo đó, cả hệ thống ngân hàng tập làm quen với cách thức tư duy mới, phù hợp môi trường số như tư duy thiết kế (design thinking), ra quyết định dựa trên dữ liệu (data-driven decision-making), tư duy lấy khách hàng làm trung tâm (customer-centric thinking)... đến những kỹ năng số như khai thác dữ liệu, an toàn thông tin cho các cấp quản lý và nhân viên.

Mới đây, Sacombank đã hợp tác với Công ty Cổ phần Công nghệ UNIT để triển khai dự án Xây dựng nền tảng tự động hoá kinh doanh. Với dự án này, trong năm nay và năm tới (2023-2024) Sacombank sẽ tập trung vào xây dựng nền tảng công nghệ đáp ứng và tuân thủ kiến trúc mục tiêu cũng như phát triển, tích hợp, vận hành… nhằm giảm thiểu thao tác thủ công và tăng mức độ tự động. Sau khi triển khai, khách hàng sử dụng dịch vụ tại Sacombank sẽ càng thuận tiện hơn khi biểu mẫu được giảm thiểu, thời gian giao dịch rút ngắn… Ngân hàng cũng sẽ tăng hiệu quả hoạt động thông qua tự động hoá nghiệp vụ kinh doanh.

Trong kế hoạch trung hạn, Sacombank đặt mục tiêu xây dựng và hoàn thiện toàn bộ nền tảng tự động hoá kinh doanh số (Business Process Automation - BPA), giúp ngân hàng tiết kiệm nguồn lực, chi phí vận hành và rút ngắn thời gian xử lý giao dịch, thiết kế quy trình nghiệp vụ hợp lý, xoay quanh nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, công nghệ tự động hoá thế hệ mới cũng sẽ tạo ra môi trường cộng tác, phối hợp làm việc chuyên nghiệp mới giữa các đơn vị nghiệp vụ ngân hàng, giúp tái định hình hệ thống quy tắc nghiệp vụ phù hợp với chiến lược kinh doanh mới.

Nguồn: thoibaonganhang.vn

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay