Cụ thể, trong thời gian gần đây, nhiều cá nhân mặc dù không có các khoản vay nhưng lại nhận được những tin nhắn hoặc cuộc gọi nhắc nợ kèm theo lời đe dọa nếu không trả nợ sẽ liên hệ tới bạn bè, người thân. Điều này gây ra sự hoang mang, lo lắng cho chính cá nhân gặp phải hiện tình trạng trên, đồng thời cũng gây ảnh hưởng tới uy tín của các công ty, tổ chức tín dụng hợp pháp mà đối mạo danh nhằm lừa đảo.
Vì vậy, SHB Finance đã đưa ra 3 bước cơ bản để hướng dẫn cá nhân xử lý tốt tình huống khi gặp phải đối tượng giả mạo đòi nợ nhằm lừa đảo.
Bước 1, bình tĩnh xử lý, yêu cầu đối tượng đòi nợ cung cấp thông tin
Khi bị các đối tượng giả mạo nhắn tin, gọi điện lừa đảo đòi nợ, cá nhân (khách hàng) trước hết phải giữ bình tĩnh và khẳng định bản thân không có trách nhiệm với các khoản nợ mà chính bản thân không vay.
Các đối tượng xấu thường dựa trên tâm lý hoang mang, lo sợ trong mỗi người khi bị tung thông tin ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm để uy hiếp phải chuyển tiền. Do vậy, đã có rất nhiều trường hợp vì sợ bị khủng bố, đe dọa nên đã vội vàng chuyển tiền cho kẻ xấu mà chưa nhờ tới sự can thiệp của các cơ quan chức năng.
Tiếp theo, cá nhân (khách hàng) hãy hỏi rõ thông tin đơn vị đòi nợ và yêu cầu cung cấp thông tin về hợp đồng, chứng từ về các khoản vay mà đối tượng nhắc đến. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin của bản thân cho các đối tượng gọi điện đòi nợ như thông tin về giấy tờ tuỳ thân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống…
Lưu ý ngay cả khi các đối tượng giả mạo đòi nợ cung cấp đúng thông tin của bản thân, cá nhân (khách hàng) cũng tuyệt đối không chuyển tiền cho các đối tượng này vì rất có thể những thông tin đó là thông tin bị đánh cắp.
Bước 2, thông báo cho người thân, bạn bè
Khi cá nhân (khách hàng) không vay tiền mà vẫn bị đòi nợ bởi những đối tượng xấu, hãy thông báo ngay cho người thân, bạn bè. Rất có thể những đối tượng giả mạo đòi nợ này sẽ liên hệ tới những người quen biết của cá nhân (khách hàng) để đòi nợ. Vì vậy, hãy cảnh báo người thân không cung cấp thông tin, chuyển tiền và thực hiện việc chặn những tin nhắn đòi nợ này.
Ngoài ra, cá nhân (khách hàng) cần thực hiện bảo mật những thông tin về CCCD, danh bạ điện thoại, không click vào đường link lạ hay tải về những ứng dụng không có thông tin rõ ràng.
Bước 3, trình báo cơ quan Công an
Nếu tình trạng giả mạo đòi nợ kéo dài, các đối tượng khủng bố điện thoại, tin nhắn. Trong trường này, cá nhân (khách hàng) có thể trình báo lên cơ quan Công an gần nhất hoặc qua số hotline của cơ quan Công an địa phương, trình báo để nhận được sự hỗ trợ xử lý.
Vay tiền tại các tổ chức tín dụng được cấp phép
Để tránh không rơi vào tình trạng bị đòi nợ dù không vay hoặc rò rỉ thông tin cá nhân tới các đối tượng xấu. Khách hàng nên vay tiền tại các tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng hay Công ty Tài chính được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động theo Luật của Nhà nước.
Bởi chỉ có vay tại các tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng hay Công ty Tài chính được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động theo Luật thì khách mới được hỗ trợ vay tiền một cách minh bạch với lãi suất hợp lý.
Khách hàng tuyệt đối không được vay qua app/website không rõ nguồn gốc hoặc vay những công ty, tổ chức tín dụng không thể hiện thông tin đầy đủ về tên công ty, website, mã số doanh nghiệp và các chính sách vay rõ ràng