Thứ sáu, 22/11/2024
   

18 hội viên Hiệp hội Ngân hàng vào Top 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Mới đây, The Asian Banker đã công bố bảng Bảng xếp hạng 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có 18 hội viên của Hiệp hội Ngân hàng là ngân hàng thương mại của Việt Nam được lọt vào danh sách này.

Mới đây, The Asian Banker đã công bố bảng Bảng xếp hạng 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có 18 hội viên của Hiệp hội Ngân hàng là ngân hàng thương mại của Việt Nam được lọt vào danh sách này.

5 ngân hàng hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có vốn chủ sở hữu trên 100.000 tỷ đồng

18 hoi vien cua Hiep hoi Ngan hang vao Top 500 ngan hang 2

Bảng đánh giá các chỉ số của The Asian Banker cho thấy TPBank nhận nhiều điểm tuyệt đối, vượt trên nhiều ngân hàng tại Việt Nam

Cụ thể, trong Top 100 về xếp hạng sức mạnh tài chính năm 2022 của The Asian Banker, có 3 ngân hàng hội viên lần lượt là Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) ở vị trí 61 với 3,31 điểm sức mạnh tổng hợp, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tại vị trí 66 với 3,28 điểm sức mạnh tổng hợp và Ngân hàng Quân Đội (MBBank) tại vị trí 72 với 3,22 điểm sức mạnh tổng hợp.

Nằm trong Top từ 100 đến 200 về xếp hạng sức mạnh tài chính năm 2022 của The Asian Banker, có 5 ngân hàng hội viên lần lượt là: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại vị trí 127 với 3,01 điểm sức mạnh tổng hợp; Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) tại vị trí 139 với 2,98 điểm sức mạnh tổng hợp; Ngân hàng Á Châu (ACB) tại vị trí 145 với 2,96 điểm sức mạnh tổng hợp; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tại vị trí 190 với 2,85 điểm sức mạnh tổng hợp; và Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB) tại vị trí 197 với 2,83 điểm sức mạnh tổng hợp.

Nằm trong Top từ 200 đến 300 về xếp hạng sức mạnh tài chính năm 2022 của The Asian Banker, có Ngân hàng Phương Đông (OCB) tại vị trí 233 với 2,75 điểm sức mạnh tổng hợp và Ngân hàng Sài Gòn (Ngân hàng SCB) tại vị trí 246 với 2,71 điểm sức mạnh tổng hợp.

Nằm trong Top từ 300 đến 400 về xếp hạng sức mạnh tài chính năm 2022 của The Asian Banker, có 7 Ngân hàng ngân hàng hội viên lần lượt là: Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) tại vị trí 313 với 2,53 điểm sức mạnh tổng hợp; Ngân hàng Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) tại vị trí 329 với 2,48 điểm sức mạnh tổng hợp; Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tại vị trí 365 với 2,46 điểm sức mạnh tổng hợp; Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tại vị trí 348 với 2,43 điểm sức mạnh tổng hợp; Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) tại vị trí 354 với 2,59 điểm sức mạnh tổng hợp; Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tại vị trí 373 với 2,33 điểm sức mạnh tổng hợp; và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tại vị trí 392 với 2,21 điểm sức mạnh tổng hợp.

Ngoài ra, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng được xếp về sức mạnh tài chính năm 2022 tại vị trí 418 với 2,21 điểm sức mạnh tổng hợp.

Được biết, hàng năm, bảng xếp hạng "The Strongest Bank" của The Asian Banker luôn được giới chuyên môn quan tâm và đánh giá rất cao, bên cạnh đó, đây cũng là thước đo giá trị đối với thị trường khi đánh giá chính xác "sức khỏe" tài chính và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và trên bình diện khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Với quan điểm rằng một ngân hàng mạnh phải thể hiện sự lâu dài trong khả năng sinh lời từ chính các hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình do đó, bảng xếp hạng của The Asian Banker được tính toán đánh giá minh bạch dựa trên sáu lĩnh vực hoạt động tài chính; cụ thể là khả năng mở rộng quy mô, tăng trưởng bảng cân đối kế toán, hồ sơ rủi ro, khả năng sinh lời, chất lượng tài sản và thanh khoản. Năm nay thứ hạng của các ngân hàng tại Việt Nam có sự cải thiện đáng kể so với 2021 cho thấy chất lượng và khả năng phát triển đồng đều trên nhiều lĩnh vực được đánh giá.

Từ vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng tại năm 2021, TPBank bất ngờ được The Asian Banker xếp hạng ở vị trí hàng đầu Việt Nam với tổng điểm 3,31 và sở hữu 5 tiêu chí đạt điểm tối đa, bao gồm: Tiền gửi, Lợi nhuận trên tài sản, Tỉ lệ chi phí trên doanh thu, Dự phòng rủi ro cho vay đối với tổng nợ xấu, Thanh khoản.

 Mặc dù không có điểm ở hạng mục Tổng tài sản so với GDP có trọng số lên đến 17,5%, nhưng TPBank vẫn đạt tổng điểm cao nhất trong bảng xếp hạng. Điều này cho thấy sự nỗ lực của TPBank khi đang là một ngân hàng trẻ với tổng tài sản không lớn, nhưng luôn quan tâm tới sức mạnh tài chính nội tại để phát triển cũng như kiên trì theo đuổi những giá trị bền vững, để liên tục bồi đắp cho sự vững mạnh của mình. Từ một ngân hàng trong diện tái cơ cấu, thành quả đã tới sau nhiều năm liên tục chú trọng phát triển kinh doanh toàn diện cũng như tiên phong nỗ lực hoàn thành những chuẩn mực tiên tiến của quốc tế trong quản trị rủi ro, không ngừng nâng cao năng lực vốn, chất lượng tài sản và duy trì sự ổn định trước những biến động của thị trường.

TPBank được đánh giá cao về hệ số CAR - tỉ lệ an toàn vốn do áp dụng chuẩn quản trị rủi ro quốc tế Basel III trong khi các ngân hàng khác trong hệ thống chỉ đang áp dụng Basel II.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay