Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) vừa đưa ra các biện pháp giao dịch an toàn, nhằm giúp khách hàng nâng cao cảnh giác khi giao dịch với ngân hàng, đặc biệt là cáo giao dịch Online (liên quan tới thẻ tín dụng và tài khoản) và bảo vệ thông tin, tài sản cá nhân.
Theo đó, TPBank đã cập nhật các hình thức lừa đảo/giả mạo mới diễn ra trong thời gian gần đây và khuyến cáo các biện pháp giao dịch an toàn:
Các thủ đoạn lừa đảo/giả mạo phổ biến trong thời gian gần đây
1. Thủ đoạn mạo danh nhân viên ngân hàng mời rút tiền mặt từ Thẻ tín dụng:
- Đối tượng gọi điện thoại tới chủ Thẻ tín dụng từ các số điện thoại lạ để chào mời Khách hàng sử dụng ưu đãi rút tiền/đáo hạn từ Thẻ tín dụng. Đối tượng thường tự xưng là nhân viên của Ngân hàng khi gọi điện thoại;
- Để thực hiện việc rút tiền từ thẻ tín dụng, đối tượng yêu cầu Khách hàng cung cấp những thông tin cá nhân như số thẻ, số CVV bảo mật. Từ đó, kẻ xấu có được các thông tin bảo mật của Khách hàng và thực hiện các hành vị trục lợi bất hợp pháp;
2. Thủ đoạn mạo danh Mạo danh các trang thông tin mạng xã hội của Ngân hàng đưa ra các thông tin ưu đãi, khuyến mại không chính xác:
- Đối tượng mạo danh Fanpage Facebook, Zalo của TPBank (Sử dụng ảnh chụp có yếu tổ xác thực) để đăng các thông tin ưu đãi, khuyến mại không chính xác;
- Khách hàng thực hiện theo hướng dẫn từ các trang mạo danh, truy cập đường link và nhập các thông tin (mật khẩu internet banking, OTP…), từ đó kẻ gian có thể lấy cắp các thông tin bảo mật của Khách hàng và thực hiện các hành vi bất hợp pháp.
TPBank khuyến cáo khách hàng
Để giao dịch ngân hàng an toàn trong kỷ nguyên số, Khách hàng cần lưu ý:
- Tuyệt đối KHÔNG CUNG CẤP THÔNG TIN BẢO MẬT như tên đăng nhập, mã OTP,số thẻ, mã CVV, mật khẩu tài khoản, mã mở khóa eToken qua các đường dẫn (link), tin nhắn, chat, cuộc gọi chưa được xác thực trong bất kỳ trường hợp nào;
- KHÔNG CUNG CẤP THÔNG TIN CÁ NHÂN (số CMND/CCCD, Hộ chiếu, Hộ khẩu, …) cho người lạ hoặc bên thứ ba qua mạng, qua điện thoại kể cả người tự xưng là công an, cơ quan điều tra, nhân viên ngân hàng;
- BẢO MẬT TUYỆT ĐỐI thông tin cá nhân, nâng cao ý thức bảo vệ thông tin giao dịch ngân hàng trên mạng xã hội’
- SỬ DỤNG CÁC ỨNG DỤNG XÁC THỰC thay vì phương thức xác thực các giao dịch tài chính, tín dụng, ví điện tử… thông qua tin nhắn điện thoại (SMS);
- CÀI ĐẶT PHƯƠNG THỨC BẢO MẬT 2 LỚP trên App TPBank Mobile để tăng cường bảo mật, sau khi đăng nhập trên thiết bị lạ, khách hàng bắt buộc phải nhập mã OTP để xác thực sử dụng;
- XÁC MINH TRỰC TIẾP với các đơn vị cung cấp dịch vụ như ngân hàng và công ty viễn thông trước khi thực hiện các dịch vụ được giới thiệu (VD như nâng cấp SIM điện thoại).
Để liên lạc an toàn với TPBank, Khách hàng cần lưu ý kiểm tra danh tính bên liên lạc như sau:
- LIÊN LẠC TRỰC TIẾP với TPBank chỉ qua các kênh thông tin chính thức như Website: https://tpb.vn/ (được xác thực bằng hình ổ khóa), Hotline 1900 6036/1900 585885 hoặc tại Chi nhánh/PGD theo các địa chỉ tại đây;
- TÀI KHOẢN MẠNG XÃ HỘI chính thức của TPBank có dấu hiệu xác thực: tài khoản Facebook (Fanpage) TPBank có dấu tick xanh ở bên phải và tài khoản Zalo TPBank có dấu tick cam;
- ĐỊA CHỈ EMAIL đến từ TPBank luôn có đuôi ***@tpb.com.vn;
- TPBank chỉ có duy nhất SMS Brandname TPBank (các brandname có hình thức tương tự như TPBANK, Tienphongbank, Tpbank,… đều là không phải là tiếng nói chính thức của TPBank).
- Danh sách chi tiết Website và Tài khoản mạng xã hội chính thức và được TPBank xác thực xem tại đây
Cài đặt phương thức bảo mật 2 lớp trên app TPBank (Đăng nhập app TPBank --> Cài đặt --> Cài đặt bảo mật 2 lớp --> Bật tính năng Sử dụng bảo mật 2 lớp) - Yêu cầu nhập mã OTP khi đăng nhập trên thiết bị lạ. - Tăng cường bảo mật cho khách hàng khi sử dụng tài khoản ngân hàng. |
Khách hàng hãy thông báo ngay đến Tổng đài DVKH 24/7 của TPBank theo số 19006036/1900 585885 hoặc liên hệ với Chi nhánh/PGD gần nhất trong các trường hợp nghi ngờ giả mạo, lừa đảo.