Thứ bảy, 12/10/2024
   

Thúc đẩy hoạt động thanh toán thẻ và xu hướng thanh toán tương lai

Theo TS Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, hình thức thanh toán thẻ đang phát triển rộng và đa dạng hơn. Tuy nhiên cần thúc đẩy truyền thông cho người dân nắm bắt, sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả nhất và xây dựng hành lang pháp lý hoàn thiện để tạo động lực thị trường thẻ phát triển.

Ngày 26/9, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong đã phối hợp với Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức hội thảo: “Thúc đẩy hoạt động thẻ và xu hướng thanh toán tương lai”. TS Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tham dự và phát biểu.

Tham dự hội thảo còn có ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán cùng một số lãnh đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức thẻ.

Tạo hành lang pháp lý thúc đẩy thị trường thẻ phát triển

Phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, hiện nay thanh toán không dùng tiền mặt đang phát triển với nhiều hình thức, trong đó có thẻ. Thanh toán thẻ cũng đang phát triển rộng và đa dạng hơn. Một số trường học, bệnh viện đã kết hợp với các ngân hàng để thanh toán học phí, viện phí thông qua thẻ nội địa. Tuy nhiên, hình thức này chưa thuận tiện như Visa hay Master nên trong thời gian tới nên cải thiện thêm. Vấn đề phát triển thẻ cần đảm bảo sự an toàn, tiện ích kết hợp làm sao người dân trong nước có thể sử dụng thẻ quốc tế.

thanh toán thẻ

Ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh: Tiền Phong

TS Nguyễn Quốc Hùng cho biết, để tạo động lực phát triển thẻ thanh toán tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới cần có chính sách phát triển rộng và đa dạng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường rất lớn. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy truyền thông, chính sách cho người dân nắm bắt, sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả nhất, đồng thời kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP (đã sửa đổi, bổ sung) để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy thị trường thẻ phát triển.

Tại hội thảo, ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán thẻ đã len lỏi vào mọi ngóc ngách, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ trong đời sống hằng ngày. Trước đây, khi nói tới thanh toán thẻ không dùng tiền mặt chỉ thấy ở siêu thị lớn, giờ đã có ở tất cả mọi nơi.

Thời gian qua, ngoài quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp với các ngân hàng thương mại, khảo sát thực tiễn từ các ngân hàng để ban hành 2 thông tư:

Thứ nhất, Thông tư về bảo lãnh điện tử (không chỉ có bảo lãnh giấy thông thường) đây là một điểm thay đổi tích cực.

Thứ hai, từ ngày 01/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng các đơn vị đã mạnh dạn, nghiên cứu và cho ra đời Thông tư về cho vay điện tử để phục vụ sản xuất, đời sống tiêu dùng với giá trị tối đa là 100 triệu đồng.

thanh toán thẻ

Theo TS Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Ảnh: Tiền Phong

Trong cho vay điện tử sẽ có một điểm khác biệt là khi giải ngân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép giải ngân vào các tài khoản thanh toán, không yêu cầu bắt buộc phải giải ngân vào tài khoản của bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Tất cả những thay đổi này đều có liên quan tới chuyển tiền vì dính đến người bán, người mua.

Ông Dũng cũng cho biết, Việt Nam hiện nay có hơn 100 triệu thẻ, rất nhiều hình thức thẻ được đưa ra với chất lượng thẻ ngày càng cao. Đặc biệt, số hoá thẻ ngân hàng để khách hàng không cần cầm thẻ vật lý, tránh rủi ro mất mát, bị lợi dụng. Xu hướng mới trên cũng có một phần đóng góp không nhỏ từ “Ngày Thẻ Việt Nam” do Báo Tiền Phong phối hợp cùng Napas thực hiện để đưa những thông điệp truyền thông  mới cho người sử dụng. Ông Phạm Tiến Dũng bày tỏ mong muốn các công ty như NAPAS, Visa, Master, ngân hàng cùng thảo luận với nhau xu hướng thanh toán thẻ, thanh toán điện tử mới.

Thẻ tín dụng nội địa còn nhiều dư địa phát triển

Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, theo tính toán đến tháng 7 năm 2023, số lượng thẻ đang lưu hành đạt hơn 140 triệu thẻ (tăng 8,27% so với cuối năm 2021), với hơn 103 triệu thẻ nội địa, 36,7 triệu thẻ quốc tế. Trong đó có gần 10,8 triệu thẻ mở bằng eKYC (định danh điện tử) đang lưu hành (27 ngân hàng đang triển khai). So với số lượng thẻ quốc tế, thẻ tín dụng nội địa có phần khiêm tốn.

thanh toán thẻ

Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh: Tiền Phong

Ông Phạm Anh Tuấn  đánh giá thị trường thẻ Việt Nam những năm qua được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh chóng, góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt. Ông Phạm Anh Tuấn cũng mong muốn lắng nghe thêm khó khăn vướng mắc khi sử dụng thẻ tín dụng nội địa để từ đó đưa ra các phương án, giải pháp nhằm hỗ trợ kịp thời với người dùng.

Ông Phạm Anh Tuấn  cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang rà soát, tiến tới xây dựng hệ sinh thái số trong ngành ngân hàng để tạo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Phát triển dịch vụ dựa trên công nghệ mới như thanh toán không tiếp xúc, QR Code đồng thời hy vọng thời gian tới, thanh toán không tiền mặt và hoạt động thẻ ngày càng tăng trưởng như mục tiêu đề ra trong các đề án, quyết định.

thanh toán thẻ
Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS). Ảnh: Tiền Phong

Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng giám đốc NAPAS chia sẻ: Với vai trò cung cấp dịch vụ và hạ tầng vận hành thanh toán quốc gia, NAPAS liên tục đồng bộ các giải pháp, đầu tư mở rộng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật để làm sao xử lý thông suốt tốc độ tăng trưởng vừa qua.

Bên cạnh NAPAS đã xây dựng hạ tầng số hóa, bộ sản phẩm số hóa sẵn sàng đón xu hướng cho tương lai. Với ngân hàng thành viên, NAPAS có hội thảo hằng năm để bàn về các giải pháp nâng cao dịch vụ thanh toán và cung cấp thông tin để các ngân hàng thành viên có kế hoạch chuẩn bị cơ sở hạ tầng. Từ ngày đầu khi triển khai dịch vụ, NAPAS có quan điểm là luôn triển khai dịch vụ theo hướng có phần hạ tầng dung chung, qua đó việc đầu tư, chỉnh sửa từ phía các ngân hàng là tối thiểu. Hầu hết thay đổi điều chỉnh khi triển khai đều từ phía NAPAS; các ngân hàng chỉ việc thông qua kết nối, thay đổi các tham số của mình trên cơ sở cung cấp hạ tầng công nghệ từ phía NAPAS.

Thẻ thanh toán thu hút nhóm khách hàng Gen Z

Đánh giá về tiềm năng phát triển thị phần và sản phẩm thẻ phục vụ nhóm khách hàng trẻ (gen Z), từ thực tế tại đơn vị, bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Vietcombank cho biết, sản phẩm của Vietcombank đáp ứng sự yêu thích tự do và thể hiện cá tính của giới trẻ, Vietcombank luôn theo đuổi định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm và cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ để phục vụ nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Trong đó, nhóm khách hàng trẻ là đối tượng quan trọng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Hiện nay, nhóm khách hàng trẻ chiếm hơn 50% tập khách hàng trung cấp của Vietcombank.

thanh toán thẻ

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Vietcombank. Ảnh: Tiền Phong

Nhóm khách hàng Gen Z luôn yêu thích và sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, có hứng thú với công nghệ số, mong muốn khẳng định phong cách cá nhân và sự độc lập của mình. Do đó, Vietcombank chú trọng vào việc phát triển sản phẩm dịch vụ đa dạng để đáp ứng những nhu cầu riêng của nhóm này trên tất cả các kênh, đặc biệt kênh số.

Trong thời gian vừa qua, Vietcombank đã triển khai một số sản phẩm dịch vụ mới tạo được tiếng vang, đáp ứng nhu cầu của giới trẻ. Tiêu biểu như: Thẻ phi vật lý VCB DigiCard: số hóa hoàn toàn từ khi phát hành thẻ đến khi sử dụng thẻ, cung cấp nhiều ưu đãi cho khách hàng khi nghe nhạc, xem phim, giải trí trực tuyến; đặt xe, đặt đồ ăn trực tuyến; mua sắm các sản phẩm công nghệ số.

Vietcombank chọn hướng đi thuận tiện, an toàn, tiết kiệm chi phí cho khách hàng, ngân hàng và cả nền kinh tế. Phát triển thẻ phi vật lý, sử dụng thanh toán tích hợp vào điện thoại di động, để khách hàng phát hành thẻ trong vài giây. Đây là xu hướng thu hút của giới trẻ ưa thích, nhanh, tiện lợi.

Ngọc Anh

  • Tiếp tục tăng cường an ninh an toàn trong hoạt động thanh toán số

    Tiếp tục tăng cường an ninh an toàn trong hoạt động thanh toán số

    Từ ngày 1/1/2025, nếu khách hàng sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán và thẻ không hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học sẽ bị dừng toàn bộ giao dịch bằng phương thức điện tử.

  • 8 kinh nghiệm từ quốc tế để ngân hàng Việt tiến tới Basel III

    8 kinh nghiệm từ quốc tế để ngân hàng Việt tiến tới Basel III

    Sáng 10/10, Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) phối hợp cùng nhóm nghiên cứu Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu triển khai Basel III tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” tổ chức Hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu của đề tài. Đề tài do TS. Nguyễn Khương, Chuyên viên chính Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính, Ngân hàng Nhà nước làm chủ nhiệm.

  • VRB cho doanh ngiệp vay ưu đãi VND với lãi suất chỉ từ 4,4%/năm

    VRB cho doanh ngiệp vay ưu đãi VND với lãi suất chỉ từ 4,4%/năm

    Ngân hàng TMCP Liên doanh Việt - Nga (VRB) tiếp tục điều chỉnh chương trình ưu đãi lãi suất cho vay VND dành cho khách hàng doanh nghiệp, với lãi suất hấp dẫn hơn chỉ từ 4,4%/năm, đối tượng khách hàng đa dạng hơn, hướng tới hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong hành trình tiếp cận nguồn vốn kinh doanh.

  • MB phát hành 3.105 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng đợt 2

    MB phát hành 3.105 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng đợt 2

    Từ 8/10 đến ngày 30/10/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức phát hành trái phiếu ra công chúng MB TBond, với tổng giá trị chào bán đợt 2 lên đến 3.105 tỷ đồng, cho phép khách hàng đặt mua trái phiếu sơ cấp này trên nền tảng Digi Trading.

  • Định danh và xác thực điện tử qua VNeID trên App TPBank

    Định danh và xác thực điện tử qua VNeID trên App TPBank

    Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Trung tâm RAR - Bộ Công an vừa qua đã chính thức ký kết Hợp đồng triển khai dịch vụ Định danh và xác thực điện tử qua VNeID trên App TPBank.

  • TP. Hồ Chí Minh giải ngân hơn 83,4% gói tín dụng hơn 500 ngàn tỷ đồng

    TP. Hồ Chí Minh giải ngân hơn 83,4% gói tín dụng hơn 500 ngàn tỷ đồng

    Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, gói tín dụng ưu đãi do 17 tổ chức tín dụng cam kết thực hiện cho vay mới, giảm lãi vay cũ, gia hạn nợ… cho khách hàng trị giá 509.864 tỷ đồng đến nay đã giải ngân đạt tỷ lệ 83,4% quy mô gói tín dụng.

  • Agribank kỳ vọng cùng báo Tuổi Trẻ "Gieo mầm tri thức" lâu dài

    Agribank kỳ vọng cùng báo Tuổi Trẻ "Gieo mầm tri thức" lâu dài

    Sáng 8/10, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú Nhuận (Agribank Phú Nhuận) tại TP. Hồ Chí Minh, đã trao cho đại diện báo Tuổi Trẻ số tiền 1,6 tỉ đồng để cùng làm chương trình “Gieo mầm tri thức” năm 2024.

  • Sửa quy định mở và sử dụng tài khoản bằng đồng VND đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam

    Sửa quy định mở và sử dụng tài khoản bằng đồng VND đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam

    Ngân hàng nhà nước đang lấy ý kiến Dự thảo quy định về mở và sử dụng tài khoản bằng đồng Việt Nam (VND) để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

  • Khơi thông mọi nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau bão

    Khơi thông mọi nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau bão

    Tại Thông báo số 445/TB-VPCP ngày 1/10/2024 về kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các NHTMCP về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

  • Bảo vệ chủ thẻ giao dịch trực tuyến

    Bảo vệ chủ thẻ giao dịch trực tuyến

    Theo Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, từ 1/10/2024, khi phát hành thẻ bằng phương thức điện tử, bên cạnh việc thu thập các tài liệu, thông tin, dữ liệu nhằm nhận biết khách hàng, tổ chức phát hành thẻ còn phải thu thập thông tin sinh trắc học của chủ thẻ đối với khách hàng cá nhân, thông tin sinh trắc học của đại diện hợp pháp đối với khách hàng tổ chức.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay