Thứ hai, 12/05/2025
   

Nhiều kết quả ấn tượng trong lĩnh vực thanh toán

Sáng 9/01, NHNN tổ chức Hội nghị chuyên đề công tác thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc NHNN chủ trì Hội nghị. Cùng dự có Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng.

77,41% người trưởng thành có tài khoản thanh toán

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng nhận định, thời gian qua, công tác thanh toán đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Nếu như ở giai đoạn 2015-2017, báo cáo của World Bank (WB) cho thấy Việt Nam có 31% người trưởng thành có tài khoản thanh toán thì đến nay, con số này đã tăng lên 77,41%. Nhiều ngân hàng báo cáo trên 90% giao dịch được thực hiện trên kênh số, có ngân hàng đạt tỷ lệ tới 98%.

Về số lượng giao dịch, nếu như năm 2019, hệ thống thanh toán bù trừ có khoảng 700 triệu giao dịch, là một con số mơ ước thời điểm đó thì đến 2023, số lượng giao dịch đã đạt 7 tỷ giao dịch, gấp 10 lần so với năm 2019, thể hiện nỗ lực tăng trưởng vượt bậc, là thành quả từ các chính sách của NHNN, quyết tâm của NHTM.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị
Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị

Theo Phó Thống đốc, nếu như năm 2017, chỉ một vài ngân hàng có mobile banking thì hiện nay tất cả giao dịch đều thực hiện trên mobile, đem đến sự giao tiếp hoàn toàn khác cho người dùng. Trước kia, giao dịch ngân hàng chỉ đơn thuần trong lĩnh vực ngân hàng thì giờ đây, người dùng thông qua app ngân hàng đã có thể đặt vé máy bay, chọn chỗ ngồi, đặt taxi, đóng tiền điện, nước… cho thấy sự tích hợp của ngành Ngân hàng và các ngành kinh tế khác đã ở mức độ rất cao.

Thông tin cụ thể hơn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN Phạm Anh Tuấn cho biết, thời gian qua, thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chỉ đạo các TCTD nỗ lực triển khai thực hiện và đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, thanh toán thông suốt, an toàn cho tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Cụ thể, NHNN đã trình Chính phủ ban hành và tổ chức triển khai các Đề án, Chương trình, Kế hoạch nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời nghiên cứu ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động thanh toán..

Đặc biệt, trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch Covid-19, NHNN đã ban hành nhiều chính sách giảm phí dịch vụ thanh toán để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, trước yêu cầu của thực tiễn và nhằm góp phần thúc đẩy chuyển đổi số theo định hướng của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chủ động nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung và ban hành các quy định nhằm tạo thuận lợi cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên ứng dụng công nghệ, mang lại tiện ích an toàn cho khách hàng.

Có thể kể đến như hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ngân hàng bằng phương thức điện tử (eKYC) cho phép khách hàng có thể tiếp cận sử dụng dịch vụ thanh toán toàn trình trên kênh điện tử mà không cần gặp mặt, đến phòng giao dịch ngân hàng; hay phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về triển khai dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money).

Về hạ tầng phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là thanh toán điện tử luôn được được chú trọng đầu tư nhằm nâng cao chất lượng, năng lực xử lý, đảm bảo an ninh, an toàn, bổ sung tiện ích, dịch vụ theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ, phục vụ tốt hơn nhu cầu của các thành viên trong xu thế số hóa dịch vụ sâu rộng.

Với những nỗ lực trên, thanh toán qua Internet, Mobile và phương thức QR Code tăng trưởng nhanh, đến nay đã có 85 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 52 tổ chức thực hiện qua Mobile. Tăng trưởng về số lượng giao dịch thanh toán qua Internet và Mobile bình quân qua các năm lần lượt đạt mức 46,48%, 90,12%; riêng thanh toán qua QR Code, từ năm 2018 đến nay, tăng trưởng về số lượng giao dịch qua QR Code bình quân năm đạt 471,13%.

Hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ số của ngành Ngân hàng với nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện lợi được kết nối liên thông, tích hợp liền mạch, xuyên suốt với các ngành, lĩnh vực khác. Các dịch vụ trên cổng dịch vụ công quốc gia, dịch vụ dân sinh như thanh toán điện, nước, viễn thông, y tế, giáo dục, hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử, dịch vụ gọi xe, đặt nhà hàng, tour du lịch trên các nền tảng số,... đều đã được đưa lên hoặc kết nối với ứng dụng di động của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ Mobile Money. Từ đó, cho phép người dân, doanh nghiệp giao dịch mua bán, thanh toán an toàn, thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chi phí ngay trên ứng dụng, nền tảng số quen thuộc hàng ngày.

Ngành điện, viễn thông, cấp thoát nước và nhiều địa phương đã đẩy mạnh hoạt động chấp nhận phương thức thanh toán số trên các nền tảng số cũng như tại các địa điểm vật lý như khu phố thương mại, chợ truyền thống, chợ vùng cao... qua đó cho phép người bán, tiểu thương, người dân giảm rủi ro, tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch.

Đảm bảo an ninh, an toàn - “cốt lõi” trong hoạt động thanh toán

Theo Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, khi số lượng khách hàng tăng, giao dịch tăng cả số lượng và chất lượng, kết nối phức tạp cũng đặt ra nhiều thách thức đối với việc quản lý và đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán. Cụ thể, đó là việc tăng trưởng số lượng tài khoản đi kèm vấn nạn sử dụng giấy tờ giả để mở tài khoản thanh toán, hay việc nhiều cá nhân mở tài khoản rồi bán lại cho người khác sử dụng, các giao dịch bất hợp pháp… Bên cạnh đó, còn là các nguy cơ mất an ninh, an toàn hệ thống. Theo Phó Thống đốc, khi nhiều ngân hàng đã chạm mức hơn 25 triệu khách hàng - một con số mơ ước của nhiều quốc gia, thì việc đảm bảo an toàn sẽ càng quan trọng hơn.

Về vấn đề này, ông Phạm Anh Tuấn cho biết, NHNN đã tích cực phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện nhiều biện pháp để góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro gian lận, lừa đảo và mất an ninh an toàn thanh toán. Đơn cử như nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung và xây dựng hoặc tham mưu để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chú trọng yêu cầu về bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động thanh toán trên môi trường số; ban hành các văn bản chỉ đạo, khuyến nghị, cảnh báo toàn Ngành về tăng cường phòng, chống, ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động thanh toán nói chung và hoạt động mở, sử dụng tài khoản thanh toán/thẻ ngân hàng nói riêng…

ng Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN trình bày báo cáo tại Hội nghị
Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN trình bày báo cáo tại Hội nghị

Ngoài ra, NHNN cũng tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán để phát hiện xử lý các vi phạm, chấn chỉnh các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nghiêm túc chấp hành các quy định của NHNN và pháp luật liên quan, đảm bảo an toàn hoạt động thanh toán, an toàn tài sản cho khách hàng.

Đặc biệt, thời gian qua, NHNN đã ban hành, triển khai Kế hoạch phối hợp số 01/KHPH-BCA-NHNN về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06/QĐ-TTg giữa Bộ Công an và NHNN; định kỳ hàng hàng tổ chức họp với tất cả tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, C06 và các đơn vị liên quan để cập nhật tình hình triển khai, giải đáp vấn đề phát sinh và đốc thúc tiến độ thực hiện, đặc biệt là tiến độ thực hiện nhiệm vụ về làm sạch dữ liệu khách hàng, khai thác dữ liệu căn cước công dân gắn chip và sử dụng tài khoản VneID trong xác minh thông tin nhận biết khách hàng,… trong mở, sử dụng tài khoản thanh toán/thẻ ngân hàng.

Gần đây nhất, NHNN đã ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 về triển khai các giải pháp an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2024), trong đó quy định yêu cầu đối chiếu xác thực sinh trắc học khách hàng với dữ liệu căn cước công dân gắn chip, tài khoản VNeID,... theo các hạn mức giao dịch quy định. NHNN cũng thường xuyên tổ chức triển khai công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục tài chính, góp phần phổ biến kiến thức, kỹ năng sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán an toàn..

  • VIB hợp tác KAFI ra mắt tính năng giao dịch chứng khoán trên MyVIB

    VIB hợp tác KAFI ra mắt tính năng giao dịch chứng khoán trên MyVIB

    Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) vừa phối hợp cùng Công ty Cổ phần Chứng khoán KAFI (KAFI) chính thức ra mắt tính năng giao dịch chứng khoán trực tuyến ngay trên nền tảng ngân hàng số - MyVIB.

  • VAMC chào bán đấu giá khoản nợ xấu, khởi điểm hơn 697 tỷ đồng

    VAMC chào bán đấu giá khoản nợ xấu, khởi điểm hơn 697 tỷ đồng

    Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) vừa có thông báo tổ chức bán đấu giá (lần 4) khoản nợ xấu của Công ty TNHH Du lịch Nam Biển Đông, với giá khởi điểm hơn 697 tỷ đồng.

  • Chuyển đổi xanh để thu hút đầu tư FDI và thúc đẩy xuất khẩu

    Chuyển đổi xanh để thu hút đầu tư FDI và thúc đẩy xuất khẩu

    Chuyển đổi xanh trong các khu công nghiệp (KCN) không chỉ là việc để phát triển, chuyển đổi cách thức kinh doanh; mà tối ưu hóa, hệ thống hóa các quy trình và mô hình kinh doanh. Đây là những chia sẻ của TS. Phùng Tấn Viết, Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, NguyênTrưởng Ban quản lý KCNC TP Đà Nẵng tại Hội thảo “Kết nối Tín dụng Xanh – Khu công nghiệp Xanh” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 9/5/2025.

  • Giải pháp để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém

    Giải pháp để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém

    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi (sửa đổi), trong đó có nội dung hoàn thiện quy định pháp luật để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) tham gia vào quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém. Nếu Luật BHTG được sửa đổi kịp thời, đây là bước tiến giúp BHTGVN đóng góp hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại TCTD, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

  • Kết nối tín dụng xanh - nền tảng phát triển khu công nghiệp bền vững

    Kết nối tín dụng xanh - nền tảng phát triển khu công nghiệp bền vững

    Ngày 9/5/2025, tại TP. Đà Nẵng, Thời báo Ngân hàng tổ chức Diễn đàn “Tín dụng Xanh – Khu công nghiệp Xanh”. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.

  • Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi

    Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi

    25 năm hình thành và phát triển của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam cũng là 25 năm chính sách bảo hiểm tiền gửi đi vào cuộc sống với mục đích nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

  • KienlongBank Pay được triển khai tại Cao đẳng Đồng Tháp

    KienlongBank Pay được triển khai tại Cao đẳng Đồng Tháp

    Ngày 7/5/2025, tại Đồng Tháp, Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Đồng Tháp (KienlongBank Đồng Tháp) và trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Cao đẳng Đồng Tháp) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai dịch vụ thu hộ học phí thông qua giải pháp thanh toán số - KienlongBank Pay.

  • Eximbank chính thức công bố giải chạy đêm TP. Hồ Chí Minh 2025

    Eximbank chính thức công bố giải chạy đêm TP. Hồ Chí Minh 2025

    Chiều 8/5/2025, tại khách sạn Novotel Saigon Centre, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cùng Ban tổ chức chính thức công bố Giải Chạy Đêm TP. Hồ Chí Minh - Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2025 lần thứ 4.

  • Agribank tài trợ hệ thống chụp cắt lớp cho Trung tâm Y tế Giao Thủy

    Agribank tài trợ hệ thống chụp cắt lớp cho Trung tâm Y tế Giao Thủy

    Chiều 8/5/2025, Trung tâm Y tế huyện Giao Thủy, Nam Định tổ chức lễ khai trương hệ thống chụp cắt lớp vi tính 32 lát hiện đại, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tài trợ, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe địa phương.

  • Hoạt động nổi bật của hội viên khu vực phía Nam từ 28/4-09/5/2025

    Hoạt động nổi bật của hội viên khu vực phía Nam từ 28/4-09/5/2025

    Hoạt động nổi bật của hội viên khu vực phía Nam từ 28/4-09/5/2025 với các thông tin chính: Doanh thu nhiều ngân hàng tăng so với cùng kỳ năm trước, kết quả kinh doanh tăng trưởng cao; Một số hội viên nhận các giải thưởng danh giá...

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay