Chủ nhật, 19/01/2025
   

Mỹ cảnh báo các ngân hàng về rủi ro liên quan đến tài sản số

Ngày 3/1/2023, các cơ quan quản lý tài chính Mỹ đã cảnh báo về tài sản số và các rủi ro hiện nay đối với các ngân hàng, đồng thời hối thúc các tổ chức cho vay kiểm soát những nguy cơ này. Cảnh báo này được đưa ra sau khi sàn giao dịch tiền điện tử FTX từng có trị giá tới 32 tỷ USD bất ngờ sụp đổ vào

Ngày 3/1/2023, các cơ quan quản lý tài chính Mỹ đã cảnh báo về tài sản số và các rủi ro hiện nay đối với các ngân hàng, đồng thời hối thúc các tổ chức cho vay kiểm soát những nguy cơ này. Cảnh báo này được đưa ra sau khi sàn giao dịch tiền điện tử FTX từng có trị giá tới 32 tỷ USD bất ngờ sụp đổ vào năm 2022.

My canh bao cac ngan hang ve rui ro tien so 1

Trong tuyên bố chung, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi liên bang, Văn phòng Kiểm soát tiền tệ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không để những rủi ro khó kiểm soát liên quan đến lĩnh vực tài sản số thâm nhập vào hệ thống ngân hàng. Theo các cơ quan này, năm 2022 vừa qua đã ghi nhận xu hướng biến động mạnh và tình trạng dễ bị tổn thương trong lĩnh vực tài sản số. Do đó, các tổ chức ngân hàng cần nắm được những rủi ro như gian lận, lừa đảo và thông tin sai lệch.

Các cơ quan này cũng cảnh báo về biến động lớn trong các thị trường tài sản số và nguy cơ lan rộng trong lĩnh vực này do sự liên kết giữa các bên thông qua hoạt động cho vay, đầu tư, gây quỹ không minh bạch. Nhà chức trách Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục có cách tiếp cận thận trọng với các hoạt động số và nguy cơ chịu ảnh hưởng của các tổ chức ngân hàng. Trong khi đó, các tổ chức cho vay cần đảm bảo kiểm soát rủi ro một cách phù hợp như giám sát, xác định và kiểm soát các mối đe dọa.

Cùng ngày, Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập kiêm cựu Giám đốc điều hành (CEO) của FTX đã không thừa nhận tội danh lừa đảo trong vụ FTX sụp đổ. Sau khi trả 250 triệu USD tiền tại ngoại, Bankman-Fried, 30 tuổi, hiện đang ở nhà bố mẹ tại bang California và bị giám sát điện tử. Các công tố viên Mỹ cáo buộc Bankman-Fried lừa đảo các nhà đầu tư, chiếm dụng vốn của FTX và các khách hàng của quỹ phòng hộ tiền điện tử Alameda Research, rửa tiền, vi phạm luật tài chính bầu cử.

Tuy nhiên, tại tòa án liên bang ở Manhattan, Bankman-Fried đã bác bỏ cả 8 tội danh, với 5 trong số đó có mức phạt tối đa cho mỗi tội danh là 20 năm tù.

Thẩm phán New York, Lewis Kaplan đã ấn định thời điểm bắt đầu xét xử là ngày 2/10 tới.

My canh bao cac ngan hang ve rui ro tien so 2

Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập kiêm cựu Giám đốc điều hành của FTX. (Nguồn: Getty Images)

Năm 2022, nhà chức trách Bahamas đã dẫn độ Bankman-Fried sang Mỹ. Các công tố viên Mỹ cáo buộc nhân vật này đóng vai trò trung tâm trong sự sụp đổ nhanh chóng của FTX, đồng thời che giấu các khúc mắc lớn của sàn giao dịch này với công chúng và các nhà đầu tư.

Theo cáo trạng của Văn phòng Công tố quận Nam New York, Bankman-Fried đã thực hiện hành vi rửa tiền, vi phạm luật huy động tài chính và thực hiện hành vi lừa đảo kể từ khi thành lập công ty vào năm 2019 hoặc thậm chí sớm hơn thời điểm này.

Tháng 11/2022, FTX và các công ty con của sàn giao dịch này tại Mỹ đã nộp đơn xin phá sản và ông Bankman-Fried từ chức CEO của FTX. Sàn giao dịch tiền điện tử từng lớn thứ 2 thế giới này đã sụp đổ một cách chớp nhoáng sau vài ngày nhà đầu tư liên tục rút tài sản khỏi các ví tiền, đồng thời không thể tìm được "phao cứu sinh" sau khi sàn giao dịch Binance từ chối mua lại.

Trong quá trình điều tra sau đó, các công tố viên phát hiện nhiều chi tiết đáng ngờ về dòng tiền giữa FTX với quỹ phòng hộ tiền điện tử Alameda Research. Đồng thời, sàn tiền điện tử cũng vướng nghi án chiếm dụng tiền gửi của khách hàng. Nếu bị kết tội gian lận chuyển tiền của FTX qua Alameda Research, Bankman-Fried có thể phải đối mặt với án tù chung thân.

Theo TTXVN

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay