Công ty tài chính Mirae Asset Finance Việt Nam (MAFC) dự kiến chính thức ra mắt giải pháp giải ngân không chạm thông qua QR Code bắt đầu từ cuối tháng tháng 11.2021, giúp khách hàng có thể thanh toán cho sản phẩm hoặc dịch vụ tại các đối tác liên kết với MAFC như FPTshop, Thế Giới Di Động, và các đối tác khác thông qua hình thức mua trước trả sau (Buy Now Pay Later).
Với phương châm không ngừng đổi mới và luôn đặt khách hàng là trọng tâm, MAFC áp dụng công nghệ QR code cho hệ sinh thái khách hàng và đối tác liên kết của mình, nhằm có những đáp ứng phù hợp và linh hoạt với sự thay đổi khẩu vị tiêu dùng hay hành vi tiêu dùng của khách hàng dưới tác động của đại dịch. Tỉ lệ người tiêu dùng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2020 qua cổng thanh toán trực tuyến của NAPAS đã tăng 125%, trong khi đó tổng giá trị thanh toán bằng thẻ tại các điểm bán hàng (Point of Sales - POS) đã tăng thêm 50% (theo Vietnamnet.vn). Việc triễn khai thanh toán QR code và Mirae Credit (Tín dụng Tương Lai) trong tháng 11/2021 được xem là cột mốc đánh dấu hành trình 10 năm của MAFC tại Việt Nam.
Theo đó, khách hàng đủ điều kiện có thể trực tiếp đăng ký thông qua ứng dụng My Finance hoặc tại các đối tác liên kết của MAFC để sở hữu giải pháp tài chính Mirae Credit. Với quy trình đăng ký và phê duyệt trực tuyến 100%, hứa hẹn khách hàng sẽ sở hữu ngay giải pháp mà không phải chờ đợi (real-time). Mirae Credit - Tín dụng Tương Lai - không chỉ là giải pháp tài chính dự phòng cho khách hàng cá nhân, mà còn là giải pháp hỗ trợ đối tác trong việc đưa tới khách hàng những trảinghiệm khác biệt và tốt hơn trong việc thanh toán sản phẩm và dịch vụ.
Bước dịch chuyển này của MAFC là bước đi để đáp ứng chủ trương từ Ngân hàng Nhà Nước trong việc giải ngân vốn vay bằng hình thức không dùng tiền mặt. Đây cũng là bước dịch chuyển hứa hẹn sẽ tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng bằng cách đa dạng hóa phương thức thanh toán không tiền mặt bên cạnh phương thức thanh toán được tích hợp trên smartphone (Google Pay, PayPal, Apple Pay hay Samsung Pay) hay các ví điện tử (MoMo, ViettelPay, ZaloPay, etc) . Đặc biệt hiện nay khi tỉ lệ người dùng internet đã chạm ngưỡng 70%, tỉ lệ người sử dụng smartphone tiệm cận với mức 63% (Theo Global Findex, Statista, Nielsen Vietnam, UNDATA). Cạnh đó, đây cũng là giải pháp nhằm tháo gỡ rào cản trong việc tiếp cận nguồn vốn được giải ngân từ các công ty tài chính hay tổ chức tín dụng thông qua việc rút tiền mặt tại hệ thống ATM từ các ngân hàng khi tỉ lệ ATM khá khiêm tốn so với nhu cầu rút tiền mặt của người dân (25 máy ATM/100,000 người) (Theo Báo Hà Nội Mới, báo cáo thương mại điện tử 2021).