Thứ tư, 06/11/2024
   

Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa có Quyết định về việc ban hành dịch vụ công trực tuyến giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản...

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa có Quyết định về việc ban hành dịch vụ công trực tuyến giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản...

Quyết định cũng ban hành kèm theo phụ lục Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khoẻ (DSPHSK) sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) gồm mức độ thực hiện; cơ quan thực hiện; đối tượng thực hiện, các trường hợp áp dụng, thành phần hồ sơ; số lương hồ sơ; mẫu biểu kê khai; trình tự thực hiện; cách thức thực hiện; thời hạn giải quyết; kết quả giải quyết.

Theo đó, trường hợp áp dụng bao gồm:

Đối với hưởng chế độ ốm đau: Áp dụng đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do TNLĐ- BNN phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định ở trên.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam lưu ý, không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP.

Ngoài ra, người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do TNLĐ- BNN; người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Đối với hưởng chế độ thai sản: Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp là lao động nữ mang thai; lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi; lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Đối với hưởng trợ cấp DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ- BNN: Người lao động đã nghỉ hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi.

Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi. Người lao động đang tham gia bảo hiểm TNLĐ-BNN bắt buộc sau khi điều trị ổn định thương tật do TNLĐ hoặc bệnh tật do BNN bị suy giảm kỹ năng lao động từ 15% trở lên, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, dịch vụ công Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN sẽ được kết nối, tích hợp để cung cấp trên Cổng Dịch vụ công ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, áp dụng từ ngày 15/6/2022.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay