Chủ nhật, 19/01/2025
   

Động thái chính sách của 10 NHTW lớn

Những bất ổn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là ở Mỹ, đang đẩy các NHTW lớn đứng trước lựa chọn khó khăn giữa một bên là tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát và một bên là duy trì ổn định hệ thống tài chính.

Những bất ổn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là ở Mỹ, đang đẩy các NHTW lớn đứng trước lựa chọn khó khăn giữa một bên là tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát và một bên là duy trì ổn định hệ thống tài chính.

Những bất ổn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là ở Mỹ, đang đẩy các NHTW lớn đứng trước lựa chọn khó khăn giữa một bên là tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát và một bên là duy trì ổn định hệ thống tài chính. Dưới đây là dự kiến về động thái chính sách thời gian tới của 10 NHTW lớn.

1. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)

Fed đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 5,00% - 5,25% hôm 3/5 vừa qua. Tuy nhiên cơ quan này đã phát đi tín hiệu có thể dừng chu kỳ tăng lãi suất khi loại bỏ khỏi tuyên bố chính sách của mình rằng họ “dự đoán” sẽ tăng lãi suất hơn nữa. Mặc dù vậy, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết lạm phát vẫn là mối quan tâm chính và do đó còn quá sớm để nói chắc chắn rằng chu kỳ tăng lãi suất đã kết thúc.

2. NHTW Châu Âu (ECB)

Ngày 4/5 vừa qua ECB cũng đã tăng lãi suất tiền gửi thêm 25 điểm cơ bản lên 3,25%, lần tăng thứ 7 liên tiếp trong chu kỳ thắt chặt này, nhưng là mức tăng nhỏ nhất kể từ khi ECB bắt đầu tăng lãi suất vào mùa hè năm ngoái. Tuy nhiên, ECB vẫn để ngỏ các khả năng về động thái chính sách trong tương lai khi lạm phát tại khu vực đồng tiền chung vẫn đang rất nóng. Phát biểu tại buổi họp báo sau quyết định tăng lãi suất, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết, lãi suất vẫn chưa “đủ hạn chế” để giảm lạm phát xuống mục tiêu 2% của ECB.

3. Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ)

RBNZ đã gây sốc cho thị trường vào tháng 4 khi bất ngờ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên 5,25%, mức cao nhất trong hơn 14 năm. Cơ quan này cho biết, lạm phát vẫn “quá cao” trong khi việc làm vượt quá “mức bền vững tối đa”. Điều đó khiến các nhà phân tích điều chỉnh dự báo của mình về mức lãi suất cao nhất lên tới 5,5%.

4. NHTW Canada (BoC)

Tháng 3 vừa qua BoC đã trở thành NHTW lớn đầu tiên ngừng tăng lãi suất trong chu kỳ này. Hiện lãi suất cơ bản của BoC vẫn được giữ ở mức 4,50% và nhiều khả năng sẽ tiếp tục được duy trì ở đó miễn là lạm phát giảm xuống 3% vào khoảng giữa năm. Hiện thị trường tin rằng sẽ không có thay đổi nào cho đến năm sau, theo một cuộc khảo sát của ngân hàng trung ương công bố vào ngày 24/4.

5. NHTW Anh (BoE)

Lạm phát tại Anh đang ở mức cao nhất tại Tây Âu. Mặc dù BoE vào tháng 4 đã dự báo lạm phát giảm, song dữ liệu sau đó cho thấy mức tăng trưởng tiền lương lớn hơn dự kiến cho thấy lạm phát cao có thể sẽ dai dẳng hơn dự kiến. Trong bối cảnh đó, BoE được dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 11/5. Hiện thị trường đang định giá mức lãi suất cuối cùng là gần 5% vào tháng 11.

6. Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA)

Sau khi tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 4, RBA đã khiến thị trường bất ngờ khi tăng lãi suất trở lại thêm 25 điểm cơ bản lên 3,85%, mức cao nhất trong 12 năm. Thậm chí cơ quan này còn cho biết “một số biện pháp thắt chặt hơn nữa” có thể cần thiết để đảm bảo lạm phát trở lại mục tiêu trong một “khung thời gian hợp lý”.

7. NHTW Na Uy

NHTW Na Uy hôm 4/5 cũng đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 3,25%. Cơ quan này cho biết một đợt tăng lãi suất khác vào tháng 6 có khả năng xảy ra và có thể cần nhiều hơn nữa nếu đồng nội tệ vẫn yếu. Đồng nội tệ của Na Uy đã giảm gần 9% so với đôla Mỹ kể từ đầu năm và điều đó đang gia tăng áp lực lên lạm phát, vốn đã tăng lên mức 6,2% trong tháng 3.

8. NHTW Thụy Điển (Riksbank)

Riksbank đã tăng lãi suất thêm 50 điểm vào ngày 26/4 lên 3,5% nhưng cho biết họ gần như đã hoàn thành việc thắt chặt chính sách. Mặc dù lạm phát cơ bản (không tính giá năng lượng) tại Thụy Điển đã giảm xuống còn 8,9% trong tháng 3, nhưng vẫn cao hơn nhiều mục tiêu 2% của NHTW. Điều đó khiến các nhà đầu tư kỳ vọng lãi suất sẽ đạt mức cao nhất là 4%. Tuy nhiên Riksbank cho rằng nhiều khả năng chỉ có thêm một lần tăng lãi suất 25 điểm cơ bản nữa mà thôi.

9. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB)

SNB đã tăng lãi suất thêm 50 điểm vào tháng 3 lên 1,5% nhờ niềm tin việc UBS tiếp quản khẩn cấp Credit Suisse đã “ngăn chặn” khả năng xảy ra khủng hoảng ngân hàng. Lạm phát của Thụy Sĩ giảm xuống 2,9% trong tháng 3, từ mức 3,4% trong tháng 2, nhưng vẫn cao hơn mức mục tiêu của SNB trong tháng thứ 13 liên tiếp. Hiện thị trường dự báo SNB có thể tăng lãi suất thêm 25 điểm vào tháng 6.

10. NHTW Nhật Bản (BoJ)

BoJ có vẻ sẽ vẫn là NHTW ôn hòa nhất thế giới, ngay cả dưới thời Thống đốc mới Kazuo Ueda. Tại cuộc họp đầu tiên của ông Ueda mới đây, BoJ vẫn duy trì lãi suất cực thấp và chính sách kiểm soát đường cong lợi suất của mình.

Theo thoibaonganhang.vn

  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Điển hình cải cách thể chế và thủ tục hành chính

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Điển hình cải cách thể chế và thủ tục hành chính

    Tại phiên họp thứ 9 Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được đánh giá là một mô hình hay, điển hình về cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong năm 2024.

  • LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank) vừa công bố kế hoạch phát hành tổng cộng 4.000 tỷ đồng trái phiếu, được chia thành 2 đợt, với đợt 1 phát hành 3.000 tỷ đồng và đợt 2 phát hành 1.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời gia tăng cơ hội đầu tư an toàn, sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng.

  • NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    Ngày 14/1, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Hiệp hội ngân hàng,…

  • Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Ông Ngô Chí Dũng chia sẻ tại sự kiện: Đây nhiệm vụ quan trọng và có rất nhiều thách thức, VPBank sẽ tập trung nguồn lực, nhân sự của cả hệ thống...

  • TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản tín dụng với tổng giá trị 220 triệu USD từ hai tổ chức lớn DFC (Mỹ) và JICA (Nhật Bản), nhằm thúc đẩy tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các khách hàng có thu nhập thấp tại Việt Nam.

  • Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Kết thúc năm 2024, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với kết quả kinh doanh đã ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, chất lượng tài sản gia tăng, các chỉ số huy động và dư nợ tín dụng đều đạt hiệu quả tốt.

  • NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, mã chứng khoán: NVB) vừa công bố về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

  • Công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc đối với GPBank và DongA Bank

    Công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc đối với GPBank và DongA Bank

    Ngày 17/01/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng Thương mại TNHH Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank).

  • Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngay từ đầu năm 2025, nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động tiền gửi, triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, đã có ít nhất 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong đó có Agribank, Bac A Bank, NCB, Eximbank, KienlongBank...

  • Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Ngân hàng Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) - giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay