Thứ tư, 22/01/2025
   

Bac A Bank khuyến cáo khách hàng cần nâng cao cảnh giác đối với các hình thức lừa đảo mới

Ngân hàng Bắc Á (Bac A Bank) vừa đưa ra khuyến cáo khách hàng cần nâng cao cảnh giác đối với các hình thức lừa đảo mới, phổ biến trong thời gian gần đây.

Ngân hàng Bắc Á (Bac A Bank) vừa đưa ra khuyến cáo khách hàng cần nâng cao cảnh giác đối với các hình thức lừa đảo mới, phổ biến trong thời gian gần đây.

Theo Bac A Bank, khi nhu cầu giao dịch tài chính ngày càng gia tăng, các đối tượng lừa đảo đã liên tục sử dụng các hình thức lừa đảo mới để nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Các hình thức lừa đảo phổ biến trong thời gian gần đây, như sau:

1. Cảnh giác với những hình thức gian lận phổ biến mà các đối tượng lừa đảo lợi dụng để chiếm đoạt tài sản của Quý khách hàng như: Mạo danh nhân viên ngân hàng, mạo danh thương hiệu ngân hàng, lợi dụng tình huống khẩn cấp để lừa đảo, lừa gạt mua/bán hàng trên internet...

2. Cập nhật các hình thức gian lận mới:

Hình thức 1 - Mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng:

Đối tượng sử dụng tài khoản ngân hàng không chính chủ để nhận tiền lừa đảo gây khó khăn cho công an trong quá trình truy vết tội phạm. Ngoài việc làm địa chỉ nhận tiền lừa đảo, các đối tượng còn sử dụng tài khoản ngân hàng không chính chủ để nhận giải ngân tiền vay qua ứng dụng sau đó chiếm đoạt tiền. Các đối tượng biết rõ nhiều ứng dụng cho vay trực tuyến hiện nay thường bỏ qua khâu xác thực thông tin khách hàng cung cấp; quy trình vay được thực hiện online, nhanh, gọn, giải ngân chậm nhất là một ngày nên dùng tài khoản ngân hàng không chính chủ, thậm chí nhiều tài khoản cùng lúc để vay về một khoản tiền lớn. Khi tiền về thì chuyển tiền từ tài khoản đó sang tài khoản của mình để rút.

Hình thức 2 - Chuyển khoản nhầm

Khách hàng nhận được một khoản tiền chuyển vào tài khoản thanh toán tại ngân hàng với nội dung cho vay, sau đó đối tượng gọi điện cho khách hàng báo vừa chuyển nhầm và yêu cầu khách hàng chuyển trả lại tiền (tài khoản nhận tiền lúc này khác với tài khoản đã chuyển nhầm). Sau một thời gian, người chủ tài khoản chuyển nhầm sẽ đòi tiền khách hàng cùng với tiền lãi vay. Trong một số trường hợp, đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng thông báo có người chuyển nhầm tiền vào tài khoản của khách hàng và hướng dẫn thủ tục hoàn trả, sau đó gửi đường link yêu cầu khách hàng điền thông tin cá nhân (bao gồm các thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử) và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.

Hình thức 3 - Thư điện tử giả mạo

Đối tượng lừa đảo sẽ gửi thư điện tử giả mạo ngân hàng thông báo khách hàng nhận được một khoản tiền và yêu cầu khách hàng xác nhận giao dịch bằng cách truy cập vào tệp (file) hoặc đường link có chứa mã độc gửi kèm trong thư điện tử nhằm chiếm đoạt thông tin và tiền trong tài khoản của khách hàng.

Hình thức 4 - Chiếm đoạt sim điện thoại

Mặc dù được cảnh báo nhiều lần nhưng vẫn có khách hàng sập bẫy. Kẻ lừa đảo mạo danh nhân viên nhà mạng liên hệ và đề nghị hỗ trợ chuyển đổi sim 3G thành sim 4G qua điện thoại, theo đó, đối tượng hướng dẫn cách nhắn tin theo cú pháp của nhà mạng để chuyển đổi. Tuy nhiên, thực tế đây chính là yêu cầu chuyển đổi từ sim 3G của khách hàng đang sử dụng lên sim 4G của đối tượng lừa đảo. Nếu khách hàng làm theo hướng dẫn, đối tượng sẽ chiếm đoạt được quyền sử dụng số điện thoại. Sau khi có được thông tin cá nhân và số điện thoại di động, đối tượng liên hệ nhà mạng với tư cách là chủ thuê bao di động để yêu cầu thay thế sim với lý do bị mất sim hoặc sim bị lỗi. Nhà cung cấp dịch vụ di động sẽ hủy sim hiện có và phát hành sim mới. Trường hợp số điện thoại được khách hàng đăng ký có sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và nhắn thông tin giao dịch, mã OTP thì có thể gây rủi ro mất tiền trong tài khoản của khách hàng.

Hình thức 5 - Giả danh ví điện tử MoMo để chiếm đoạt tiền

Nhiều đối tượng chủ động gửi email và liên hệ với khách hàng qua mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo. Cụ thể, kẻ gian giả danh ví điện tử MoMo gửi email cho khách hàng với tiêu đề "Quà tặng tri ân khách hàng khi đạt 30 triệu thành viên" nhằm yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin đăng nhập ví để nhận được gói quà tặng trị giá 1.999.999 đồng. Các email của kẻ gian thường là momo.hpvn19@gmail.com hoặc momo.xxx@gmail.com (xxx là các từ khóa khác) hoặc các email có đuôi gmail khác. Trong email có chứa đường dẫn Google Form, yêu cầu khách hàng truy cập và cung cấp thông tin ví MoMo để nhận gói quà tặng. Đây hoàn toàn là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền trong ví điện tử MoMo của khách hàng. Khách hàng bỏ qua nếu nhận được những email có nội dung tương tự và tuyệt đối không nhấn vào các đường dẫn hoặc cung cấp bất kỳ thông tin đăng nhập nào ngoài ứng dụng ví điện tử MoMo.

Hình thức 6 -  Lợi dụng việc xác mình thông tin liên quan đến việc tiêm Vắc Xin Covid-19 để đánh cắp thông tin

Đối tượng gọi điện đến khách hàng bằng 1 cuộc gọi tự động để xác mình rằng khách hàng đã tiêm vắc xin Covid-19 chưa? (ví dụ: Chưa tiêm - ấn phím 1, Đã tiêm - ấn phím 2...),  khách hàng thực hiện thao tác này điện thoại của quý khách sẽ bị đối tượng kiểm soát và bị đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin về dịch vụ ngân hàng thường xuyên sử dụng để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Để đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng, phòng tránh các tình huống lừa đảo, BAC A BANK lưu ý khách hàng các nội dung sau:     

1. Không được sử dụng giấy tờ tùy thân của mình để mở hộ hoặc bán tài khoản ngân hàng cho người khác, bởi đó là hành vi tiếp tay cho tội phạm

2. Đăng ký nhận thông báo biến động số dư tài khoản qua tin nhắn SMS hoặc tin nhắn OTT do ngân hàng cung cấp để kịp thời cập nhật các thông tin thay đổi của tài khoản.

3. Đặt mật khẩu các dịch vụ ngân hàng điện tử khó đoán có tính bảo mật cao (tránh đặt ngày sinh, tên người thân, số điện thoại…), có thói quen thay đổi mật khẩu thường xuyên hoặc khi cảm thấy nghi ngờ. Không sử dụng các phần mềm lưu trữ mật khẩu, không dùng chung một mật khẩu để đăng nhập ngân hàng điện tử và đăng nhập vào các mạng xã hội.

4. Tuyệt đối KHÔNG cung cấp Tên đăng nhập/Mật khẩu đăng nhập/Mã xác thực OTP của dịch vụ Ngân hàng điện tử cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng. BAC A BANK không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật của khách hàng dưới bất kỳ hình thức nào.

5. Tuyệt đối KHÔNG bấm vào các đường link lạ được gửi qua tin nhắn/email/kênh mạng xã hội mạo danh BAC A BANK.

6. Trước khi tải xuống bất kỳ ứng dụng di động nào từ App Store/ Google Play, người dùng phải kiểm tra xem ai, tổ chức nào là người tạo ứng dụng. Một cách an toàn và dễ dàng khác để tải xuống ứng dụng ngân hàng gốc là theo thông báo hướng dẫn trước đó của ngân hàng.

7. Chỉ nhận thông tin qua các kênh thông tin chính thức của BAC A BANK: Tin nhắn SMS hiển thị tên thương hiệu BAC A BANK và nội dung từ nguồn chính thức BAC A BANK:

- Fanpage Facebook của BAC A BANK tại đây.

- Website BAC A BANK tại đây.

- Đường link truy cập BAC A BANK Internet Banking tại đây.

- Hotline hỗ trợ khách hàng: 1800 588 828

- Email chăm sóc khách hàng: callcenter@baca-bank.vn

8. KHÔNG thực hiện các thao tác làm theo hướng dẫn do các số điện thoại lạ gọi đến, kể cả là cán bộ ngân hàng và các cơ quan khác khi chưa xác minh được thông tin chính xác.

9. Tin nhắn SMS hiển thị tên thương hiệu BAC A BANK nhưng nội dung có chứa các đường link lạ, không đúng với các nguồn chính thức của BAC A BANK cần xóa bỏ, BAC A BANK không bao giờ gửi các đường link có nguồn không chính thức.

Trong trường hợp khách hàng nhận được các thông tin giả mạo ngân hàng hoặc nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, hãy liên hệ ngay tới Tổng đài hỗ trợ khách hàng: 1800 588 828 hoặc CN/PGD gần nhất để được trợ giúp.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay