Thứ ba, 16/07/2024
   

Agribank đã cấp hơn 12.000 tỷ đồng tín dụng xanh

Theo Agribank, xét về con số tăng trưởng, dư nợ tín dụng xanh ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng sau 5 năm. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng, đây vẫn là con số khiêm tốn.

Hơn 12.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng xanh

Thông tin tại Hội thảo “Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh” ngày 4/12, bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng Giám đốc Agribank cho biết dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xanh tại Agribank tính đến 31/10/2023 đạt hơn 12.098 tỷ đồng, với gần 42 nghìn khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ lĩnh vực lâm nghiệp bền vững khoảng 7.000 tỷ đồng, chiếm 55% tổng dư nợ tín dụng xanh; tiếp đến là lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, công nghiệp...

Trong giai đoạn 2018-2020, dư nợ tín dụng xanh ghi nhận bước tăng trưởng nhanh từ 100 - 380%/năm (từ 1.727 tỷ đồng năm 2018 lên 13.010 tỷ đồng năm 2020). Sau giai đoạn này, do ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô như đại dịch Covid-19, căng thẳng leo thang giữa Nga - Ukraina và các nước phương Tây, suy thoái kinh tế của các nền kinh tế lớn trên thế giới ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam..., tốc độ tăng trưởng dư nợ suy giảm nhẹ, tuy nhiên vẫn khá ổn định về giá trị cho vay lẫn số lượng khách hàng.

Bà Phùng Thị Bình - Phó Tổng Giám đốc Agribank chia sẻ về hoạt động cấp tín dụng xanh tại Agribank - Ảnh: Dũng Minh
Bà Phùng Thị Bình - Phó Tổng Giám đốc Agribank chia sẻ về hoạt động cấp tín dụng xanh tại Agribank - Ảnh: Dũng Minh

“Với vai trò chủ lực cung ứng vốn và dịch vụ tài chính cho nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định mục tiêu xây dựng hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn thân thiện môi trường và quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Hiện nay, Agribank đang triển khai hiệu quả 7 chương trình chính sách và 2 chương trình quốc gia trong xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Đây là mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết xây dựng phát triển bền vững và hỗ trợ giảm phát thải”, bà Bình cho hay.

Trong thời gian qua, Agribank đã triển khai các giải pháp để thúc đẩy sản xuất xanh và bền vững. Từ năm 2016, Agribank đã đồng hành cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam triển khai chương trình “Nông nghiệp sạch” phát sóng hàng ngày trên VTV1,  triển khai chương trình tín dụng nông nghiệp sạch- con đường nông sản việt. Sau một năm thực hiện dư nợ chương trình đạt hơn 30.000 tỷ đồng và là tiền đề để thực hiện chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm).

Agribank cũng tích cực triển khai nhiều dự án có vấn đề liên quan đến môi trường do Ngân hàng Thế giới và các tổ chức tài chính tài trợ như Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học; Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững; Quản lý rủi ro thiên tai; Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp; Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; năng lượng tái tạo…

Cũng theo lãnh đạo Agribank, với lợi thế rộng khắp, số lượng khách hàng lớn, Agribank đã triển khai cho vay theo chuỗi khép kín từ người nông dân đến các doanh nghiệp với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam theo xu hướng thân thiện với môi trường, đảm bảo các tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu bên cạnh tiêu chuẩn về chất lượng.

Dù xuất khẩu thủy sản, lâm sản năm 2023 gặp nhiều khó khăn, với sự chuẩn bị tham gia tiêu chuẩn xuất khẩu liên quan đến xuất khẩu xanh, Agribank là ngân hàng đi đầu tham gia Chương trình cho vay đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản có vốn tín dụng khoảng 15.000 tỷ đồng. Theo bà Bình, trong gói 15.000 tỷ, Agribank đăng ký tham gia 3.000 tỷ đồng và đến nay đã đạt được con số gần gấp đôi.

Trong 12 định hướng phân loại ngành tín dụng xanh, Agribank không chỉ tham gia về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn mà còn tham vào các lĩnh vực khác như năng lượng tái tạo, phát triển công nghiệp, hay đồng hành với doanh nghiệp dệt may như Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Thagaco (tại Thái Nguyên) trong xây dựng nhà máy xanh thông minh.

"Một bàn tay không làm nên tiếng vỗ"

Xét về con số tăng trưởng, dư nợ tín dụng xanh ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng sau 5 năm. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh vẫn chỉ ở mức khiêm tốn. Tính đến ngày 31/10/2023, tổng tài sản của Agribank đạt hơn 1,96 triệu tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế hơn 1,5 triệu tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm khoảng 65%.

Cũng theo bà Bình, cơ hội của các doanh nghiệp và tổ chức tài chính Việt Nam trong việc tiếp cận các nguồn vốn xanh quốc tế là rất lớn, nhưng tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh còn khá khiêm tốn.

Từ phía Agribank, Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết trong thời gian tới ngân hàng sẽ thực hiện theo yêu cầu của NHNN tại Thông tư 17/2022/TT-NHNN về  hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngoài ra, Agribank sẽ tập trung triển khai áp dụng chính sách quản trị rủi ro môi trường và xã hội (ESG) trong hoạt động cấp tín dụng, ban hành khung tài chính xanh, khung tài chính xã hội chính sách ESG trong vận hành của ngân hàng, xác định mục tiêu cụ thể và xây dựng lộ trình triển khai trong ngắn hạn và dài hạn nhằm tạo môi trường thuận lợi trong phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh và thu hút các nguồn vốn quốc tế xanh và bền vững. Đồng thời, ngân hàng sẽ hoàn thiện tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các tổ chức liên quan trong triển khai thực hiện ESG.

“Agribank đã thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc nhằm xây dựng Đề án triển khai ESG toàn diện tại Agribank trong ngắn hạn và dài hạn với thành phần gồm nhân sự cấp cao của Agribank, cho thấy quyết tâm của Agribank trong việc triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả việc áp dụng ESG trong toàn hệ thống Agribank”, bà Bình cho hay.

Thứ hai, Agribank sẽ ưu tiên cung ứng vốn và dịch vụ tài chính phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Tiếp tục duy trì tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 60-70% tổng dư nợ.

Thứ ba, Agribank tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai thực hiện Quyết định số 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 27/11/2023 nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2030 hình thành 1 triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Cùng đó, ngân hàng cũng sẽ chủ động tìm kiếm các đầu mối thông qua các tổ chức, chuẩn bị phát hành trái phiếu xanh tăng vốn. Đồng thời, Agribank sẽ tập trung ẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính các hộ gia đình kinh doanh, tiện ích công nghệ số, xây dựng thói quen thân thiện môi trường cho khách hàng, xây dựng triển khai các biện pháp tổng thể, tổ chức đào tạo nhằm nâng cao kiến thức cho nhân viên thẩm định rủi ro các dự án.

Tuy nhiên, để triển khai thành công chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững, bà Bình cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tham gia đồng bộ của tất cả các ban ngành từ trung ương đến địa phương. “Nếu chỉ một mình hệ thống ngân hàng tham gia thì không khác gì vỗ tay trên một bàn tay trong phát triển tín dụng xanh. Khơi thông nguồn vốn tín dụng xanh cần sự đồng hành vào cuộc của các cơ quan ban ngành như ban hành các thể chế, nguồn lực tài chính hỗ trợ các tập thể, cá nhân tham gia vào quá trình này, bởi đó là xu hướng phát triển tất yếu của toàn cầu”, Phó tổng giám đốc Agribank nhấn mạnh.

  • BIDV khẳng định vị thế trong cung cấp dịch vụ ngoại hối và phái sinh

    BIDV khẳng định vị thế trong cung cấp dịch vụ ngoại hối và phái sinh

    Vừa qua, tại Singapore, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh với giải thưởng “Vietnam Domestic Foreign Exchange Bank of the Year”, và “Vietnam Domestic Derivatives Initiative of the Year” (Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối và phái sinh tốt nhất Việt Nam năm 2024).

  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam luôn coi cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam luôn coi cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm

    Sáng 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính,Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu trụ sở Chính phủ tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là một điển hình thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

  • PVcomBank và Công ty Điện lực Long An ký kết hợp đồng thu hộ tiền điện

    PVcomBank và Công ty Điện lực Long An ký kết hợp đồng thu hộ tiền điện

    Ngày 9/7/2024, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Công ty Điện lực Long An (PC Long An) đã ký kết hợp đồng thu hộ tiền điện trên địa bàn tỉnh. tại văn phòng Điện lực Long An.

  • Ninh Thuận: Ký kết quy chế phối hợp bảo vệ an ninh trong lĩnh vực ngân hàng

    Ninh Thuận: Ký kết quy chế phối hợp bảo vệ an ninh trong lĩnh vực ngân hàng

    Ký kết Quy chế phối hợp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng

  • Thống đốc NHNN tiếp Chủ tịch ngân hàng AIIB

    Thống đốc NHNN tiếp Chủ tịch ngân hàng AIIB

    Ngày 15/7/2024, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã có buổi tiếp Ông Kim Lập Quần, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này của Ban lãnh đạo Ngân hàng AIIB, còn có Quyền Phó Chủ tịch phụ trách đầu tư, Ông Rajat Misra, và các nhân sự chủ chốt khác của AIIB. Tham dự buổi tiếp Đoàn AIIB, về phía NHNN có đại diện lãnh đạo một số Vụ, Cục liên quan của NHNN.

  • NCB triển khai nền tảng quản lý khách hàng Zoho CRM Plus

    NCB triển khai nền tảng quản lý khách hàng Zoho CRM Plus

    Ngày 10/7, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã chính thức ký hợp tác triển khai nền tảng quản lý quan hệ khách hàng Zoho CRM Plus của Zoho Corporation, đánh dấu cột mốc quan trọng tiếp theo trên hành trình số hóa và chuyển đổi toàn diện của ngân hàng.

  • VPBank và IFC hợp tác tài trợ 150 triệu USD cho ngành cà phê

    VPBank và IFC hợp tác tài trợ 150 triệu USD cho ngành cà phê

    Hoạt động tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp cà phê của VPBank và IFC kỳ vọng đáp ứng không chỉ nhu cầu về vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, mà còn góp phần tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp nội địa.

  • Chủ thẻ Bac A Bank nhận ưu đãi tại chuỗi cửa hàng tiện lợi B’s Mart

    Chủ thẻ Bac A Bank nhận ưu đãi tại chuỗi cửa hàng tiện lợi B’s Mart

    Từ 01/07/2024 đến hết 15/08/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) kết hợp với Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng Đồng Việt - VietUnion (Payoo) chính thức triển khai chương trình ưu đãi dành cho chủ thẻ do ngân hàng phát hành tại chuỗi cửa hàng tiện lợi B’s Mart.

  • VietABank triển khai nâng cấp hệ thống phòng chống rửa tiền

    VietABank triển khai nâng cấp hệ thống phòng chống rửa tiền

    VietABank chính thức hợp tác với Công ty Cổ phần TNTECH để trang bị hệ thống phần mềm phòng chống rửa tiền (AML) mới thay cho hệ thống cũ đang sử dụng theo mục tiêu áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất.

  • Ông Phạm Hồng Hải được bổ nhiệm Tổng Giám đốc OCB

    Ông Phạm Hồng Hải được bổ nhiệm Tổng Giám đốc OCB

    Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố quyết định của HĐQT về việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao. Theo đó, ông Phạm Hồng Hải chính thức giữ chức vụ Tổng Giám đốc của OCB từ ngày 16/7/2024.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay