Thứ bảy, 11/01/2025
   

Sửa quy định về trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến cho sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến cho sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đó, dự thảo Thông tư bổ sung các khoản tái cấp vốn được phân loại theo mức độ rủi ro tăng dần với 4 nhóm chính.

Đồng thời bổ sung các khoản phải thu khách hàng, các khoản phải thu nhà cung cấp, các khoản phải thu cá nhân, tổ chức bên ngoài có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả.

Dự thảo Thông tư cũng bổ sung việc xử lý các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước được thực hiện theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép dùng khoản dự phòng rủi ro để xử lý các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước, bao gồm: các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách nhà nước đã hết thời hạn thanh toán hoặc không có thời hạn thanh toán và sau thời gian tối thiểu 05 (năm) năm chưa được hoàn trả hoặc chưa có biện pháp xử lý.

Đối với các khoản phải thu quy định tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư này được quy định: Các khoản phải thu có khả năng tổn thất, không thu hồi được trong quá trình hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước có đủ bằng chứng tin cậy xác định đối tượng phải thu là tổ chức đã phá sản, giải thể, đối tượng phải thu là cá nhân đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết, hoặc khoản nợ đã yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú (có văn bản của cơ quan thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi đối tượng thu nợ có hộ khẩu thường trú.

Dự thảo Thông tư nêu rõ, sau thời gian tối thiểu 05 (năm) năm, kể từ ngày sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý tổn thất và sau khi đã thực hiện các biện pháp để thu hồi các khoản tổn thất nhưng không thể thu hồi được, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định cho xuất toán khoản tổn thất đã xử lý bằng khoản dự phòng rủi ro ra khỏi tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán.

Hồ sơ đối với các khoản tổn thất đã được xuất toán ra khỏi tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm cả hồ sơ xử lý tổn thất và toàn bộ tài liệu chứng minh Thủ trưởng đơn vị đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nhưng không thu hồi được.

Vụ Tài chính - Kế toán thực hiện chức năng giúp việc cho Hội đồng xử lý khoản tổn thất đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán trong trường hợp cần thiết.

Chủ tịch Hội đồng xử lý khoản tổn thất đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán quyết định trưng tập một số cán bộ từ các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có liên quan giúp việc cho Hội đồng xử lý tổn thất theo đề nghị của Vụ Tài chính - Kế toán.

Theo Thời báo Ngân hàng

  • ACB tái bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát làm Tổng Giám đốc

    ACB tái bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát làm Tổng Giám đốc

    Ngày 09/01/2024, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã công bố Nghị quyết số 123/TCQĐ-HĐQT.25 về việc bổ nhiệm lại ông Từ Tiến Phát làm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 3 năm (2025 - 2028), có hiệu lực từ ngày 14/1/2024.

  • SeABank chuyển nhượng 100% vốn góp tại PTF cho AEON Financial

    SeABank chuyển nhượng 100% vốn góp tại PTF cho AEON Financial

    Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa cho biết, đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) cho AEON Financial Service Co., Ltd. (AEON Financial) theo Quyết định số 2871/QĐ-NHNN ngày 30/12/2024.

  • Agribank dành hơn 210.000 tỷ đồng ưu đãi tiếp sức doanh nghiệp

    Agribank dành hơn 210.000 tỷ đồng ưu đãi tiếp sức doanh nghiệp

    Từ 1/1/2025 đến hết ngày 31/12/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chính thức dành hơn 210.000 tỷ đồng triển khai 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng doanh nghiệp cùng nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

  • VietinBank triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025

    VietinBank triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025

    Ngày 6/1/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng, hoạt động kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

  • Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025

    Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025

    Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” và hướng tới các hoạt động ý nghĩa “Tết vì người nghèo” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, phát huy vai trò, trách nhiệm của “Ngân hàng vì cộng đồng”, Agribank đã dành hơn 100 tỷ đồng triển khai chương trình an sinh xã hội “Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025”.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay