Thứ sáu, 29/11/2024
   

Giáo dục tài chính góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện trong thời đại công nghệ số

Để thúc đẩy tài chính toàn diện trong thời đại công nghệ số, cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó giáo dục tài chính cá nhân luôn được xem là một giải pháp nền tảng.

Để thúc đẩy tài chính toàn diện trong thời đại công nghệ số, cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó giáo dục tài chính cá nhân luôn được xem là một giải pháp nền tảng.

Phần lớn dân số Việt Nam không có đủ kiến thức để hiểu về sản phẩm tài chính và rủi ro liên quan các sản phẩm tài chính. Hơn nữa, một bộ phận lớn các cá nhân không biết lập kế hoạch ngân sách cho tương lai và không thực hiện hiệu quả quyết định quản lý tài chính của mình.

Điều đó cho thấy, việc triển khai giáo dục tài chính cho cộng đồng là rất quan trọng, góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy tài chính trong thời đại công nghệ số.

Từ thực tiễn trên, ngày 31/3, Học viện Ngân hàng tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giáo dục tài chính góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện trong thời đại công nghệ số” nhằm tạo cơ hội học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm dành cho nhà quản lý, chuyên gia, giảng viên, nghiên cứu viên và người làm thực tế.

Truyền thông giáo dục tài chính là một nhiệm vụ quan trọng

Phát biểu tại hội thảo, ThS. Lê Thị Thúy Sen, Vụ trưởng Vụ Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), chia sẻ, NHNN là đơn vị được Chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ điều phối chung Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó, truyền thông giáo dục tài chính là một nhiệm vụ quan trọng.

Nhiệm vụ của truyền thông giáo dục tài chính là để “không ai bị bỏ lại phía sau trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính”, nâng cao nhận thức của công chúng về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, hạn chế rủi ro cho người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, đẩy lùi tín dụng đen…

Để thực hiện hiệu quả, hoạt động truyền thông giáo dục tài chính cần đánh giá thực trạng trên cơ sở khách quan, khoa học và đưa ra các giải pháp với mục tiêu rõ ràng, tính khả thi và lượng hóa được kết quả. Mới đây, với sự hỗ trợ của Học viện Ngân hàng, Vụ Truyền thông NHNN đã tiến hành khảo sát thông tin về truyền thông trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và giáo dục tài chính.

Kết quả khảo sát cho thấy, thông tin được quan tâm nhất là lãi suất và tỷ giá; tiếp theo là tiền gửi tiết kiệm, vay vốn ngân hàng, an toàn, bảo mật thông tin, tiện ích dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thanh toán… Kênh thông tin về tiền tệ ngân hàng được tiếp cận nhiều nhất là qua internet và mạng xã hội.

Bên cạnh đó, đa số là hài lòng với dịch vụ ngân hang. 73,7% tổng số người tham gia khảo sát mong muốn NHNN tiếp tục triển khai các chương trình giáo dục tài chính. Trong đó, mong muốn triển khai: các chương trình giáo dục tài chính, tổ chức gameshow tại các trường học, triển khai trên các trang mạng xã hội…

“Dựa trên các cơ sở dữ liệu khoa học, Vụ Truyền thông đã trình Thống đốc NHNN kết quả khảo sát và tham mưu phương án định hướng hoạt động truyền thông ngành Ngân hàng và truyền thông giáo dục tài chính trong thời gian tới”, Bà Lê Thị Thúy Sen cho biết.

Trên cơ sở tình hình triển khai hoạt động truyền thông giáo dục tài chính thời gian qua và kết quả khảo sát, NHNN định hướng hoạt động truyền thông giáo dục tài chính thời gian tới là nâng cao nhận thức, từ đó thay đổi thói quen, hành vi và phương thức sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính tại Việt Nam của cộng đồng, góp phần giảm thiểu chi phí xã hội, bảo vệ người sử dụng dịch vụ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng…

Đặc biệt, đẩy mạnh truyền thông giáo dục tài chính cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn, giới trẻ, các đối tượng yếu thế trong xã hội để truyền thông về các sản phẩm dịch vụ, ngân hàng, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng…

Cần xây dựng và triển khai chiến lược về giáo dục tài chính đến toàn dân

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có dân số đông và trẻ, am hiểu công nghệ với tỷ lệ truy cập internet và sử dụng điện thoại di động cao, người Việt Nam có truyền thống văn hóa tiết kiệm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp ngày càng gia tăng đã thúc đẩy quy mô tín dụng ngày càng lớn.

Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn những phân khúc khách hàng chưa tiếp cận được với dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh khu vực tài chính chính thức dưới sự quản lý của Nhà nước, còn có tài chính phi chính thức hoạt động ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật, còn được gọi là "tín dụng đen". Chính vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển tài chính toàn diện, nhất các hoạt động phổ cập dịch vụ tài chính để người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận tài chính dễ dàng, thuận lợi hơn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Mang góc nhìn mới mẻ từ quốc tế đến với hội thảo, TS. Nguyễn Thị Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN chia sẻ về thực tiễn triển khai giáo dục tài chính tại Mỹ.

“Tài chính cá nhân tác động tới những vấn đề chung của nền kinh tế. Tại Mỹ, mối quan hệ giữa lợi ích tài chính cá nhân và sự ổn định của nền kinh tế là động lực giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan công quyền phát triển và thực hiện những chiến lược mang tầm quốc gia nhằm cải thiện kiến thức, kỹ năng và hành vi của người tiêu dùng”, TS. Nguyễn Thị Hiền nhấn mạnh.

Thực tế, Mỹ đã thực hiện luật hoá nội dung phổ biến kiến thức tài chính, từ đó tạo nền tảng pháp lý vững chắc, đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữ các cơ quan tham gia. Bên cạnh đó, Ủy ban Giáo dục và hiểu biết tài chính do Bộ trưởng Tài chính đứng đầu được thành lập nhằm cải thiện hiểu biết tài chính và phổ biến kiến thức tài chính cho người dân thông qua việc phát triển chiến lược quốc gia.

Từ những kinh nghiệm của Mỹ, TS. Nguyễn Thị Hiền đã so sánh và đưa ra những nhận xét về chương trình giáo dục tài chính tại Việt Nam. Theo đó, Việt Nam hiện chưa có chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính; nội dung chương trình còn thiếu tính thực tiễn, chỉ hướng tới kỹ năng tài chính, ít tác động đến các yếu tố nhận thức và cảm nhận, còn bỏ trống đối tượng trẻ từ 3 - 6 tuổi; nhận thức, quan điểm của phụ huynh về giáo dục tài chính sớm cho trẻ em còn một số bất cập; vai trò của các bậc phụ huynh trong truyền tải kiến thức tài chính chưa được phát huy.

Với thực tiễn trên, TS. Nguyễn Thị Hiền đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy giá dục tài chính tới toàn dân. Đầu tiên, cần xây dựng chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính tại Việt Nam. Cần có một cách tiếp cận tổng thể đối với vấn đề phổ biến kiến thức tài chính, trong đó cân nhắc đến việc xây dựng một chiến lược tổng thể (bao hàm các nội dung về khung chương trình, sự phối hợp các bên liên quan, lộ trình thực hiện...).

Thứ hai, lồng ghép nội dung giáo dục tài chính vào chương trình giáo dục phổ thông quốc gia cho nhiều đối tượng. Bộ Giáo dục Đào tạo đầu mối phối hợp cùng NHNN xây dựng các chương trình đào tạo về tài chính cho các nhóm đối tượng khác nhau từ trẻ em tiểu học đến học sinh cấp 2, cấp 3, từ giáo viên đến phụ huynh học sinh.

Thứ ba, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến để thay đổi quan điểm xã hội về việc giáo dục tài chính sớm cho trẻ em. Bộ Thông tin và Truyền thông cần phối hợp với NHNN, Bộ Tài chính xây dựng một website về phổ biến kiến thức tài chính nhằm cung cấp một điểm truy cập thông tin tập trung về hiểu biết tài chính và các chương trình giáo dục tài chính.

Bên cạnh đó, thiết lập một đường dây nóng miễn phí cho người dân hoặc thiết kế các ứng dụng công nghệ giúp tìm kiếm thông tin về các vấn đề liên quan tới hiểu biết tài chính và phổ biến kiến thức.

Thúc đẩy tài chính toàn diện trong thời đại công nghệ số

Theo các chuyên gia trong và ngoài nước, Việt Nam có khá nhiều thuận lợi trong ứng dụng công nghệ số thúc đẩy tài chính toàn diện như cơ cấu dân số trẻ, dễ tiếp cận các trào lưu tiêu dùng mới; tỷ lệ người sử dụng tài khoản cá nhân, ATM ngày càng cao; tỷ lệ sử dụng internet và mobile thuộc nhóm cao nhất thế giới; các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, công ty viễn thông, Fintech đã nhanh chóng nắm bắt và chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số…

Bên cạnh yếu tố thuận lợi, cũng có không ít thách thức đặt ra như cách thức nào để cân bằng giữa đổi mới dịch vụ tài chính và kiểm soát rủi ro; đảm bảo vấn đề bảo mật thông tin và an ninh mạng tài chính ra sao; nền tảng công nghệ phù hợp với thực tiễn kinh tế địa phương; cơ sở hạ tầng tài chính đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu...

Theo ThS. Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN, thực tế hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đã xây dựng chiến lược ứng dụng công nghệ số trong kinh doanh, mang lại những lợi ích vượt trội nhưng đi liền với đó cần phải định hình và phân tích, hạn chế những rủi ro tiềm ẩn cho các ngân hàng, như rủi ro về an ninh, an toàn tài sản của khách hàng, về đặc quyền dữ liệu khách hàng lạm dụng và sử dụng dữ liệu sai mục đích; sử dụng dữ liệu nhằm điều khiển, thao túng suy nghĩ của người tiêu dùng tài chính; hay rủi ro về tiêu chí “loại bỏ xã hội” nghĩa là loại bỏ một số cá thể hoặc một bộ phận của xã hội khỏi các dịch vụ tài chính - ngân hàng.

Khi ứng dụng công nghệ số để cung ứng dịch ngân hàng sẽ nhiều công đoạn không cần đến con người, trong khi bộ phận lập trình, vận hành sử dụng điều khiển các kênh bán hàng, cung ứng sản phẩm dịch ngân hàng đến khách hàng đưa đến việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao về kỹ năng IT và kỹ năng nghiệp vụ...

Đối với người dân, doanh nghiệp cũng như các tổ chức trong nền kinh tế khi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong môi trường trực tuyến cũng cần phải nâng cao hiểu biết về đặc tính sản phẩm, những rủi ro có thể phát sinh, quyền lợi và trách nhiệm của mình khi thực hiện các giao dịch với ngân hàng qua môi trường mạng.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay