Thứ bảy, 11/01/2025
   

Ngân hàng số: Cần triển khai đồng bộ xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử

Ngân hàng số là mô hình hoạt động, kinh doanh ngân hàng dựa trên công nghệ với việc số hóa toàn bộ hoạt động ngân hàng từ sản phẩm - dịch vụ đến tự động hóa hệ thống xử lý nội bộ. Chuyển đổi số đang là lựa chọn bắt buộc cho các ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam trong kỷ nguyên số.

Ngân hàng số là mô hình hoạt động, kinh doanh ngân hàng dựa trên công nghệ với việc số hóa toàn bộ hoạt động ngân hàng từ sản phẩm - dịch vụ đến tự động hóa hệ thống xử lý nội bộ. Chuyển đổi số đang là lựa chọn bắt buộc cho các ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam trong kỷ nguyên số.

Trong các diễn đàn gần đây, nhiều chuyên gia công nghệ ngân hàng nhấn mạnh: “Không thể nói tới ngân hàng số tại Việt Nam nếu không thực hiện được e-KYC (xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử) - bởi đây là dịch vụ nền tảng thiết yếu cho việc phát triển mô hình ngân hàng số”. Trong khi đó, việc xây dựng cơ sở Dữ liệu Quốc gia về dân cư được coi là yếu tố quan trọng để các ngân hàng triển khai đồng bộ hơn việc định danh, xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử.

Ngân hàng số là mô hình hoạt động, kinh doanh ngân hàng dựa trên công nghệ với việc số hóa toàn bộ hoạt động ngân hàng từ sản phẩm - dịch vụ đến tự động hóa hệ thống xử lý nội bộ. Chuyển đổi số đang là lựa chọn bắt buộc cho các ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam trong kỷ nguyên số.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thúc đẩy nhanh quá trình số hóa ngân hàng. Cụ thể, hiện có trên 50% dân số sở hữu smartphone, 130 triệu thuê bao di động, dân số dưới tuổi 35 chiếm trên 50%, thuê bao Internet khoảng 67%, thời gian sử dụng smartphone trung bình 1 ngày của người Việt là 2 giờ. Tăng trưởng TMĐT đạt tốc đô 30%/năm.

Trước sự phát triển của việc ứng dụng công nghệ số, cùng với nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ có yếu tố công nghệ ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt là thế hệ trẻ ưa chuộng công nghệ, việc chuyển đổi số là một xu thế tất yếu liên quan đến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng trong môi trường cạnh tranh sâu sắc hiện nay. Ngoài ra,  COVID-19 là yếu tố cộng hưởng đẩy nhanh quá trình này - khi hình thức thanh toán phi tiếp xúc, thương mại điện tử được lựa chọn nhiều hơn.

Ngân hàng đẩy mạnh chuyển đổi số

Theo khảo sát mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 95% các ngân hàng tham gia khảo sát đã và đang có kế hoạch xây dựng, triển khai Chiến lược chuyển đổi số. Trong đó, 38% đã phê duyệt chiến lược chuyển đổi số hoặc tích hợp chuyển đổi số trong chiến lược phát triển kinh doanh, công nghệ thông tin.

Những năm gần đây, các ngân hàng Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số trên nền tảng di động trực tuyến, Internet, đảm bảo xử lý giao dịch tài chính nhanh chóng, an toàn, nhằm nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng. Hầu hết các ngân hàng đều ứng dụng các công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu, dữ liệu lớn, tự động hóa quy trình bằng robot, trí tuệ nhân tạo/ học máy, Blockchain, eKYC,… trong các hoạt động nghiệp vụ và cung ứng sản phẩm, dịch vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng trải nghiệm khách hàng.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển hướng đến ngân hàng số, các ngân hàng phải đối mặt với các thách thức như: đổi mới quy trình nghiệp vụ, mô hình kinh doanh mới phù hợp với xu hướng ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực chuyên sâu gắn với nghiệp vụ và công nghệ, thách thức liên quan đến dữ liệu cũng như rủi ro đến từ việc hợp tác với các công ty công nghệ tài chính (Fintech). Do đó, đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư lớn về hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng trong kỷ nguyên số; có những giải pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro an ninh mạng phát sinh từ các hành vi gian lận, lừa đảo khách hàng, tấn công mạng vào hệ thống của ngân hàng; đảm bảo tính riêng tư dữ liệu người dùng.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần tính toán bài toán chi phí đầu tư không hề nhỏ để có hiệu quả vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, các công nghệ mới. Đồng thời, có chính sách thu hút, giữ chân tài năng về kỹ thuật số của ngân hàng. Ngoài ra, cần có phân tích, đánh giá được sự khác biệt về khả năng tiếp nhận công nghệ số của khách hàng tùy theo vùng miền, hành vi khách hàng khác biệt theo lứa tuổi để có chiến lược đầu tư, cung ứng sản phẩm. Thêm nữa là mức độ sẵn sàng hợp tác của đối tác; xác định quan hệ, mức độ hợp tác - cạnh tranh giữa ngân hàng với các công ty Fintech.

Ở tầm quốc gia, một trong những thách thức quan trọng trong triển khai ngân hàng số là Việt Nam cần có cơ sở dữ liệu định danh toàn quốc hay cơ sở quốc gia về dân cư. Được biết, ngày 17/8/2020,  Bộ Công an đã ra mắt Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư. Đây là dự án công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay, chuyển đổi phương thức quản lý con người từ phương thức cũ sang phương thức mới ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng sử dụng Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về dân cư, căn cước công dân; cũng là công việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không những của lực lượng Công an nhân dân, mà còn là cốt lõi để xây dựng Chính phủ điện tử, kinh tế số.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được hiểu là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khi có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quá trình số hóa ngân hàng diễn ra thuận lợi hơn, các giao dịch ngân hàng được thực hiện nhanh chóng hơn. Các thông tin khách hàng đều được số hóa, tiện cho việc truy cứu dữ liệu và giao dịch. Khi đó, khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch ngân hàng qua internet hoặc các phương thức giao dịch điện tử khác thay vì phải tới quầy, ngân hàng cũng tiện trong cung cấp dịch vụ trên nền tảng số hóa. Nhờ hệ thống cơ sỡ dữ liệu quốc gia về dân cư, các ngân hàng sẽ triển khai đồng bộ hơn việc định danh, xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử (e-KYC).

Thậm chí, trong các diễn đàn gần đây, nhiều chuyên gia công nghệ ngân hàng còn nhấn mạnh không thể nói tới ngân hàng số tại Việt Nam nếu không thực hiện được e-KYC... Mô hình kinh doanh truyền thống lâu nay vốn đòi hỏi nhiều giấy tờ, thủ tục đang dần chuyển sang mô hình kinh doanh số, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số nhằm đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Trong đó, việc nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng, là dịch vụ nền tảng thiết yếu cho việc phát triển mô hình ngân hàng số. Hiểu đơn giản, thay vì định danh khách hàng bằng gặp mặt trực tiếp, đối chiếu giấy tờ tuỳ thân, e-KYC sẽ định danh khách hàng từ xa bằng phương thức điện tử dựa trên công nghệ như xác thực sinh trắc học, nhận diện khách hàng qua AI, đối chiếu thông tin cá nhân được liên thông với cơ sở dữ liệu tập trung định danh khách hàng...

Để triển khai ngân hàng số hiệu quả

Để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm, dịch vụ, phù hợp theo chủ trương của Chính phủ về chuyển đổi số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thời gian qua, NHNN đã nghiên cứu, ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận cuộc CMCN 4.0; sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định pháp lý hỗ trợ chuyển đổi số, phát triển dịch vụ ngân hàng số như: Nghị định 87/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống rửa tiền, trong đó cho phép các tổ chức tài chính sử dụng công nghệ để thiết lập mối quan hệ lần đầu cho khách hàng; Thông tư 16/2020/TT-NHNN hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán cá nhân bằng phương tiện điện tử (eKYC)…

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi triển khai e-KYC, Thông tư 16 quy định nguyên tắc, yêu cầu bắt buộc đối với các TCTD trong triển khai mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử nhằm đảm bảo quy trình triển khai chặt chẽ, hạn chế rủi ro có thể xảy ra, như: Phải xây dựng, công khai quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử phù hợp với quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử và các quy định pháp luật liên quan, trong đó phải cảnh báo khách hàng về các hành vi không được thực hiện trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử;

Phải đáp ứng một số yêu cầu tối thiểu trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử: Có biện pháp kỹ thuật để định danh khách hàng; Có biện pháp ngăn chặn các hành vi làm sai lệch việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng; Có biện pháp để kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; Phải lưu trữ, bảo quản đầy đủ, chi tiết theo thời gian; Yêu cầu áp dụng hạn mức giao dịch tối đa qua các tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử của khách hàng không vượt quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng. Việc áp dụng hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử là một trong các biện pháp quản lý rủi ro. Tuy nhiên, Thông tư 16 cũng quy định một số trường hợp có thể áp dụng hạn mức giao dịch cao hơn.

Ngoài ra, để việc định danh khách hàng được đồng bộ và hiệu quả nhất, cần thiết phải xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu quốc gia dân cư để có thể xác thực khách hàng, hỗ trợ cho các giải pháp thanh toán, trong đó có thanh toán di động. Cùng với đó là có chính sách cho phép cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư có thể được chia sẻ, kết nối mở với các ngành dịch vụ như ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm… để hỗ trợ phát triển dịch vụ ngân hàng số, tài chính số, thúc đẩy phổ cập tài chính cho người dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Trong thời gian tới, NHNN cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP, Cơ chế pháp lý thử nghiệm cho hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng (Regulatory Sandbox). NHNN cũng đang xây dựng và dự kiến sẽ sớm ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng triển khai Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Để triển khai ngân hàng số thành công, các ngân hàng cần tập trung thay đổi nhận thức, tư duy từ cấp lãnh đạo cao nhất của ngân hàng xuống đến toàn thể nhân viên, xây dựng văn hóa thích ứng linh hoạt, dám thử nghiệm, đổi mới thẩm thấu trong toàn bộ ngân hàng, lấy phương châm hoạt động đặt khách hàng làm trung tâm nhằm bảo vệ quyền lợi, gia tăng lợi ích khách hàng.

Đồng thời, ngân hàng cần tận dụng các mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo và chủ động nắm bắt, ứng dụng các công nghệ số vào đổi mới hoạt động nghiệp vụ, cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

Ngoài ra, truyền thông, giáo dục tài chính có vai trò quan trọng, qua đó nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng, giúp giảm thiểu rủi ro trong sử dụng dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo http://www.div.gov.vn/

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay