Thứ năm, 14/11/2024
   

Kiến nghị thống nhất không áp thuế GTGT đối với nghiệp vụ thư tín dụng

Đây là một trong những kiến nghị mà Nhóm công tác thuế & hải quan đưa ra tại Diễn đàn doanh nghiệp thường niên 2020 (VBF 2020).

Đây là một trong những kiến nghị mà Nhóm công tác thuế & hải quan đưa ra tại Diễn đàn doanh nghiệp thường niên 2020 (VBF 2020).

Nhóm công tác Thuế & Hải quan VBF cho biết, các quy định về hóa đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ hiện hành chưa có quy định chi tiết cho một số các sản phẩm đặc thù của ngành ngân hàng trong khi các sản phẩm này tương đối khó tham chiếu tới các quy định hiện hành về hóa đơn, do đó các ngân hàng còn lúng túng và chưa thống nhất trong việc phát hành hóa đơn cho một số sản phẩm.

Trong đó, 2 sản phẩm đặc thù mà nhóm nêu tại báo cáo là sản phẩm từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và sản phẩm từ hoạt động tài chính phái sinh.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM bao gồm hoạt động mua ngoại tệ và hoạt động bán ngoại tệ.

Còn hoạt động tài chính phái sinh phổ biến của các NHTM bao gồm 4 loại giao dịch là giao dịch hoán đổi lãi suất một đồng tiền, giao dịch hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền, giao dịch quyền chọn lãi suất giới hạn trần/sàn/kết hợp trần-sàn và giao dịch hoán đổi giá hàng hóa.

Đại diện nhóm cho biết hiện nay do không có quy định hướng dẫn cụ thể về hóa đơn đối với các giao dịch này, việc phát hành hóa đơn cho giao dịch phái sinh của các ngân hàng chưa được thống nhất. Các sản phẩm của ngân hàng như hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động phái sinh có nghiệp vụ khá phức tạp và đặc thù tuy nhiên đều có các chứng từ giao dịch được quy định chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhà nước đảm bảo các yếu tô xác định giao dịch và có số tham chiếu duy nhất từ hệ thống.

Ngoài ra, nhóm cho biết thêm là các sản phẩm này đều thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành về thuế giá trị gia tăng.

“Do đó, chúng tôi rất mong Bộ Tài chính cho phép các ngân hàng thương mại không cần phát hành hóa đơn điện tử cho các sản phẩm này, thay vào đó sẽ sử dụng hệ thống chứng từ giao dịch được quy định bởi Ngân hàng Nhà nước cùng với các chứng từ giao dịch cụ thể của từng ngân hàng”, báo cáo của nhóm công tác nêu rõ.

“Trong trường hợp các quy định về hóa đơn điện tử bao gồm cả những giao dịch đặc thù nêu trên, chúng tôi kính đề xuất Bộ Tài Chính ban hành bổ sung hướng dẫn cụ thể về việc phát hành hóa đơn điện tử cho các sản phẩm đặc thù của ngân hàng để áp dụng thống nhất chung cho các ngân hàng thương mại”, trích báo cáo.

Một vấn đề khác mà Nhóm Công tác Thuế & Hải quan VBF đề cập tại báo cáo là áp dụng thu thuế giá trị gia tăng trên dịch vụ L/C. Theo đó, nhóm cho biết từ trước đến nay, tất cả các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đều áp dụng thống nhất đối với các khoản thu về phát hành và xử lý chứng từ L/C là thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Tuy nhiên, trong các đợt thanh tra/ kiểm tra thuế do Tổng Cục Thuế và Kiểm toán Nhà nước tiến hành từ năm 2018 trở lại đây tại các ngân hàng, các cơ quan chức năng đã có quan điểm khác nhau và sau một thời gian nghiên cứu xem xét họ đã áp thuế suất giá trị gia tăng 10% đối với toàn bộ các sản phẩm L/C của ngân hàng và truy thu thuế, xử lý phạt vi phạm hành chính và tính tiền chậm nộp tiền thuế liên quan.

Liên quan đến vấn đề này, Nhóm Công tác Ngân hàng VBF cho rằng L/C không phải là dịch vụ thanh toán ngân hàng thuần túy mà còn bao gồm hoạt động cung cấp tín dụng thông qua việc cam kết phát hành dưới hình thức thư tín dụng chứng từ.

Nhóm Công tác Ngân hàng cũng cho biết thêm, theo Thông tư 22/2017/TT-NHNN, cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng (L/C) được hạch toán kế toán vào tài khoản kế toán tương đương với các tài khoản kế toán ghi nhận đối với các cam kết khác, bao gồm cam kết bảo lãnh. Nhóm cho rằng việc thay đổi cách diễn giải áp dụng thuế giá trị gia tăng hồi tố sau gần 10 năm sẽ gây thiệt hại cho toàn ngành ngân hàng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu là không hợp lý và không phù hợp trong tình hình hiện tại

Nhóm Công tác Thuế & Hải quan VBF kiến nghị không áp dụng thuế GTGT đối với các loại hình thư tín dụng có tính chất cung cấp tín dụng hay bảo lãnh ngân hàng đúng với tinh thần của Luật các tổ chức tín dụng 2010, Luật Thuế GTGT và các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành những Luật này.

“Nếu thay đổi cách áp dụng thuế GTGT đối với thư tín dụng có tính chất cung cấp tín dụng hay bảo lãnh ngân hàng thì cũng chỉ nên áp dụng từ giờ trở đi và không truy thu, phạt hành chính, tính lãi chậm nộp thuế. Tuy nhiên để làm điều này chúng tôi cho rằng Luật các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn và Luật thuế GTGT cần phải được sửa đổi lại”, báo cáo của nhóm nêu rõ.

Theo VNF

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay