Thứ tư, 19/03/2025
   

Xử lý nợ xấu: Cần hỗ trợ pháp lý cho ngân hàng

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2025, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, năm 2024, kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, thị trường chứng khoán, trái phiếu, BĐS phục hồi còn chậm, thị trường mua bán nợ chưa phát triển như kỳ vọng, thiên tai, bão lũ gây thiệt hại nặng nề... khiến cho nợ xấu vẫn có xu hướng tăng.
Nguy cơ nợ xấu tăng cao

Trong bối cảnh trên, để kiểm soát nợ xấu, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, NHNN đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như tăng cường công tác giám sát tình hình hoạt động của TCTD, nhất là hoạt động cấp tín dụng, trong đó đặc biệt là cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; kiểm soát, xử lý, thu hồi nợ xấu và chất lượng tín dụng của TCTD; thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư số 02... Song song với đó NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá việc sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng, đồng thời chủ động rà soát thiệt hại của khách hàng để tiếp tục thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định và áp dụng các chính sách nhằm hỗ trợ khách hàng hồi phục sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các khách hàng chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, lũ lụt, sạt lở đất trong thời gian gần đây...

Tính đến cuối tháng 10/2024, tỷ lệ nợ xấu nội bảng (không bao gồm 5 ngân hàng đang kiểm soát đặc biệt) ở mức 1,96%; nợ xấu nội bảng, nợ bán Công ty Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu (không bao gồm 5 ngân hàng đang kiểm soát đặc biệt) chiếm tỷ lệ 3,28% so với tổng dư nợ.

Dù đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nhưng nợ xấu vẫn có xu hướng tăng trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa tài chính – ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi bày to lo ngại, bên cạnh các khoản nợ xấu hiện hữu, nợ xấu tiềm ẩn cũng là một mối lo ngại cho các ngân hàng. Nhiều khoản vay được cơ cấu lại trong giai đoạn khó khăn có nguy cơ chuyển thành nợ xấu nếu kinh tế không có sự phục hồi nhanh chóng. Điều này tạo ra áp lực lớn cho các ngân hàng trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng và duy trì thanh khoản.

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cũng băn khoăn về việc các TCTD phải đối diện với nợ xấu tiềm ẩn rủi ro trong bối cảnh Nghị quyết 42 hết hiệu lực, công tác thu hồi nợ xấu gặp nhiều khó khăn, nhiều khách hàng thiếu hợp tác, TCTD không được quyền thu giữ tài sản, cá biệt có khách hàng cố tình không trả nợ… làm ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.

Về phía cơ quan điều hành, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cũng chia sẻ nợ xấu đã xử lý được một bước quan trọng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các TCTD. Nợ xấu hiện đang tập trung chủ yếu ở các TCTD yếu kém, tuy nhiên chưa thể xử lý nhanh được do nhiều khoản nợ liên quan đến vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh và khả năng trích lập dự phòng rủi ro của TCTD còn nhiều hạn chế. Còn thiếu các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia xử lý TSBĐ và mua bán nợ xấu; thị trường mua bán nợ chưa thực sự phát triển.

Các ngân hàng luôn đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh
Giải pháp toàn diện để xử lý nợ xấu hiệu quả

Ở góc độ ngân hàng, Tổng giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng cũng bày tỏ lo lắng đối với vấn đề xử lý nợ xấu, dù đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nhưng nợ xấu vẫn có xu hướng tăng trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và gần đây là tác động của cơn bão số 3. Điều này khiến việc thực hiện mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu, nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu xuống dưới 3% gặp rất nhiều thách thức. Theo đó, Agribank mong muốn Chính phủ và các cấp có thẩm quyền tạo cơ chế, quy định phù hợp về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, hỗ trợ các TCTD về cơ sở pháp lý để xử lý các vướng mắc trong công tác xử lý tài sản để thu hồi tối đa nợ xấu phát sinh.

Để xử lý hiệu quả và kiểm soát nợ xấu trong thời gian tới, ông Nguyễn Quang Huy đề xuất một số giải pháp toàn diện. Đó là các ngân hàng cần nâng cao tiêu chí xét duyệt khoản vay, dựa trên phân tích toàn diện năng lực tài chính và dòng tiền của khách hàng. Việc đảm bảo chất lượng tín dụng ngay từ đầu là yếu tố then chốt để giảm thiểu nguy cơ nợ xấu trong tương lai. Việc đảm bảo chất lượng tín dụng từ đầu là yếu tố cốt lõi để ngăn ngừa nợ xấu. Đồng thời, ngân hàng nên ứng dụng công nghệ hiện đại như Big Data và trí tuệ nhân tạo (AI) để nhận diện sớm các khoản vay tiềm ẩn rủi ro, từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, ngân hàng cần tham gia sâu hơn vào quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, hỗ trợ khách hàng hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đưa các khoản nợ trở lại nhóm đủ tiêu chuẩn không chỉ giảm áp lực tài chính mà còn giúp duy trì mối quan hệ đối tác lâu dài. “Thay vì chỉ là “nhà cho vay”, các ngân hàng nên trở thành đối tác chiến lược, cung cấp các gói giải pháp tư vấn toàn diện cho doanh nghiệp, từ phân tích cơ hội đầu tư đến quản trị rủi ro và tối ưu hóa dòng tiền. Mặt khác, ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng là một cách tạo dòng tiền ổn định, giảm nguy cơ nợ xấu phát sinh”, ông Huy khuyến nghị.

Đặc biệt, Việt Nam cần xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường mua bán nợ. Điều này không chỉ tăng tính thanh khoản mà còn giảm áp lực xử lý nợ cho các ngân hàng. Việc cung cấp thông tin minh bạch về tài sản đảm bảo và các khoản nợ xấu, giúp thị trường hoạt động hiệu quả và tăng niềm tin từ các nhà đầu tư. “Với các giải pháp toàn diện và đồng bộ, ngành Ngân hàng hoàn toàn có thể vượt qua thách thức hiện tại, không chỉ kiểm soát được nợ xấu mà còn thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững của hệ thống tài chính quốc gia”, ông Nguyễn Quang Huy kỳ vọng.

Định hướng giải pháp đối với vấn đề nợ xấu, NHNN cho biết, thời gian tới sẽ thể chế hóa một số quy định và xây dựng kế hoạch tổng thể để đảm bảo thực hiện được các giải pháp, mục tiêu của Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”. Bên cạnh đó, tập trung thực hiện phương án xử lý các TCTD yếu kém, triển khai cơ cấu lại các NHTM được kiểm soát đặc biệt theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền; Đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.

Để tạo thuận lợi hơn nữa trong việc xử lý nợ xấu, NHNN đề xuất luật hóa một số quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 trong việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các TCTD, tổ chức mua bán nợ. “Chính phủ cho tiếp tục luật hóa những nội dung quy định tại Nghị quyết 42 của Quốc hội nhằm tháo gỡ khó khăn cho các TCTD trong công tác thu hồi nợ cũng như mua bán và xử lý nợ xấu. Bộ Tư pháp và Tòa án Nhân dân tối cao xem xét rà soát Bộ Luật dân sự 2015, Luật Phá sản 2014 để sửa đổi, bổ sung theo hướng nâng cao trách nhiệm dân sự đối với người đi vay và cho phá sản với các doanh nghiệp yếu kém không còn khả năng phục hồi, giảm gánh nặng cho nền kinh tế”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú kiến nghị.

Xử lý nợ xấu không chỉ là bài toán nội tại của các ngân hàng mà còn đòi hỏi sự hỗ trợ từ Chính phủ và các cơ quan chức năng. Luật hóa Nghị quyết 42, hoàn thiện các quy định pháp luật và thúc đẩy thị trường mua bán nợ là những bước đi cấp thiết để đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính quốc gia.

  • Vietcombank An Giang ký kết thỏa thuận hợp tác với Viettel An Giang

    Vietcombank An Giang ký kết thỏa thuận hợp tác với Viettel An Giang

    Ngày 17/3/2025, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh An Giang (Vietcombank An Giang) và chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội tại An Giang (Viettel An Giang) đã chính thức tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác.

  • Nam A Bank ra mắt 2 tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói

    Nam A Bank ra mắt 2 tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói

    Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) vừa triển khai tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói Happy Voice trên Open Banking và thông báo qua thiết bị Loa Thần tài Happy Box, giúp khách hàng nhận thông tin số dư trong tài khoản thay đổi tức thì mà không cần mở ứng dụng hoặc đọc thông báo trên màn hình điện thoại.

  • VietABank hợp tác quỹ SMEDF cho doanh nghiệp vay lãi suất từ 1,2%/năm

    VietABank hợp tác quỹ SMEDF cho doanh nghiệp vay lãi suất từ 1,2%/năm

    Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa chính thức triển khai chương trình cho vay gián tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (quỹ SMEDF), với lãi suất cho vay ngắn hạn là 1,2%/năm, trung dài hạn là 4,4%/năm và hạn mức cho vay lên tới 80% tổng vốn đầu tư, giúp doanh nghiệp chủ động tài chính, mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh một cách hiệu quả.

  • Phó Tổng giám đốc VIB: "Khách hàng cần được giúp khai phóng tối đa sức mạnh dòng tiền"

    Phó Tổng giám đốc VIB: "Khách hàng cần được giúp khai phóng tối đa sức mạnh dòng tiền"

    Tài chính cá nhân không chỉ là câu chuyện của từng cá nhân, mà còn có tác động trực tiếp đến sự vận hành của nền kinh tế. Khi dòng tiền luôn chuyển động và được tối ưu hóa, không chỉ khách hàng hưởng lợi mà cả nền kinh tế cũng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

  • Sacombak thêm phương thức cập nhật sinh trắc học qua VNeID

    Sacombak thêm phương thức cập nhật sinh trắc học qua VNeID

    Ngày 12/03/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an đã ký kết hợp tác để triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID.

  • VNBA lấy ý kiến hội viên về dự thảo quy định, hướng dẫn thi hành Luật Dữ liệu

    VNBA lấy ý kiến hội viên về dự thảo quy định, hướng dẫn thi hành Luật Dữ liệu

    Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa có công văn gửi Tổng Giám đốc các tổ chức hội viên lấy ý kiến đối với dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Dữ liệu.

  • Sacombank tung gói 20.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi lãi suất từ 4%/năm

    Sacombank tung gói 20.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi lãi suất từ 4%/năm

    Từ nay đến hết ngày 30/6/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) triển khai gói 20.000 tỷ đồng cho cá nhân và doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh, mua, xây/sửa nhà, tiêu dùng phục vụ đời sống, với mức lãi suất cạnh tranh chỉ từ 4%/năm.

  • VNPT Media và Visa ký kết hợp tác chiến lược

    VNPT Media và Visa ký kết hợp tác chiến lược

    Vừa qua, Tổng công ty Truyền thông VNPT Media (Công ty mẹ của ứng dụng Ví điện tử VNPT Money) và Tổ chức thẻ Quốc tế Visa (Visa), đã ký kết hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy các giải pháp thanh toán kỹ thuật số và tăng cường tài chính toàn diện tại Việt Nam.

  • Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 2 tháng 3

    Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 2 tháng 3

    Chính sách thuế của Mỹ gây nhiều rủi ro với nền kinh tế toàn cầu; Tín dụng Trung Quốc tăng yếu nhất trong tháng 2/2025; Giá vàng thế giới tuần qua vượt lên đỉnh lịch sử. Trong nước, Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025: 6,8%-7%; Các ngân hàng chịu áp lực tăng vốn điều lệ để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế... Đây là những thông tin chính trong Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 2 tháng 3 /2025.

  • Bac A Bank ưu đãi cho khách vay kinh doanh và mua xe ô tô điện Vinfast

    Bac A Bank ưu đãi cho khách vay kinh doanh và mua xe ô tô điện Vinfast

    Từ nay đến hết ngày 23/08/2025, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) chính thức tặng nhiều ưu đãi tín dụng hấp dẫn, dành cho cả khách hàng doanh nghiệp mong muốn sở hữu xe ô tô điện Vinfast hoặc đại lý phân phối xe ô tô điện Vinfast. Chương trình áp dụng đến khi có thông báo mới tại hệ thống chi nhánh Bac A Bank trên toàn quốc.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay