Công nghệ thay đổi trải nghiệm thẻ như thế nào
15/11/2024 lúc 11:31 (GMT)

Công nghệ thay đổi trải nghiệm thẻ như thế nào

Sáng chủ nhật, Phương Anh, 30 tuổi, cùng chồng dậy sớm chạy bộ tại Phú Mỹ Hưng như thói quen. Trong trang phục thể thao năng động, cả hai không mang theo túi hay ví tiền, chỉ đeo chiếc đồng hồ thông minh. Sau buổi tập kéo dài hơn một tiếng, Phương Anh ghé quán, thưởng thức cà phê, ăn nhẹ trước khi về nhà. Khi thanh toán, runner này chạm nhẹ đồng hồ vào máy POS. Giao dịch được hoàn tất trong vài giây, vì thẻ tín dụng đã được tích hợp sẵn vào thiết bị đeo.

Trưa cùng ngày, gia đình cô ghé một nhà hàng Hàn Quốc gặp gỡ bạn bè. Bữa ăn hết gần 3 triệu đồng, nhưng nhờ thanh toán bằng thẻ tín dụng và chuyển danh mục cashback trên app, chủ thẻ được hoàn tiền đến hơn 300.000 đồng cho khoản chi.

Theo Phương Anh, những trải nghiệm với thẻ hiện tại khác hoàn toàn so với cách đây 5-7 năm. "Mọi thứ nhanh, tiện lợi nên thanh toán thẻ tín dụng trở thành thói quen của cả gia đình tôi", chủ thẻ nói.

Thẻ tín dụng tích hợp sẵn vào thiết bị đeo.
Thẻ tín dụng tích hợp sẵn vào thiết bị đeo.

Không riêng Phương Anh, hàng triệu người dùng ở Việt Nam đang sử dụng các loại thẻ ngân hàng cho nhiều giao dịch thường ngày trong cuộc sống, thay thế tiền mặt. Số lượng người mở mới liên tục tăng qua từng năm. Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 8 năm nay, số lượng thẻ đang lưu hành đạt hơn 156 triệu, tăng 10,58% so với cùng kỳ năm 2023. Số lượng giao dịch 8 tháng đầu năm đạt đến 1,58 tỷ.

Thẻ ngân hàng được dùng thường xuyên hơn nhờ liên tục được nâng cấp công nghệ để trở nên tiện lợi, thông minh. Vẫn giữ kích thước quen thuộc 8,5x5,5 cm nhưng bên trong mỗi sản phẩm hiện nay là tổng hợp của hàng chục tính năng và hệ thống xử lý phức tạp, chứa đựng năng lực công nghệ của các ngân hàng.

Là sản phẩm nhỏ bé, nhưng thẻ giữ vai trò quan trọng với hầu hết các ngân hàng vì tạo nên mối quan hệ gắn bó với người dùng. Phần lớn các đơn vị hiện nay đều tập trung để đầu tư công nghệ cho những dòng thẻ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đây là câu chuyện tất yếu ở thời điểm hiện tại, nhưng 5-6 năm trước lại ít đơn vị nhận ra và tạo nên sự khác biệt.

Người dùng sử dụng thẻ của VIB.
Người dùng sử dụng thẻ của VIB.

Trong hành trình đổi mới thị trường thẻ ở Việt Nam, VIB là một trong những ngân hàng nổi bật. Từ cuối năm 2018, đầu năm 2019, khi bắt đầu tái cấu trúc mảng thẻ tín dụng, đơn vị đã xác định mục tiêu chiến lược "dẫn đầu về công nghệ" là một trong ba trụ cột quan trọng, bên cạnh "dẫn đầu về trải nghiệm", "dẫn đầu về lợi ích". Ba trụ cột này kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau để hướng đến tầm nhìn lớn hơn - "ngân hàng dẫn đầu xu thế thẻ".

Chiến lược dẫn đầu về công nghệ

Theo VIB, công nghệ là xu hướng phát triển tất yếu của ngành tài chính. Lựa chọn dẫn đầu về công nghệ và triển khai chiến lược trên không dễ dàng, cần nguồn lực, chi phí lớn. Với định vị dẫn đầu xu thế thẻ, từ thời điểm tái cấu trúc, đơn vị liên tục dành nguồn lực để ứng dụng công nghệ nhằm mang lại trả nghiệm độc đáo, khác biệt và tăng cường năng lực cạnh tranh trong giai đoạn mới.

Dấu ấn đầu tiên của chiến lược đến vào đầu năm 2019 khi VIB đưa về thị trường Việt Nam giải pháp Smart Card tích hợp bộ ba công nghệ gồm thẻ điện tử Virtual Card, thanh toán không tiếp xúc Contactless, mã PIN điện tử Green PIN. Vitural Card cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch trực tuyến ngay lập tức bằng cách kích hoạt và truy vấn thông tin qua ứng dụng MyVIB, trước khi nhận thẻ vật lý. Green PIN cho phép nhận, thay đổi mã PIN lập tức thông qua ứng dụng, không cần chờ mã PIN giấy thường lệ. Contactless giúp thanh toán tiện lợi bằng cái chạm nhẹ vào máy POS.

VIB đưa về Việt Nam giải pháp Smart Card.
VIB đưa về Việt Nam giải pháp Smart Card.

Một năm sau, nhà băng tiếp tục nâng cấp trải nghiệm người dùng Việt khi ứng dụng Big Data và AI trong duyệt và cấp thẻ tín dụng. Với công nghệ này, người dùng ngay từ năm 2020 đã có thể được cấp thẻ tín dụng hoàn toàn trực tuyến và phê duyệt trong thời gian khoảng 15 phút, thay vì trung bình 5-7 ngày như trước đây. Đến nay, việc mở thẻ online phổ biến hơn. Hầu hết các ngân hàng lớn ở Việt Nam đều đã áp dụng tính năng này.

Bà Tường Nguyễn, Giám đốc khối thẻ VIB cho rằng những bước đi ban đầu này là táo bạo nhưng không phải là quyết định mạo hiểm. Toàn bộ quá trình đều được đầu tư bài bản, từ nghiên cứu giải pháp, lựa chọn nhà cung cấp công nghệ, đến điều chỉnh sản phẩm tương thích với hệ thống nội tại.

"Chúng tôi không đầu tư chỉ để tạo tiếng vang. Công nghệ tiên tiến nhất không có ý nghĩa nếu không tạo ra lợi ích, trải nghiệm cho người dùng", bà Tường nói.

Cũng theo vị lãnh đạo, dẫn đầu trong một vài công nghệ không thể khẳng định được vị thế và tầm nhìn về "ngân hàng dẫn đầu xu thế thẻ". Bền bỉ suốt 6 năm qua, nhà băng liên tục mang tiện ích mới cho chủ thẻ với tinh thần là luôn ở trong nhóm dẫn đầu Việt Nam về đổi mới các giải pháp.

Công nghệ Voice Biometric.
Công nghệ Voice Biometric.

Mỗi năm đơn vị mang vài công nghệ mới lên thẻ. 2023 là năm bùng nổ khi có tới 6 công nghệ được ngân hàng ứng dụng, nâng cao từng trải nghiệm nhỏ. Những đổi mới này bao gồm tích hợp thẻ thanh toán quốc tế và thẻ tín dụng trên cùng một chip, một phôi của Visa; ứng dụng công nghệ nhận diện khách hàng dựa trên giọng nói; thẻ nhúng công nghệ thực tế ảo (VR) (AR)...

"Nhiều người dùng chờ đợi những trải nghiệm mới và xem sản phẩm của VIB như "chiếc thẻ đến từ tương lai", luôn tạo ra xu hướng mới, bất ngờ và thú vị", đại diện ngân hàng nói.

Các cột mốc ứng dụng công nghệ thẻ của VIB.
Các cột mốc ứng dụng công nghệ thẻ của VIB.
Nâng cấp trải nghiệm Nhanh - Tiện - An toàn

Việc ứng dụng công nghệ vào thẻ VIB không diễn ra riêng lẻ, ngược lại được triển khai đồng bộ và liền mạch nhằm tạo trải nghiệm nhanh - tiện - an toàn cho người dùng. Các công nghệ hiện đại được kết nối chặt chẽ, giúp tối ưu hóa từng bước trong hành trình trải nghiệm từ lúc mở, kích hoạt, đến sử dụng.

Đầu tiên, với sự nhanh chóng, ngân hàng áp dụng quy trình mở thẻ tín dụng online thông qua eKYC và chấm điểm tín dụng dựa trên Big Data, cho phép hoàn tất đăng ký và sử dụng thẻ ảo trong 15-30 phút. Thời gian còn ngắn hơn nữa khi VIB là ngân hàng đầu tiên được sử dụng thông tin từ hệ thống định danh và xác thực điện tử do công dân đồng ý chia sẻ để mở thẻ tín dụng trực tuyến trên ứng dụng VneID.

Tính năng thanh toán không cần tiếp xúc.
Tính năng thanh toán không cần tiếp xúc.

Trong quá trình sử dụng, tính năng thanh toán không tiếp xúc (Contactless) cho phép người dùng chỉ cần chạm nhẹ thẻ hoặc thậm chí không cần thẻ mà bằng điện thoại (Google Pay, Apple Pay, Garmin Pay và Samsung Pay) là có thể thanh toán không cần quẹt thẻ, ký tên hay nhập mã PIN.

Tiện lợi cũng là yếu tố then chốt được ngân hàng liên tục cải tiến. Chẳng hạn, việc tích hợp các tính năng như thẻ thanh toán quốc tế và thẻ tín dụng trên cùng một chip hoặc cùng một thẻ giúp người dùng có thể sử dụng một cách linh hoạt và tiện lợi trong mọi giao dịch, kể cả quốc tế hay nội địa. Ngân hàng còn ứng dụng các công nghệ cá nhân hóa cho phép người dùng được tự "sản xuất" ra chiếc thẻ mang dấu ấn riêng, từ khâu thiết kế hình ảnh đến lựa chọn tính năng hoàn tiền, sao kê...

Thẻ VIB ứng dụng nhiều công nghệ an toàn, bảo mật.
Thẻ VIB ứng dụng nhiều công nghệ an toàn, bảo mật.

Cuối cùng là yếu tố An toàn. Tại VIB, khi triển khai các giải pháp công nghệ cho thẻ, yếu tố an ninh, an toàn thông tin, tài sản là quan tâm hàng đầu. Để tăng cường hệ thống, đơn vị dùng công nghệ eKYC hoặc thông qua kết nối VNeiD giúp nhận diện khách hàng chính xác từ khâu mở thẻ, giảm thiểu rủi ro lừa đảo. Nhà băng còn vận hành các giải pháp bảo mật như mã PIN điện tử Green PIN, 3D Secure cho pháp xác thực giao dịch qua OTP. xác thực giọng nói và các hệ thống bảo mật đa lớp, giúp bảo vệ thông tin khách hàng ở mức tối đa.

AI - đường đua mới

Năm 2024, AI trở thành từ khóa quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Riêng với tài chính ngân hàng, bà Tường Nguyễn nhận định công nghệ này sẽ đóng vai trò then chốt trong định hình và phát triển các dịch vụ thẻ hiện đại.

AI là công cụ hỗ trợ giúp các ngân hàng tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, nâng cao tính cá nhân hóa và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Trí tuệ nhân tạo có thể phân tích và xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ, từ đó giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về hành vi, sở thích, và nhu cầu của từng khách hàng và phát triển các sản phẩm thẻ phù hợp cho từng đối tượng. Điều này đặc biệt quan trọng khi phần lớn đơn vị hướng đến cá nhân hoá sản phẩm trên tệp khách hàng khổng lồ và tăng trưởng nhanh.

Công nghệ AI

Tại VIB, AI đã bắt đầu được ứng dụng để phân tích dữ liệu nhiều năm qua và được đánh giá sẽ là cuộc đua chủ lực trong giai đoạn tiếp theo. Hiện nay, đơn vị đã ứng dụng AI để cá nhân hóa dịch vụ thẻ như tùy chỉnh chính sách giá và ưu đãi dành cho khách hàng. Gần nhất là tính năng thiết kế thẻ với ảnh cá nhân nhờ AI tạo sinh. Với tính năng này, khách hàng có thể tự do lựa chọn mẫu thiết kế, tạo nên một sản phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân. Trong 20 ngày đầu ra mắt, VIB đã đạt gần 20.000 thiết kế thẻ cá nhân hóa thành công. Cá nhân hóa thẻ tín dụng đang giúp ngân hàng tạo sự khác biệt trên thị trường đồng thời khẳng định cam kết trong việc đặt khách hàng làm trung tâm của mọi cải tiến công nghệ.

Thiết kế thẻ với ảnh cá nhân nhờ AI tạo sinh.
Thiết kế thẻ với ảnh cá nhân nhờ AI tạo sinh.

Giám đốc Khối thẻ VIB nhận định, trong tương lai, ứng dụng AI không dừng lại ở việc cá nhân hóa hay phân tích dữ liệu, mà mở ra tiềm năng cho các dịch vụ thông minh hơn như tự động gợi ý các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu tài chính cá nhân. Các giao dịch qua thẻ cũng được tự động phân tích để nhận diện thói quen chi tiêu, cảnh báo sớm bất thường, đồng thời đưa ra những đề xuất chi tiêu hợp lý, hỗ trợ khách hàng quản lý tài chính một cách hiệu quả và an toàn hơn.

Nhìn lại hành trình đã qua, lãnh đạo VIB cho biết trải nghiệm với các sản phẩm thẻ liên tục đạt đến tầm cao mới. Trước đây, các ngân hàng đơn thuần cung cấp sản phẩm sẵn có, thì nay chuyển sang tư duy lấy khách hàng làm trung tâm, tập trung đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Trong tương lai, ngành ngân hàng thậm chí có thể mang đến những sản phẩm với tiện ích vượt xa mong đợi ban đầu của khách hàng nhờ "cách mạng về công nghệ".

Số lượng thẻ lưu hành và tổng chi tiêu thẻ VIB qua từng năm.
Số lượng thẻ lưu hành và tổng chi tiêu thẻ VIB qua từng năm.

Tính đến hết tháng 9/2024, VIB đang lưu hành 800.000 thẻ, gấp 9 lần thời điểm tái cấu trúc. Giai đoạn 2018-2023, chi tiêu của khách hàng qua thẻ tín dụng VIB tăng trưởng hơn 11 lần, đạt mốc 4 tỷ USD trong năm 2023, giữ top đầu thị phần Mastercard tại Việt Nam. Đơn vị còn nhận loạt giải thưởng như "Ngân hàng đầu tiên ứng dụng công nghệ AR vào thẻ tín dụng tại Việt Nam" từ Visa và "Đột phá số hóa thẻ tín dụng" từ Mastercard.

Thẻ VIB

Nguồn: vnexpress