tín dụng
Khách hàng giao dịch tại chi nhánh Co-opBank

Trong suốt hành trình ấy, tín dụng bền vững đã trở thành kim chỉ nam, giúp Co-opBank không ngừng phát triển, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự ổn định kinh tế - xã hội, đặc biệt tại khu vực nông thôn.

Tín dụng bền vững - Động lực phát triển kinh tế

Tín dụng bền vững không chỉ đơn thuần là việc cung cấp vốn mà còn thể hiện cam kết trong việc hỗ trợ khách hàng và tạo ra giá trị cho xã hội. Trong suốt 30 năm hoạt động, Co-opBank đã phát huy tốt vai trò điều hòa vốn, đảm bảo nguồn tài chính ổn định cho gần 1.200 quỹ tín dụng nhân dân trên cả nước. Là ngân hàng của các quỹ tín dụng nhân dân, Co-opBank còn đóng vai trò tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực quản trị giúp các quỹ tín dụng nhân dân hoạt động hiệu quả hơn và mở rộng khả năng tiếp cận tài chính cho hàng triệu thành viên.

Với mục tiêu tín dụng an toàn và bền vững, Co-opBank luôn ưu tiên cấp vốn cho các ngành nghề thiết yếu theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Co-opBank luôn dành hơn 60% tổng dư nợ để hỗ trợ lĩnh vực này, góp phần xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh đó, Co-opBank không ngừng mở rộng sản phẩm tín dụng, triển khai các chương trình cho vay hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng của khách hàng, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, Co-opBank luôn thể hiện trách nhiệm hỗ trợ cộng đồng qua việc chủ động áp dụng các biện pháp, chính sách tín dụng kịp thời đối với khách hàng gặp khó khăn do các nguyên nhân bất khả kháng. Các chính sách như: cơ cấu nợ, cho vay mới, giảm lãi suất đã giúp khách hàng vượt qua khó khăn tài chính, phục hồi sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống.

Chất lượng tín dụng - Nền tảng của sự phát triển

Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng, nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát rủi ro luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của Co-opBank. Để đạt được mục tiêu này, Co-opBank đã triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả cho vay, giảm thiểu rủi ro và cải tiến quy trình quản lý tín dụng:

Trước tiên, Co-opbank tập trung vào việc hoàn thiện hệ thống quy định và quy trình nghiệp vụ để đảm bảo tính minh bạch, an toàn và tuân thủ các quy định của pháp luật. Đồng thời, Co-opBank thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn và đào tạo nghiệp vụ, giúp đội ngũ cán bộ nắm vững các quy định, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, nâng cao chất lượng công tác tín dụng và phát triển nguồn nhân lực.

Co-opbank đặc biệt chú trọng đến việc rà soát và đánh giá chất lượng từng khoản nợ, theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Hơn nữa, Co-opBank giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình cấp tín dụng, từ trước, trong đến sau khi cho vay, nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro và kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu, đồng thời chủ động xử lý các vấn đề phát sinh.

Bên cạnh đó, Co-opBank không ngừng đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình nghiệp vụ, đặc biệt trong quản lý tín dụng và xử lý nợ xấu. Một trong những bước tiến quan trọng trong công tác quản lý tín dụng của Co-opBank là việc triển khai hệ thống phân loại nợ tự động. Hệ thống này giúp phản ánh chính xác, kịp thời chất lượng nợ, tình trạng nợ xấu và nợ chậm trả, từ đó tạo điều kiện để các chi nhánh chủ động đôn đốc và xử lý nợ. Nhờ đó, công tác giám sát và quản lý rủi ro trở nên hiệu quả hơn, cho phép Co-opBank chủ động hơn trong công tác điều hành, góp phần tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp và quyết liệt trong công tác thu hồi, xử lý nợ xấu, Co-opBank đã kiểm soát hiệu quả chất lượng tín dụng, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng hiện nay xuống dưới 0,5%. Thành công này không chỉ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngân hàng trong những năm tiếp theo.

Định hướng phát triển tín dụng bền vững trong tương lai

Co-opBank kiên định với định hướng phát triển tín dụng bền vững, xác định đây là trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển trong tương lai. Co-opBank tiếp tục đồng hành cùng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trong mọi hoạt động, đặc biệt là tích cực hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ, giúp các quỹ tín dụng nhân dân từng bước hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, Co-opBank tiếp tục nghiên cứu và phát triển các chính sách, sản phẩm nhằm tăng cường sự liên kết trong hệ thống và đảm bảo hài hòa lợi ích các bên.

Co-opbank đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách đẩy mạnh dòng vốn vào các lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng bền vững, thân thiện với môi trường, đem lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng và tác động tích cực đến nền kinh tế. Đồng thời, Co-opBank sẽ nghiên cứu triển khai các sản phẩm tín dụng linh hoạt, thiết thực hơn, phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng, từng mô hình sản xuất và điều kiện kinh tế địa phương.

Không chỉ vậy, Co-opBank chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc hoàn thiện chính sách, xây dựng hệ thống giám sát và nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro. Co-opBank sẽ tập trung vào việc nghiên cứu, xây dựng các mô hình quản trị tín dụng, quản trị rủi ro tiên tiến và đẩy mạnh áp dụng công nghệ, giúp giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa năng suất lao động và nâng cao hiệu quả quản lý.

30 năm qua, Co-opBank đã từng bước khẳng định vị thế là trụ cột của hệ thống tài chính hợp tác, không ngừng cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động. Chặng đường phía trước sẽ còn nhiều cơ hội và thách thức, nhưng với định hướng tín dụng bền vững và cam kết song hành cùng chất lượng, Co-opBank sẽ tiếp tục vững bước vươn xa và gia tăng giá trị đóng góp cho nền kinh tế.

Khối Khách hàng Doanh nghiệp và cá nhân