Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện giảm lãi suất, giảm phí dịch vụ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến 30/11/2021 của 16 ngân hàng là khoảng 18.095 tỷ đồng, đạt 87,78% so với cam kết.

Trong đó, các ngân hàng thương mại Nhà nước đi tiên phong và dẫn đầu về tổng số tiền lãi giảm.Cụ thể:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 5.176 tỷ đồng (đạt 90,8% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,41 triệu tỷ đồng cho gần 3,75 triệu khách hàng.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 3.822 tỷ đồng (đạt 95,56% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,24 triệu tỷ đồng cho 236.864 khách hàng.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 3.382 tỷ đồng (đạt 93,94% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,31 triệu tỷ đồng cho 437.981 khách hàng.

Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietcombank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 2.019 tỷ đồng (đạt 112,17% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,99 triệu tỷ đồng cho 834.397 khách hàng.

Ngân hàng Quân đội (MB): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 612 tỷ đồng (đạt 40,94% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 120.862 tỷ đồng cho 104.359 khách hàng.

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 357 tỷ đồng (đạt 104,09% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 137.950 tỷ đồng cho 37.248 khách hàng.

Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 440 tỷ đồng (đạt 44% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 84.151 tỷ đồng cho 2.222 khách hàng.

Ngân hàng Á Châu (ACB): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là592 tỷ đồng (đạt 84,57% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 252.805 tỷ đồng cho 120.113 khách hàng.

Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 478 tỷ đồng (đạt 79,65% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 190.164 tỷ đồng cho 267.724 khách hàng.

Ngân hàng Tiên Phong (TPBank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 221 tỷ đồng (đạt 100,85% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 39.197 tỷ đồng cho 26.981 khách hàng.

Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 285 tỷ đồng (đạt 63,34% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 94.124 tỷ đồng cho 62.167 khách hàng.

Ngân hàng Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDBank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 199 tỷ đồng (đạt 48,46% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 48.998 tỷ đồng cho 17.607 khách hàng.

Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 155 tỷ đồng (đạt 310% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 48.175 tỷ đồng cho 3.936 khách hàng.

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 128,75 tỷ đồng (đạt 85,84% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 44.770 tỷ đồng cho 7.197 khách hàng.

Ngân hàng Đông Nam Á (DongABank): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 193 tỷ đồng (đạt 345,23% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 51.341 tỷ đồng cho 42.043 khách hàng.

Ngân hàng Quốc tế (VIB): Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 35 tỷ đồng (đạt 87,06% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 10.945 tỷ đồng cho 8.743 khách hàng.