Năm 2020, nhiều quốc gia tại Đông Á và Thái Bình Dương (EAP) đã thành công trong việc kiểm soát dịch COVID-19 và hoạt động kinh tế nhanh chóng hồi sinh trong khi các khu vực khác phải vật lộn với đại dịch và suy thoái kinh tế. Nhưng sang năm 2021, EAP đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến thể COVID-19 Delta trong khi nhiều nền kinh tế phát triển đang trên con đường phục hồi kinh tế.
COVID-19 đã thay đổi hoàn toàn cách vận hành và làm việc của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Đối với ngành tài chính - ngân hàng, một làn sóng chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra một cách mạnh mẽ.
Trong khi nguy cơ nợ xấu tăng cao thời gian tới, công tác thu hồi nợ xấu thời gian gần đây của các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn khi rao bán tài sản đảm bảo mãi không thành.Có tài sản đảm bảo đã rao bán tới lần thứ 42 vẫn chưa thành công. Trong khi đó, một khoản nợ khác chỉ trong 1 tháng đã giảm giá khởi điểm tới một nửa.
TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết, bản thân các ngân hàng cũng là doanh nghiệp, cũng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng phải dùng lợi nhuận của chính mình để chia sẻ với doanh nghiệp. Tuy nhiên, dư địa để hỗ trợ DN của các ngân hàng đã gần cạn kiệt, vì vậy chính sách cần thay đổi để việc hỗ trợ được dài và hiệu quả hơn.
Ngày 02/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ đã tiến hành phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021, thảo luận công tác phòng chống dịch COVID-19; tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2021, các giải pháp trọng tâm trong những tháng cuối năm 2021.
Đây là năm thứ sáu liên tiếp, Quỹ Bảo hiểm tiền gửi và Chi trả Pháp (Fonds de Garantie des Dépôts et de Résolution-FGDR) đã khảo sát đánh giánhận thức của người dân về bảo hiểm tiền gửi. Cuộc khảo sát do công ty nghiên cứu thị trường Harris Interactive thực hiện vào cuối tháng 5/2021, bao gồm đánh giá nhận thức về các loại hình tiền gửi được bảo hiểm, hạn mứcbảo hiểm tiền gửi và thời gian chi trả.
Đầu tháng 8/2021, Ngân hàng Trung ương Nigeria (CBN) đã ban hành các hướng dẫn mới đối với đơn vị điều hành dịch vụ thanh toán di động (Mobile Money Operator - MMO) tại nước này.
Nhằm đối phó với những tác động của đại dịch COVID-19, Việt Nam đã sớm đưa ra 4 gói hỗ trợ, tổng giá trị công bố khoảng 1,1 triệu tỷ đồng. TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia đã có đánh giá về các gói hỗ trợ và đề xuất 7 kiến nghị.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối quý 2 năm nay, số tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân tại hệ thống tổ chức tín dụng đã lên tới hơn 107,4 triệu tài khoản, tăng hơn 3,2 triệu tài khoản so với quý 1 và tăng xấp xỉ 7 triệu tài khoản so với cuối năm 2020. Đây là các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn đang hoạt động của cá nhân mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng, vì vậy không có gì lạ khi con số này cao hơn cả dân số Việt Nam, do có người mở tới 2-3 tài khoản khác nhau tại ngân hàng.
Tại báo cáo Triển vọng tăng trưởng châu Á (ADO) năm 2021 cập nhật tháng 9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 của khu vực châu Á đang phát triển xuống còn 7,1% từ mức 7,3% so với dự báo đưa ra tại ADO hồi tháng 4/2021 do những lo ngại về dịch COVID-19.