ADB hạ dự báo triển vọng tăng trưởng năm 2021 của châu Á đang phát triển

Thứ năm, 30 Tháng 9 2021 06:37

Tại báo cáo Triển vọng tăng trưởng châu Á (ADO) năm 2021 cập nhật tháng 9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 của khu vực châu Á đang phát triển xuống còn 7,1% từ mức 7,3% so với dự báo đưa ra tại ADO hồi tháng 4/2021 do những lo ngại về dịch COVID-19.

ADB cũng điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2021 là 3,8% và năm 2022 là 6,5%.

Theo nhận định của ADB, đại dịch COVID-19 tiếp tục phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế của châu Á đang phát triển. Mặc dù nhu cầu cho xuất khẩu tăng trở lại và sự phục hồi của nhu cầu thế giới, các đợt bùng phát COVID-19 mới từ tháng 7 đang làm chậm đà tăng trưởng ở một số tiểu vùng trong khu vực. Sự phục hồi trở nên yếu hơn tại các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi làn sóng lây lan mới và những nền kinh tế phụ thuộc vào một số ngành công nghiệp chủ chốt có sức cầu yếu như du lịch. Nhìn chung, mức độ tiêm chủng trong khu vực vẫn tương đối thấp và không đồng đều. Cải thiện tiêm chủng và nâng cao chăm sóc y tế chuẩn bị sẵn sàng trong việc ứng phó COVID-19 là những yếu tố cơ bản sẽ giúp cải thiện đáng kể triển vọng phục hồi kinh tế nhanh hơn.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế phát triển sẽ tiếp tục hỗ trợ sự phục hồi trong thương mại toàn cầu. Việc triển khai tiêm chủng nhanh chóng ở những nền kinh tế này đã làm giảm tỷ lệ các ca mắc bệnh nghiêm trọng, nhập viện và tử vong trong suốt quá trình tái bùng phát của COVID-19. Tính đến 31/8, tỷ lệ các ca tử vong do COVID-19 đã giảm 1,0% ở Mỹ, 0,6% ở khu vực đồng euro và 0,3% ở Nhật Bản. Do đó, các biện pháp ngăn chặn đã không bị thắt chặt đáng kể, mặc dù các ca nhiễm COVID-19 vẫn gia tăng hàng ngày. GDP tại ba nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh ở mức 5,0% trong năm 2021, giảm nhẹ so với mức dự báo 5,3% trước đó do tăng trưởng quý II ở Hoa Kỳ chậm hơn dự kiến. Tăng trưởng năm 2022 tại Hoa Kỳ, khu vực đồng euro và Nhật Bản sẽ vẫn ổn định với GDP dự báo tăng trung bình 3,9%.

Sự phục hồi của châu Á đang phát triển dự kiến sẽ chậm hơn một chút so với dự báo của ADO 2021 đưa ra hồi tháng 4. ADB điều chỉnh triển vọng tăng trưởng cả năm của khu vực sẽở mức 7,1% trong năm nay, giảm nhẹ sửa đổi so với dự báo trước đó là 7,3%. Đặc điểm chung của khu vực trong năm nay là tăng trưởng chậm hơn dự kiến ở Nam Á vàĐông Nam Á, giảm nhẹở Thái Bình Dương và phục hồi nhanh hơn ởĐông và Trung Á. Triển vọng tăng trưởng 2022 của khu vực được cho là sáng sủa hơn cùng với dự báo tăng trưởng cao hơn cho Nam Á.

Các quỹ đạo tăng trưởng khác nhau đang định hình sự phục hồi của khu vực. Dự báo tăng trưởng GDP được điều chỉnh tăng ở Đông Á và Trung Á, và giảm ở phần còn lại của châu Á đang phát triển. Tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế phát triển sẽ tiếp tục đem lại lợi ích cho các nền kinh tế đang phát triển theo hướng xuất khẩu của Châu Á. Trong nhóm này, dự báo tăng trưởng được điều chỉnh tăng cho những nền kinh tế đã kiềm chế được COVID-19. Ví dụ: các đơn đặt hàng xuất khẩu mạnh tại Hàn Quốc, Singapore, Đài Bắc (Trung Quốc) và CHND Trung Hoa cho thấy xuất khẩu từ các nền kinh tế này sẽ vẫn ở mức cao trong những tháng tới, giúp hỗ trợ tăng trưởng chung.

Ngược lại, các nền kinh tế nơi làn sóng lây nhiễm mới tăng vọt sau khi quý đầu tiên của năm nay - nhiều trong số đó đang làm chậm tiến bộ trong các chiến dịch tiêm chủng- dự báo được điều chỉnh giảm. Các đơn hàng xuất khẩu yếu tại Đông Nam Á - không bao gồm Singapore - trong tháng 7 và 8 cho thấy xuất khẩu từ tiểu vùng tiếp tục ở mức vừa phải. Đối với Ấn Độ, dự báo được điều chỉnh giảm do bị ảnh hưởng bởi một làn sóng COVID-19 mới, nhưng các đơn hàng xuất khẩu lành mạnh cho thấy sức cầu mạnh mẽ từ bên ngoài làm giảm bớt các tác động.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng phục hồi nhưng tăng trưởng khu vực trong năm 2021 - 2022 vẫn sẽ thấp hơn xu hướng trước đại dịch. GDP của khu vực châu Á đang phát triển sẽ vẫn thấp hơn 2,5% so với xu hướng trước đại dịch vào cuối năm sau. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa các tiểu vùng và các nền kinh tế. Với sự phục hồi mạnh mẽ của Trung Quốc và các nền kinh tế công nghiệp mới, GDP của Đông Á năm 2022 được dự báo chỉ thấp hơn 0,7% so với xu hướng trước đại dịch. Sự chênh lệch lớn hơn đối với các tiểu vùng khác, trong đó lớn nhất là Đông Nam Á với mức 8,6%. Sự phục hồi của tiểu vùng này tiếp tục bị hạn chế bởi các ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến, dẫn đến việc các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt được áp dụng trở lại tại một số nền kinh tế.

Các mô hình phục hồi trên khắp châu Á đang phát triển vẫn còn về chất lượng tương tự như dự báo của ADO 2021. Trung Á và Đông Nam Á được dự báo tăng trung bình trong năm 2021 và tăng tốc vào năm 2022. Đông Á sẽ phục hồi mạnh hơn trong năm nay so với dự báo trước đó, trong khi Nam Á dự kiến sẽ chậm phục hồi hơn do triển vọng kém lạc quan của Ấn Độ. Thái Bình Dương sẽ chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng tích cực vào năm 2022, do tiểu vùng này được dự báo một lần nữa tăng trưởng âm trong năm nay.

Đông Á tiếp tục có sự phục hồi kinh tế nhanh chóng với tăng trưởng được dự báo đạt 7,6% năm 2021 và 5,1% vào năm 2022. Tăng trưởng trong năm nay sẽ được hỗ trợ chủ yếu bởi phục hồi cầu thế giới và việc ngăn chặn COVD-19 hiệu quả. Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ đã thúc đẩy tăng trưởng trong Hồng Kông (Trung Quốc); Hàn Quốc; Đài Bắc (Trung Quốc) và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục trong phần còn lại của năm nay. Việc triển khai tiêm vắc xin nhanh chóng tại một số nền kinh tế trong tiểu vùng đã giúp ngăn chặn làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới, tạo điều kiện cho bình thường hóa các hoạt động kinh tế.

Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mặc dù tiêu dùng hộ gia đình phục hồi chậm hơn. Dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc không thay đổi ở mức 8,1% năm 2021 và 5,5% năm 2022, khi hoạt động xuất khẩu ổn định và hỗ trợ tài khóa cao hơn trong nửa cuối năm 2021. Mặc dù số ca nhiễm mới COVID-19 tăng nhưng tiêu dùng tiếp tục từng bước hồi phục, được thúc đẩy bởi những tiến triển trên thị trường việc làm và niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện. Xuất khẩu và đầu tư ròng cũng được dự báo tăng trong năm nay giúp hỗ trợ sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Dự báo tăng trưởng cho Ấn Độ trong năm tài chính 2021 (kết thúc vào ngày 30/9/2021) được điều chỉnh giảm, do ảnh hưởng của việc các ca COVID-19 tăng đột biến trong tháng 5 đã làm giảm nghiêm trọng phục hồi. Tuy nhiên, sự bùng phát dịch bệnh đã được kiểm soát nhanh hơn so với dự đoán, một số nơi nới lỏng các biện pháp phong tỏa và đang cho phép di chuyển bình thường trở lại. Nền kinh tế Ấn Độ do đó được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ trong phần còn lại của năm tài chính 2021 và đạt tăng trưởng 10,0% cho cả năm tài chính 2021 trước khi giảm xuống 7,5% vào năm tài chính 2022. Do tiêu dùng phục hồi chậm nên chi tiêu chính phủ và xuất khẩu sẽ đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng của năm tài chính 2021 so với năm tài chính trước đó.

Triển vọng tăng trưởng có sự khác biệt giữa các nền kinh tế trên khắp Nam Á. Dự kiến tăng trưởng của tiểu vùng sẽ chậm hơn trong năm nay so với dự báo hồi tháng 4/2021 của ADB, nhưng nhanh hơn trong năm 2022. Báo cáo cập nhật của ADB cũng điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng năm 2021 đối với Bangladesh và Nepal do cả hai nền kinh tế này đều đang vật lộn với sự tái bùng phát các ca COVID-19. Trong khi đó, triển vọng của Maldives được cho là khả quan hơn nhờ du lịch quốc tế thuận lợi, tương tự, Pakistan cũng được dự báo tăng nhờ việc xử lý tốt hơn đại dịch và các gói kích thích kinh tế của chính phủ phát huy hiệu quả. Các nền kinh tế khác của tiểu vùng này đang trên đà phát triển đạt được các mục tiêu như dự báo của ADO 2021.

Khu vực Đông Nam Á sẽ phục hồi với tốc độ chậm hơn nhiều so với dự kiến trước đó. Tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn được dự báo ở 9 trong số 11 nền kinh tế của tiểu vùng, đưa triển vọng tăng trưởng chung cả năm 2021 giảm xuống 3,1% và năm 2020 giảm còn 5,0% so với các dự báo tương ứng trước đó là 4,4% và 5,1%. Các làn sóng tái bùng phát của COVID-19 trong tiểu vùng gây ra những ảnh hưởng nặng nề đối với việc đi lại ở Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Đông Timor và Việt Nam. Các nền kinh tế này đều bị giảm dự báo tăng trưởng so với ADO 2021 công bố hồi tháng 4. Tăng trưởng của Myanmar sẽ chậm lại trên tất cả các lĩnh vực. Trong khi, dự báo tăng trưởng không thay đổi đối với Philippines và được nâng lên đối với Singapore - nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao - và sẽ tiếp tục giúp nền kinh tế được hưởng lợi từ sự gia tăng nhu cầu toàn cầu.

Trung Á được dự báo sẽ phục hồi tốt hơn mong đợi với hoạt động kinh tế tăng mạnh mẽ nửa đầu năm, trong bối cảnh giá cả hàng hóa tiếp tục có sự hồi phục. Nhờ đó, dự báo tăng trưởng của tiểu vùng năm 2021 được điều chỉnh lên 4,1% và đạt 4,2% năm 2022 so các với dự báo trước đó là 3,4% năm 2021 và 4,0% năm 2022. Triển vọng tăng trưởng đã được cải thiện ở năm trong số tám nền kinh tế của tiểu vùng là Armenia, Azerbaijan, Georgia, Kazakhstan và Uzbekistan. Tuy nhiên, một số nền kinh tế đã phải hứng chịu một làn sóng lây nhiễm mới của COVID-19 và các biện pháp phong tỏa được tái triển khai cũng như các hạn chế khác. Những diễn biến này cùng với việc triển khai vắc-xin chậm, đặt ra rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng của Trung Á.

Thái Bình Dương sẽ tiếp tục có năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng giảm với mức 0,6% năm 2021, thấp hơn so với dự báo tăng trưởng 1,4% của ADO 2021. Sự giảm sút phản ánh những hạn chế nghiêm trọng do các biện pháp ngăn chặn lây lan COVID-19, đặc biệt là các hạn chế biên giới, tiếp tục tác động lên hoạt động kinh doanh và du lịch tại đảo Cook, Fiji, Palau, Samoa, Tonga và Vanuatu. Sản lượng khai thác mỏ và dầu khí yếu kém ở Papua New Guinea sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cả năm 2021, nhưng những cải thiện trong lĩnh vực này sẽ thúc đẩy GDP năm tiếp teo. Nền kinh tế của tiểu vùng dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2022 nhờ phạm vi tiêm chủng mở rộng hơn và việc tiếp tục mở cửa trở lại biên giới, qua đósẽ thúc đẩy hoạt động thương mại và du lịch tăng trở lại. Trên cơ sở đó, tăng trưởng GDP năm 2022 của Thái Bình Dương được điều chỉnh tăng lên 4,8% so với dự báo trước đó là 3,8%.

Theo SBV

Xem 928 lần

footer