TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị, dư địa chính sách tiền tệ đang hạn hẹp, khó nới lỏng hơn nên cần phải được chia lửa bởi các chính sách khác.
Theo dự đoán của các chuyên gia, nếu dịch kéo dài sẽ tác động đến hoạt động ngân hàng và kéo theo nợ xấu gia tăng…
Đã có 26 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý II với tổng lợi nhuận quý 2 gần 47.000 tỷ đồng; luỹ kế 6 tháng đạt gần 99.000 tỷ đồng. Trong đó các ngân hàng có quy mô nhỏ nổi lên với mức trăng trưởng lợi nhuận vượt trội được tính bằng lần so với cùng kỳ năm 2020.
Ngân hàng càng lớn, quy mô càng rộng, hạ tầng càng phức tạp thì yêu cầu đặt ra cho giải pháp eKYC của nhà cung cấp càng khắt khe, ngặt nghèo, với tiêu chí an toàn, ổn định hệ thống được đặt lên mức cao nhất. Trong khi đó, nhóm ngân hàng nhỏ lại xác định eKYC là yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh về mặt công nghệ và trải nghiệm khách hàng. Do đó, chỉ có những giải pháp được thiết kế theo nhu cầu hết sức cụ thể của từng ngân hàng...
Theo báo cáo công bố ngày 29/7 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thể chế tài chính này cần phải tăng cường các nguồn lực trong lúc tìm cách “giám sát, tư vấn và giúp quản trị quá trình chuyển đổi sâu rộng và phức tạp” sang tiền kỹ thuật số.
Trước những ảnh hưởng sâu sắc của dịch bệnh Covid-19, mới đây Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm trực tuyến "Giải pháp cấp bách về vốn: Giữ cánh hàng không Việt", với sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực hàng không, tài chính ngân hàng. Tiến sỹ Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng đã tham dự Tọa đàm.
Tác động của đại dịch Covid-19 đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó lĩnh vực ngân hàng là khá nặng nề. Để tránh việc lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 thì cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp tại những nơi đông người.
Tại Văn bản số 5197/VPCP-KTTH ngày 30/7/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính về sự cần thiết bổ sung các giải pháp tiếp theo để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu tác động của dịch COVID-19.
Đến 15/8/2022, Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) về thí điểm xử lý nợ xấu của Quốc hội sẽ hết hiệu lực. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo đề nghị xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng (TCTD) để đẩy nhanh hơn nữa tiến trình này, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.
Biên lãi ròng (Net Interest Margin-NIM, tỷ lệ thu nhập lãi thuần) của một số ngân hàng cho bức tranh cải thiện rõ, nhưng động lực cải thiện không từ giảm lãi suất mà từ cấu trúc tiền gửi thay đổi.