Thị trường bất động sản Trung Quốc đã "sa lầy" trong nợ nần trong vài năm qua. Những tai ương của thị trường bất động sản nước này được cho là vẫn còn hiện hữu, song Bắc Kinh khẳng định không có khủng hoảng.
Ngày 7/2, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố báo cáo cho biết, mức thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 12/2022 đã tăng 10,5% lên mức 67,4 tỷ USD. Trong khi đó, vào tháng 11/2022, thâm hụt thương mại của Mỹ đã giảm 21,1% xuống còn 61 tỷ USD.
Theo báo cáo kết quả khảo sát mua sắm thương mại điện tử xuyên biên giới của Tổ chức bưu chính quốc tế IPC vừa ban hành, 28% người tiêu dùng được hỏi mua sắm trực tuyến ít hơn vào năm 2022 so với năm 2021; Gần 50% số người được hỏi cho biết họ nghĩ rằng việc giao hàng miễn phí sẽ trở nên quan trọng hơn trong tương lai khi mua sắm trực tuyến; 53% số người được hỏi tiếp tục mua hàng từ Amazon, AliExpress và eBay…
Ngày 2/2, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã công bố chi tiết bản hướng dẫn cuối cùng đối với chính phủ các nước về cách thức đưa thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu vào các văn bản luật, theo đó tiến gần hơn tới việc thực hiện cải cách này vào năm 2024.
Tiếp sau động thái nâng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng đã tăng cả ba loại lãi suất chính thêm 0,5%, phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn,lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi đều tăng lần lượt ở mức 3%, 3.25% và 2.5%, có hiệu lực từ ngày 8/2.
Ngày 2/2/2023, CNBC trích dẫn tuyên bố chính thức của Ngân hàng Dự trữ Australia cho biết, đã quyết định thay đổi thiết kế cho tờ 5 AUD theo một thiết kế mới nhằm tôn vinh văn hóa và lịch sử của những người Australia bản địa.
Ngày 2/2, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,5%, lên mức 4%. Tuy nhiên, BoE cũng nhấn mạnh sẽ chỉ tăng lãi suất "nếu có bằng chứng về sức ép lạm phát kéo dài hơn dự báo".
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu được công bố ngày 10/1, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2023 xuống còn 1,7% thay vì mức 3,0% như dự báo trước đó hồi tháng 6/2022 và cho rằng toàn cầu đang rất gần với suy thoái.
Ngày 1/2, Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố số liệu sơ bộ cho thấy tỷ lệ lạm phát của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giảm trong tháng thứ 3 liên tiếp, xuống còn 8,5% trong tháng 1/2023.
Ngày 31/1, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh theo hướng tăng nhẹ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 do nhu cầu "phục hồi đáng ngạc nhiên" tại Mỹ và châu Âu, chi phí năng lượng giảm và nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi dỡ bỏ các hạn chế về COVID-19.