Ngày 21/02/2022, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) thuộc Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) đã công bố kết quả điều tra tình hình thực hiện các chuẩn mực Basel III đến cuối tháng 06/2021, dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ báo cáo tự nguyện vào bảo mật do các ngân hàng và cơ quan giám sát ngân hàng quốc gia cung cấp.
Tại báo cáo này, các chuyên gia đã tiến hành khảo sát tổng cộng 172 ngân hàng, bao gồm 110 ngân hàng quốc tế hàng đầu - ngân hàng nhóm 1 (G1) và 62 ngân hàng nhóm 2 (G2). Trong G1, có 30 ngân hàng chiến lược toàn cầu G-SIBs -ngân hàng có nguồn vốn cổ phần cấp 1 (CET1) đạt trên 3 tỷ EUR.
Trong sáu tháng đầu năm 2021, tỷ trọng vốn dựa trên rủi ro vẫn ổn định và tỷ lệ thanh khoản tiếp tục cải thiện, mặc dù đại dịch vẫn hoành hành, tỷ lệ đòn bẩy giảm nhẹ do một số giải pháp hỗ trợ không còn phát huy tác dụng.
Kết quả rà soát
Nguồn: BCBS tháng 02/2022. (1): Kết quả hiện hành có thể thay đổi nhẹ so với dữ liệu công bố vào cuối năm 2020; (2): Thuộc G1; (3): Sử dụng định nghĩa 2017 về LR; (4): Tỷ EUR.
So với báo cáo kết thúc vào cuối tháng 12/2020, tỷ lệ vốn cổ phần cấp 1 (CET1) theo khung khổ Basel III ban đầu có xu hướng đi ngang với 13,2% tại các ngân hàng nhóm 1 và giảm từ 16,3% xuống 16,2% tại các ngân hàng nhóm 2. Tại các ngân hàng nhóm 1, tỷ lệ vốn cổ phần cấp 1 tối thiểu (MRC cấp 1) theo yêu cầu tại khung khổ Basel III cuối cùng tiếp tục tăng từ tỷ trọng 2,9% vào cuối tháng 12/2020 lên 3,3% vào cuối tháng 6/2021, mức thiếu hụt vốn tổng thể theo khung khổ Basel III đầy đủ tiếp tục giảm từ 6,1 tỷ EUR vào cuối tháng 12/2020 xuống 2,3 tỷ EUR. Nếu chiểu theo yêu cầu ban đầu của Basel III về khả năng hấp thụ lỗ tổng thể (TLAC) tối thiểu áp dụng từ năm 2022, ba trong số 25 G-SIBs báo cáo tổng mức thiếu hụt lũy kế 24,2 tỷ EUR phần vốn này. Tại các ngân hàng nhóm 1, tỷ lệ thanh khoản an toàn (LCR) trung bình tăng từ 142,8% lên 143,8%; tỷ lệ quỹ bình ổn ròng (NSFR) tăng từ 123,0% lên 124,5%. Tương tự, NSFR tại các ngân hàng nhóm 2 cũng ghi nhận xu hướng tăng dần và LCR tăng tới 15%.
Tỷ trọng vốn theo khung khổ Basel III ban đầu ổn định trên mức trước đại dịch
Trong sáu tháng đầu năm 2021, tỷ trọng vốn theo khung khổ Basel III tại G1 giảm nhẹ (do tỷ lệ rủi ro gia quyền RWA tăng cao hơn), nhưng nhờ tăng cao trong sáu tháng cuối năm 2020, nên tỷ trọng vốn cấp 1 vẫn cao hơn so với trước đại dịch (cuối năm 2019). Hiện tại, tỷ lệ vốn cấp 1 tại các ngân hàng châu Âu cao hơn so với tại Mỹ và phần còn lại trên thế giới. Tuy nhiên, khi đối chiếu với dữ liệu bắt đầu từ năm 2011, mối quan hệ này được cho là đã đảo chiều trước năm 2014.
Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu theo yêu cầu (MRC) tăng cao so với cuối năm 2020
Đối chiếu với chuẩn mực Basel III cuối cùng, MRC tại G1 tăng từ 2,9% vào cuối năm 2020 lên 3,3% vào cuối tháng 6/2021. Kết quả tăng này bao gồm mức tăng 3,9% của các cấu phần rủi ro, dẫn dắt bởi đóng góp tích cực của sàn thu nhập (+2,0%), rủi ro thị trường (+1,7%) và CVA - giá trị tín dụng điều chỉnh theo khung khổ rủi ro (+0,8%), rủi ro nghiệp vụ theo yêu cầu (+0,1%) cũng như phần giảm trừ rủi ro tín dụng (-1,7%). Kết quả tăng này song hành với đà tăng 0,3% về tỷ lệ đòn bẩy theo yêu cầu. Tác động của MRC đối với các ngân hàng nhóm 1 có sự khác nhau giữa các khu vực, với mức mức tăng rất cao (18,0%) tại các ngân hàng châu Âu, tăng nhẹ (4,7%) tại Mỹ và giảm (-5,5%) tại phần còn lại trên thế giới. Đối với các ngân hàng nhóm 2, mức tăng tổng thể 8,4% về MRC cấp 1 được dẫn dắt bởi các biện pháp phòng tránh rủi ro (tăng 13,3%), chủ yếu là rủi ro tín dụng (+8,4%) và sàn thu nhập (+3,0%), bù đắp mức điều chỉnh giảm tỷ lệ đòn bẩy (-4,9%). Tương tự, MRC tại G2 cũng tăng trong sáu tháng đầu năm 2021.
Tỷ lệ đòn bẩy tại G-SIBs giảm, nhất là tại Mỹ nhờ kiềm chế được Covid-19
Đối chiếu với yêu cầu Basel III đầy đủ, tỷ lệ đòn bẩy cấp 1 tại G1, G-SIBs và G2 trong sáu tháng đầu năm 2021 lần lượt là 6,2%, 6,1% và 5,9%. Trong đó, tỷ lệ đòn bẩy tại G1 giảm so với giai đoạn trước đó, sâu nhất là 1,1% tại Mỹ, nhờ tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Tỷ lệ đòn bẩy tại các ngân hàng châu Âu vẫn ở mức thấp (5,3%), so với 5,9% tại Mỹ và 7,2% tại phần còn lại trên thế giới.
Tổng mức thiếu hụt vốn mục tiêu giảm so với cuối năm 2020
Về dữ liệu báo cáo này, G1 đăng ký tổng mức thiểu hụt vốn cổ phần thường lên đến 2,3 tỷ EUR, thấp hơn so với cuối năm 2020. Hiện tại, mức thiếu hụt vốn đang đứng ở mức thấp trong lịch sử, và các ngân hàng nhóm 1 này không thiếu vốn cổ phần cấp 1 (CET1) hay vốn cấp 1 bổ sung. Tình trạng phân bổ vốn cưỡng ép xung quanh thời kỳ Covid-19 tại một số quốc gia có thể đã đóng góp cho kết quả giảm mức thiếu hụt này. Tại các ngân hàng nhóm 2, tổng mức thiểu hụt vốn giảm xuống 1,4 tỷ EUR, một phần là do những thay đổi trong mẫu điều tra.
Trong sáu tháng đầu năm 2021, vốn cổ phần cấp 1 tại các G-SIB tăng 2,9%. Từ cuối tháng 6/2020 đến cuối tháng 6/2021, vốn cổ phần cấp 1 tại G1 tăng 120% từ 1.874 tỷ EUR lên 4.126 tỷ EUR. Từ cuối tháng 12/2020, CET1 tại các ngân hàng nhóm 1 tăng 114 tỷ EUR (tương đương 2,9%). So với năm 2011, CET1 tại phần còn lại trên thế giới tăng trên 2,8 lần, trong khi giảm 77% tại châu Âu và giảm 85% tại Mỹ. Về tổng thể, lợi nhuận sau thuế trong sáu tháng đầu năm 2021 của các ngân hàng nhóm 1 tăng kỷ lục (theo mẫu điều tra) với kết quả 265 tỷ EUR.
Lợi nhuận tăng kỷ lục, dẫn dắt bởi các ngân hàng Mỹ và châu Âu
So với sáu tháng cuối năm 2020, lợi nhuận hàng năm sau thuế của các ngân hàng nhóm 1 tại Mỹ và châu Âu tăng rất cao (lần lượt 72% và 173%). Trong năm trước đó, tỷ trọng thanh toán cổ tức tại các ngân hàng châu Âu tăng gấp đôi, nhưng giảm tới 50% tại các ngân hàng Mỹ.
So với sáu tháng cuối năm 2020, lợi nhuận hàng năm sau thuế của các ngân hàng nhóm 1 tại Mỹ và châu Âu tăng rất cao (lần lượt 72% và 173%). Trong năm trước đó, tỷ lệ thanh toán cổ tức tại các ngân hàng châu Âu tăng gấp đôi, nhưng giảm tới 50% tại các ngân hàng Mỹ. Phân theo loại tài sản, tỷ trọng MRC trong rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong giai đoạn tháng 6/2011 đến tháng 6/2021 tăng từ 30,6% lên 39,0%, trong khi tỷ trọng MRC trong rủi ro tín dụng đối với chứng khoán giảm từ 7,2% xuống 1,9%. Tỷ lệ thanh khoản bình quân tiếp tục cải thiện, nhưng một số ngân hàng tại Mỹ và phần còn lại trên thế giới tiếp tục sử dụng LCR dự trữ xung quanh thời kỳ Covid-19.
Tại các ngân hàng nhóm 1, LCR bình quân gia quyền tăng 1,0% từ 142,8% vào cuối tháng 12/2020 lên 143,8% vào cuối tháng 6/2021, trong khi tỷ trọng này tại G2 tăng 16,3% từ 208,3% lên 224,6%. Trong thời kỳ báo cáo hiện hành, 7 ngân hàng nhóm 1 có LCR dưới 100% và vì thế thuộc diện bị thiếu hụt tổng cộng tới 27,4 tỷ EUR. Vào thời điểm cuối tháng 6/2021, NSFR bình quân gia quyền tại các ngân hàng nhóm 1 là 125,4% và 129,6% tại các ngân hàng nhóm 2, so với tỷ lệ 123,0% và 125,7% vào cuối tháng 12/2020. Chỉ 1 ngân hàng nhóm 1 báo cáo NSFR dưới 100%, còn lại tất cả các ngân hàng trong mẫu điều tra đều đạt hoặc vượt 100%.
Tại mẫu điều tra, không phải tất cả các G1 đều tuân thủ 100% LCR yêu cầu tối thiểu (vào thời điểm cuối tháng 6/2021), dẫn đến kết quả thiếu hụt tổng thể 9,3 tỷ EUR. Tuy nhiên, LCR bình quân trong mẫu điều tra tăng lên 146,1% từ tỷ lệ 145,4% vào cuối tháng 12/2020.
Các ngân hàng nhóm 2 tiếp tục tăng mạnh LCR
Trong sáu tháng đầu năm 2021, NSFR của các ngân hàng nhóm 1 tăng đáng kể tại châu Âu và Mỹ, trong khi giảm tại phần còn lại trên thế giới. Tại các ngân hàng nhóm 2, mức thiếu hụt LCR là 0% kể từ tháng 6/2019, và LCR bình quân tăng 22% lên 228,5%. Tại các ngân hàng nhóm 2, mức thiếu hụt NSFR tổng thể trở lại bằng 0 sau khi thiếu 0,4 tỷ EUR vào cuối tháng 12/2020, với NSFR bình quân tăng 3,8% lên 130,0%.
Kể từ năm 2019, LCR bình quân gia quyền tại châu Âu và phần còn lại trên thế giới đạt trên 140%, khoảng 120% tại Mỹ. Trong khi Mỹ và châu Âu bắt đầu giảm LCRs bình quân so với phần còn lại trên thế giới, LCRs bình quân tại châu Âu và phần còn lại trên thế giới có xu hướng đồng quy dần dần từ khi đại dịch bùng phát. Tại thời điểm cuối tháng 6/2021, NSFR bình quân gia quyền tại các ngân hàng nhóm 1 đều vượt xa tỷ lệ 100%. Cụ thể là, tăng từ 119,7% vào cuối năm 2019 lên 121,2% tại châu Âu, tăng từ 125,0% vào cuối năm 2019 lên 135,1% tại Mỹ.
Theo SBV